Tập quán và khẩu vị trong ăn uống của người Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 9 VĂN HÓA ẨM THỰC CHÂ UÁ

9.5.2.3. Tập quán và khẩu vị trong ăn uống của người Nhật Bản

Văn hóa ẩm thực Nhật được biết đến với những món ăn truyền thống, và nghệ thuật trang trí ẩm thực độc đáo. Nhật cũng giống như các nước châu Á khác, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa, nên cơm được coi là thành phần chính trong bữa ăn của người Nhật. Ngoài ra cá và hải sản là nguồn cung cấp protein chủ yếu của họ. Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách và rất cầu kỳ trong chế biến thực phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn Nhật như các món ăn sống, hấp, luộc… “Tam ngũ” là quan niệm của người Nhật trong các món ăn, đó là “Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp có: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp.

Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây. Đồ ăn Nhật chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật. Các món ăn của Nhật nhằm giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên. Món ăn Nhật thiên về việc trình bày bắt mắt, tinh tế, đó là sự hòa trộn khéo

105 léo và tinh tế của màu sắc, hương vị cũng như tôn giáo truyền thống. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm. Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ thích bày biện món ăn bằng những bát, đĩa nhỏ xinh.

Rau: Rau chiếm tỉ lệ tiêu thụ lớn trong thực phẩm Nhật Bản. Hàng năm, mức tiêu

thụ rau trung bình của một người Nhật nhiều hơn dân chúng ở các nước công nghiệp: 105,2 ký so với Đức 95,5 ký, Anh 92,8 ký. Rau ở Nhật Bản cung cấp 47,4% tất cả lượng sinh tố A, 59,3% sinh tố C, 18,3% chất canxi, và 19,2% chất sắt. Tất cả tỉ lệ này đều cao hơn của Mỹ hay của Anh, cho thấy tầm quan trọng của rau về dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của người Nhật.

Cá: Với lợi thế về mặt địa lý, Nhật Bản đã được thiên nhiên ưu ái cho một nguồn tài

nguyên biển phong phú, nên từ xưa hải sản đã đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực Nhật bản. mức tiêu thụ hải sản bình quân hàng năm của Nhật đứng hàng thứ tư trên thế giới, tổng cộng khoảng 8,5 triệu tấn. Năm mặt hàng hải sản hàng đầu được nhập vào Nhật Bản la cá ngừ, tôm, cá hồi, cá tuyết và cua. Các đầu bếp Nhật Bản có rất nhiều cách để làm các món ăn bằng cá và các lồi sị ốc như món cá sống sashimi, chiên giòn như tempura và các món kho, nấu, nướng khác. Hải sản đã trở thành món ăn thường ngày của gia đình người Nhật.

Đặc điểm:

Văn hóa ẩm thực của Nhật vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc, tuy có sự du nhập một số món ăn, đồ uống của một nền văn hóa khác nhưng họ ln tỏ ra hài lịng ở mọi nơi, mọi lúc khi được ăn các món ăn Nhật và phục vụ theo kiểu Nhật.

Tư thế ăn: Họ quỳ hoặc ngồi bên những chiếc bàn thấp, phía dưới có hố lõm để chân.

Phịng ăn: Thích phịng ăn nhỏ, kín đảo riêng biệt cho từng bàn. Trước và sau khi ăn họ thường dùng khăn bơng hâm nóng để lau mặt trong phòng ăn bao giờ cũng trải các tấm Tatami để ngồi. Họ có thể bỏ hai chân xuống gầm bàn hoặc có thể quỳ trên tấm Tatami.

Tâm lý trong ăn uống: Người Nhật ưa sự trung thực và chính xác về giờ giấc. Họ thích sự nhiệt tình, gần gũi nhưng khơng suồng sã, thích nhanh chóng và rất kỵ số 4, do vậy mà trong thực đơn tránh số 4 và các món ăn khơng dừng lại ở số 4. Người Nhật thích các món ăn nhanh kiểu Mỹ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 52 - 53)