Quá trình tri giác

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 35 - 37)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.1.Quá trình tri giác

2.2. Các quá trình nhận thức

2.2.1.Quá trình tri giác

- Khái niệm: Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.

Bản chất của tri giác là sự nhận biết các thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng, từ đó liên kết các thuộc tính đó, đặt chúng trong mối quan hệ giữa khơng gian, thời gian, kích thước, mùi vị,…sau đó đưa ra những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng và kết quả là đem lại một hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tượng.

Trong tri giác của con người, sự nhận biết được thể hiện ở sự nhận dạng rồi phân loại dựa trên cơ sở của sự so sánh.

Tri giác là sự lựa chọn và cái được lựa chọn sẽ trở thành đối tượng của tri giác, khi đó đối tượng sẽ được phản ánh đầy đủ hơn, chi tiết hơn.

Các quan niệm lựa chọn: Có thể lựa chọn một cách có chủ định hoặc khơng chủ định; có thể lựa chọn theo nội dung hoặc lựa chọn theo nguồn thông tin. (Các hình thức lựa chọn diễn ra trong một quá trình, lựa chọn theo những quan niệm, những điều kiện khác nhau).

của tâm lý học nhận thức để làm rõ bản chất của tri giác.

Việc điều chỉnh hành động của tri giác được thể hiện như sau:

- Theo lý luận, hành động về tri giác coi việc tìm kiếm, tiếp nhận và xử lý thơng tin là điều kiện, tiền đề, phương tiện của hoạt động có kết quả của con người. Tâm lý học đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ này.

- Cơ sở của sự nhận biết và lựa chọn của tri giác chính là việc điều chỉnh, điều khiển, định hướng hành động của con người vào đối tượng xác định.

- Để nhận biết được bản chất của tri giác như trên thì các nhà tâm lý học đã tiến hành rất nhiều các nghiên cứu như:

+ Mô tả hiện tượng (chú ý vào nội dung tri giác)

+ Nghiên cứu tri giác ở góc độ mơ tả hành vi (hướng tri giác vào hành động, hành động tri giác được điều chỉnh bởi biểu tượng).

+ Nghiên cứu tri giác ở góc độ sinh lý học thần kinh (nghiên cứu tập trung hưng phấn ở trong não bộ, nhờ có sự “mơi giới” của các q trình hưng phấn, của các giác quan ở bên ngoài, để tiếp nhận các kích thích từ bên ngồi tác động vào con người).

+ Nghiên cứu tri giác bằng thực nghiệm; nghiên cứu thực nghiệm trên con người được tiến hành trên lĩnh vực Tâm - vật lý, nghiên cứu các quan hệ giữa các đặc tính cơ bản của các kích thích vật lý như cường độ, thời gian, độ dài,…sau đó tiếp tục nghiên cứu các cảm giác chủ quan đơn giản…dần dần nghiên cứu càng phức tạp như ảnh hưởng của mơi trường kích thích đến tri giác.

Đến những năm 50 của thế kỉ XX xuất hiện hướng nghiên cứu đi sâu vào năng lực tri giác như con đường một chiều từ cơ quan nhận cảm đến não, từ ngoại biên đến trung tâm, từ đó đã chỉ ra rằng các q trình tri giác ngoại biên cũng chịu tác động của kinh nghiệm và hứng thú.

Cuối cùng đã đi đến kết luận: Tri giác là cơ sở của hành vi, là cơ sở của sự thích ứng của con người.

Đặc biệt nhận thức của con ngƣời đƣợc tiến hành bằng hai con đƣờng khác biệt nhau, đó là xử lý từ trên xuống và xử lý từ dƣới lên:

Xử lý từ trên xuống: Nhận thức được hướng dẫn bởi kinh nghiệm, hiểu biết,

kỳ vọng, động cơ,…vỏ não tham gia tích cực về mặt sinh lý nhằm tái tạo vốn kinh nghiệm. Vai trò của xử lý từ trên xuống là giúp ta xử lý để nhận ra các đặc điểm của kích thích.

Xử lý từ dưới lên: Bao gồm việc nhận biết và xử lý các thông tin về các thành

phần cá biệt để cấu thành nên kích thích đó. Vai trị của xử lý từ dưới lên là giúp ta đem kinh nghiệm cũ của mình phục vụ cho nhận thức hiện tại.

Cả hai cách xử lý trên đều diễn ra đồng thời và có sự tác động lẫn nhau trong quá trình nhận thức, để giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật hiện tượng.

+ Ngoài việc tri giác các sự vật hiện tượng như trên cịn có tri giác con người bởi con người (mắt, mũi, miệng) khi đó sẽ có sự so sánh giữa biểu tượng được lưu giữ ở trong trí nhớ với biểu tượng gần nhất đang tác động.

Việc nghiên cứu tri giác còn được diễn ra trong lĩnh vực chuyên ngành như:

Tâm lí học phát triển đã nghiên cứu tri giác và nêu lên một số mốc phát triển tri giác qua những nhận định chung như: sự phát triển các khả năng tri giác đơn giản của trẻ sơ sinh; Từ 10 – 12 tuổi, tri giác của trẻ đã đạt đến trình độ tri giác của người trưởng thành; Sự phát triển của các giai đoạn nhận thức trong tri giác kế tiếp nhau qua đó thấy được sự phát triển của tri giác không tách rời sự phát triển của nhận thức.

Tâm lí học nhân cách nghiên cứu về tri giác thông qua các nhận định như: Quá trình tri giác diễn ra ở mỗi một con người là khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở các mặt sau:

● Khả năng hoạt động ở các giác quan ● Sự nhạy cảm đối với những ảo giác

● Tốc độ và sự chính xác của việc nhận biết đối tượng

● Khả năng đánh giá một đối tượng không phụ thuộc vào môi trường xung quanh.

● Xu hướng nhấn mạnh những sự khác nhau trong quá trình tri giác hoặc loại bỏ sự khác biệt.

Tâm lý học xã hội thường nghiên cứu tri giác với những vấn đề như sau: ● Tương tác xã hội và sự tri giác cá nhân, tri giác nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

● Sự hiểu biết, sự giao tiếp giữa các chủ thể như là một khía cạnh của tri giác ● Sự tri giác các sự vật hiện tượng ở trong hiện thực khách quan cũng như trong bản thân sự tương tác xã hội, đã tạo ra những nội dung tương tác xã hội.

● Sự hình thành thái độ xã hội và hoạt động xã hội dựa trên cơ sở những tri giác chung.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 35 - 37)