Biện pháp 3: Khai thác triệt để PPDH trực quan trong dạy học toán nhằm

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 90 - 95)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2.3.Biện pháp 3: Khai thác triệt để PPDH trực quan trong dạy học toán nhằm

4.2. Một số biện pháp sư phạm

4.2.3.Biện pháp 3: Khai thác triệt để PPDH trực quan trong dạy học toán nhằm

nhằm hỗ trợ nhận thức cho HS đầu cấp Tiểu học

4.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Đối với HS đầu cấp Tiểu học, việc nhận thức của các em cịn mang tính cụ thể ln gắn liền với các hình ảnh và biểu tượng cụ thể nên việc sử dụng phương pháp trực quan cần thiết. Nhờ phương pháp này, các biểu tượng hình học và số học sẽ được hình thành qua những hình ảnh, sự vật cụ thể và dễ dàng khắc sâu vào tâm trí của các em. Từ đó, các em được bổ sung thêm vốn hiểu biết thực tế cũng như phát triển được nhận thức, năng lực TD trừu tượng và trí tưởng tượng phong phú.

4.2.3.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Trực quan trong dạy học chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức. Bởi lẽ trực quan trong dạy học toán sẽ huy động tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của HS. Theo nghiên cứu về phương pháp lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức ở trẻ em cho ta nhận thấy: Nếu chỉ nghe thì chỉ lĩnh hội được 20% lượng thơng tin. Nếu chỉ nhìn thì chỉ lĩnh hội được 30% lượng thông tin. Nếu dùng phù hợp cả nghe, nhìn và hành động thì lượng thơng tin tiếp thu được sẽ là 70%. Vì vậy, có thể nói trong q trình dạy học cần đảm bảo được nguyên tắc dạy học trực

xanh

xanh

quan. Trực quan đóng một vai trò quan trọng trong dạy và học đối với HS đầu cấp Tiểu học. Điều này xuất phát từ TD trực quan hình tượng. Việc dạy học dựa trên trực quan được Cô – men - xki gọi đó là “Ngun tắc vàng của lí luận dạy học”. Ông chỉ ra rằng sự nhận biết luôn bắt đầu từ sự cảm nhận, bởi vì những gì có trong ý thức thì trước đó đều có trong cảm nhận. Trong hoạt động dạy và học, tính trực quan là rất cần thiết đối với đặc điểm tâm sinh lí của HS, HS sẽ dễ dàng tiếp nhận được lượng kiến thức một cách chính xác và dễ dàng nhất.

4.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện

Do đặc điểm nhận thức của HSTH (có tính trực giác, cụ thể) và do tính chất đặc thù của đối tượng tốn học (tính trừu tượng và khái qt cao) mà phương pháp trực quan có vai trị quan trọng trong q trình dạy học Tốn ở Tiểu học.

Với những hình ảnh trực quan (do đồ dùng biểu diễn mang lại) và lời giảng của GV, HS sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội kiến thức toán trừu tượng. Bản chất của phương pháp dạy học này là GV đã tác động vào TD HS Tiểu học theo đúng quy luật nhận thức “ Từ trực quan sinh động đến TD trừu tượng và từ TD trừu tượng đến thực tiễn”.

* Quy trình thực hiện phương pháp dạy học trực quan :

Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động trực tiếp trên các đồ dùng trực quan (hình vẽ, đồ vật, hiện tượng cụ thể…) HS tự làm việc, tự phát hiện (với sự hỗ trợ của GV), từ đó hình thành kiến thức mới (biểu tượng về số, hình thành các quy tắc tính, nhận biết kí hiệu tốn học,…)

Bước 2: Củng cố các kiến thức mới thu nhận được thông qua các bài tập vận dụng có gắn với hình ảnh trực quan.

Bước 3: Luyện tập củng cố kiến thức, kĩ năng thông qua các bài tập trên các đối tượng tốn học (số, hình học, sơ đồ, biểu bảng…) mà không kèm theo các hình ảnh trực quan. Lúc này HS đã có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng tốn học mà khơng phải dựa vào các hình ảnh trực quan ban đầu.

* Phương pháp dạy học trực quan cũng như các phương pháp khác không thể sử dụng tùy tiện mà khi sử dụng cần thòa mãn một số yêu cầu cơ bản sau:

Một là: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tốn ở Tiểu học khơng thể thiếu phương tiện (đồ dùng) dạy học. Các phương tiện (đồ dùng) dạy học phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của trẻ. Ở giai đoạn 1, các phương tiện chủ yếu là các đồ vật thật hoặc hình ảnh của đồ vật thật, gần gũi với cuộc sống của trẻ. Ở giai đoạn 2, các phương tiện trực quan thường ở dạng sơ đồ, mơ hình có tính chất tượng trưng, trừu tượng và khái quát hơn.

Các đồ dùng trực quan với mục đích chủ yếu là tạo chỗ dựa ban đầu cho hoạt động nhận thức của trẻ, vì vậy phương tiện (đồ dùng) cần phải tập trung bộc lộ rõ những dấu hiệu bản chất của mối quan hệ Toán học, giúp HS dễ thấy, dễ cảm nhận được các nội dung kiến thức toán học.

làm, dễ kiếm, phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế của GV và phụ huynh HS. Tránh dùng các phương tiện quá máy móc.

Đồ dùng (phương tiện) cần bảo đảm tính thẩm mỹ nhưng khơng q cầu kỳ về hình thức, và khơng q lòe loẹt về màu sắc, gây phân tán sự chú ý của học sinh vào những dấu hiệu không bản chất.

