CHƯƠNG 10: VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
10.1.1. Tập quán ăn uống của khu vực châu âu và châu mỹ
Ẩm thực phương Tây là một thuật ngữ tổng quát đề cập đến ẩm thực của châu Âu và các quốc phương Tây, bao gồm cả Nga và các nước Đông Âu, cũng như ẩm thực không bản địa của úc, châu mỹ, nam phi và châu đại dương, mà có ảnh hưởng đáng kể từ những người định cư châu âu ở các khu vực này. thuật ngữ được sử dụng để diễn tả sự trái ngược với phong cách ăn uống và nấu ăn của các nước châu á, thường gọi là ẩm thực phương đông.
Sự khác biệt trong ăn uống của người châu Âu so với người châu Á rõ nhất chính là khẩu phần ăn của người châu Âu thường nhiều hơn. Bên cạnh đó, do người phương Tây thường không dành quá nhiều thời gian cho việc nấu nướng nên thường có thói quen mua dự trữ lương thực cho cả một tuần. Do tính chất cuộc sống, công việc hối hả và bận rộn nên bữa ăn của người châu Âu cũng thường có thức ăn nhanh (fastfood).
Nếu cơm là món ăn chính của người châu Á thì thức ăn chủ yếu của người phương Tây là thịt, cá kèm với rau, đậu, bánh mì và bơ. Khẩu vị của họ cũng thường nhạt hơn so với người châu Á và có nhiều chất béo hơn. Khi chế biến, người châu Âu không sử dụng bột ngọt để làm gia vị.
Bữa ăn của người châu Âu thường có nhiều thịt, sữa, thịt hộp, khoai tây, bánh ngọt, đồ nướng... trong khi đó, người châu Á thường tiêu thụ nhiều rau củ, trái cây. Các món u thích trong khẩu phần ăn của người châu Âu là pizza, hamburger, khoai tây chiên, thịt nướng, cà phê... chủ yếu là những thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường.
Dao và nĩa là dụng cụ cơ bản để ăn. Ngược lại ở phương Đông, đồ ăn được cắt sẵn từ bếp và ăn bằng đũa. Dao được thay thế bằng thìa cho súp, trong khi dĩa đã được giới
120 thiệu muộn hơn trong thời kỳ cận đại, thế kỷ 16. Ngày nay, ăn bốc bằng tay là không chấp nhận được.
Trong lịch sử, ẩm thực châu Âu đã được phát triển trong hoàng tộc và cung điện. ẩm thực Tây phương nói chung là hiện thân của phong cách quý tộc, vương giả và luôn được coi là chuẩn mực của đẳng cấp hồng gia. Chính vì lẽ đó, đặc trưng của nền ẩm thực này là sự cầu kỳ, tỉ mỉ và địi hỏi người thưởng thức phải có những hiểu biết nhất định.
Bảng 3.1. Sự khác biệt giữa ẩm thực Phương Tây và Phương Đông
Tiêu chí so sánh
Phương Tây Phương Đơng
Thức ăn chính
Gồm thịt và nước sốt, bánh mì hoặc
bánh ngọt Một bữa ăn truyền thống sẽ bao gồm cơm – cá – rau
Thành phần kết
hợp và
gia vị
Luôn luôn kết hợp các thành phần nguyên liệu có hơi hướng mâu thuẫn và tránh ghép nối những thứ có hương vị tương tự
Bơ, sữa, trứng là những thành phần kết hợp được sử dụng nhiều nhất Ăn kèm theo nước sốt, mỗi món ăn sẽ có một loại nước sốt riêng biệt
Đa dạng trong sự kết hợp các thành phần nguyên liệu phổ biến, có sự tương đồng về vị
Hạt nêm, muối, đường, nước mắm,… là những gia vị được sử dụng nhiều nhất
Bữa ăn thường kèm theo nước chấm, có thể dùng chung cho tất cả món ăn
Quan niệm ẩm thực
“Quan niệm ẩm thực lý tính”: ít quan
tâm đến mùi vị, màu sắc, hình thức ra sao, chỉ chú trọng hàm lượng dinh dưỡng trong đó cung cấp cho một bữa ăn
“Quan niệm ẩm thực thẩm mỹ”: đánh
giá món ăn bằng màu sắc, hương vị, hình thức, bát đĩa, ưu tiên tính ngon miệng, ít quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng
Văn hóa ăn uống
Dùng dao-thìa-nĩa Ăn riêng theo từng phần
Tuân thủ những quy tắc về cách dùng dao-nĩa-thìa, khăn ăn, đồ uống,… Mỗi món ăn sẽ yêu cầu một bộ dụng cụ ăn khác nhau và đảm bảo phù hợp với món ăn đó
Dùng đũa là chủ yếu
Ăn chung theo mâm, tức là món ăn được đựng chung trong một tô/ âu/ nồi lớn, những người trong bàn sẽ dùng vá/ thìa để lấy thức ăn vào chén của mình
Một bộ dụng cụ gồm đơi đũa - thìa có thể được sử dụng cho tồn bộ bữa ăn (trừ món tráng miệng)
Hình
121
biện khi ăn
Đơn giản hóa các món ăn
có miếng vng, trịn,… ngồi ra, cịn kết hợp thêm nhiều nguyên liệu cho một món ăn
Đa dạng các món ăn trong các bữa tiệc, cúng, giỗ