Hai là: Cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ phương tiện trực quan. Khi cần tạo điểm tựa trực quan để hình thành kiến thức mới thì dùng phương tiện, khi HS đã hình thành được kiến thức thì phải hạn chế bớt việc dùng các phương tiện, thậm chí cấm sử dụng phương tiện trực quan, giúp HS TD trừu tượng.

Ba là: Các phương tiện trực quan phải tang dần mức độ trừu tượng. Mức độ trừu tượng của phương tiện phụ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ. Đối với trẻ nhỏ (ở giai đoạn các lớp 1,2,3) thì các phương tiện mang tính cụ thể hơn. Các thao tác giả SGK mơn Tốn cũng đã thể hiện rõ u cầu này trong việc thể hiện nội dung các bài học và hướng dẫn cách giảng dạy.

Bốn là: Không quá đề cao và tuyệt đối hóa phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan có nhiều ưu điểm và có vai trị quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học, tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa phương pháp trực quan, dùng quá mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng, làm cho HS lệ thuộc vào phương tiện trực quan, TD máy móc, kém phát triển TD trừu tượng, vì vậy cần sử dụng linh hoạt, đúng mức phương pháp dạy học trực quan, trên cơ sở phối hợp hợp lý với các phương pháp dạy học khác.

Đặc biệt, đối với HS đầu cấp Tiểu học, các đồ dùng trong các tiết dạy thường sẽ là các que tính; các mơ hình bằng bìa, bằng nhựa; các chấm trịn hay các hình vẽ trên bảng, trên giấy; các vật thật có trong thực tế như: bút, thước (dạy đếm số, cộng trừ trong phạm vi 10…), một đoạn dây, đoạn chỉ (dạy vẽ đường thẳng…)… Với bất cứ đồ dùng nào, GV cũng cần cố gắng làm thật chuẩn, kích thước và màu sắc có thể khác nhau nhưng khơng q cầu kì để làm nổi bật các dáu hiệu bản chất của khái niệm. Điều quan trọng nhất là GV luôn động viên, hướng dẫn các em sử dụng bộ đồ dùng học Tốn để tự phát hiện, tìm tịi biểu tượng hình học và số học.

Ví dụ 4.8: Dạy bài: Hình vng – Hình trịn, GV sử dụng phương pháp trực quan

vào việc hình thành biểu tượng hình vng như sau:

- GV gắn các tấm bìa hình vng có màu sắc và các kích thước khác nhau lên bảng yêu cầu HS quan sát.

- GV giới thiệu tên gọi “Đây là hình vng” và u cầu HS nhắc lại tên gọi đó. - GV xoay hình vng ở các vị trí khác nhau cho HS nhắc tên hình vng.

- GV u cầu HS lấy đúng hình vng trong bộ đồ dùng học Tốn lớp 1 và giơ lên. Nếu em nào lấy sai, GV nên cho các em khác phát hiện và nhận xét những hình mẫu có màu sắc, kích thước khác nhau nhằm khắc sâu biểu tượng hình học vừa học.

- GV cho HS tìm trong thực tế các đồ vật có dạng hình vng.

* Hướng dẫn: GV vẽ hình lên bảng cho HS quan sát → Cho HS đánh số vào cá hình tam giác đơn lẻ: 1,2.

- GV dùng phấn màu tơ vào hình tam giác 1 và 2 → Từ đó ta có tam giác thứ 3. Vậy hình trên có 3 hình tam giác (GV có thể mơ tả bằng cách cắt giấy,

ghép hình cho HS quan sát rõ hơn).

Với các bài sắp xếp hình theo mẫu, tơi ln nhắc các em tìm ra quy luật rồi mới xếp. Việc rèn luyện thường xuyên như vậy đã giúp các em được củng cố và khắc sâu thêm từng biểu tượng hình học và khơng bị nhầm lẫn giữa các biểu tượng đã học.

* Để HS được thực hành, vận dụng kiến thức phụ hợp với đối tượng HS khá giỏi bằng phương pháp dạy học trực quan ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, GV cần đưa thêm vào các tiết hướng dẫn học một số bài tập trực quan như sau:

1. Tơ màu hình tam giác:

2. Tơ màu hình vng:

3. Dùng thước thẳng và nối để được 6 đoạn thẳng:

a. b. 1 2 C B Q A P N M

4. Hình vẽ bên: - Có …. đoạn thẳng. - Có …. hình tam giác. - Có …. hình vng.

5. a. Hãy chuyển vị trí của 1 que diêm để ngơi nhà quay mặt về hướng khác Đáp án:

b. Dùng 8 que diêm xếp tạo dáng một con bướm, một con cá cảnh đang bơi: Đáp án:

6. Bạn An đã xếp 10 que diêm để được 3 hình vng như (hình B) a. Em hãy chuyển chỗ 2 que diêm ở

hình B để cịn được 2 hình vng?

b. Em hãy xếp thêm 2 que diêm nữa vào hình B để được 5 hình vng?

7. Em có thể cắt miếng bìa hình vng (hình

vẽ bên) thành 4 hình tam giác bằng nhau được khơng?

8. Trong hình tam giác bên: - Có …. điểm.

- Có ….đoạn thẳng.

- Vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được 3 hình tam giác.

Hình B

A

C B

* Việc thêm một số bài tập yếu tố hình học trong các tiếu hướng dẫn học như vậy giúp các em củng cố khắc sâu biểu tượng hình học, rèn luyện trí tưởng tượng hình học không gian.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 90 - 95)