Lý thuyết hình thành nhận thức ở trẻ em

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 42 - 51)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3.1.Lý thuyết hình thành nhận thức ở trẻ em

2.3. Hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học

2.3.1.Lý thuyết hình thành nhận thức ở trẻ em

Jean Piaget sinh ngày 9 - 8 - 1896 ở Neuchatel, Thụy Sĩ. Từ năm 1929 – 1945, ông đã kinh qua nhiều chức vụ hàn lâm và hành chính ở Đại học Neuchatel cũng như nhiều địa vị khác như là Chủ tịch Uỷ ban UNESCO của Thụy Sĩ. Nghe nói về các cơng trình của Piaget, A. Einstein động viên ông nghiên cứu về các khái niệm thời gian, tốc độ và vận động. Từ đó, đã ra 2 cuốn sách đầy khiêu khích: Khái niệm của trẻ về thời gian và Khái niệm của trẻ về vận động và vận tốc (1946). Từ năm 1940 – 1950: được đánh dấu bằng một loạt các vấn đề về những dạng khác nhau của phát triển tâm trí giáo dục, lịch sử của TD, lôgic và lý thuyết về nhận thức. Ơng có các chức danh: Giáo sư tâm lý các trường ĐH Geneve và Sorbone. Giám đốc Viện Khoa học Giáo dục và Giám đốc Phòng Quốc tế Giáo dục. Năm 1969, Hội Tâm lý Mỹ tặng Piaget giải thưởng "Đóng góp xuất sắc cho khoa học" do tầm nhìn cách mạng đối với bản chất về kiến thức con người và trí thơng minh sinh học. Piaget là người Châu Âu đầu tiên nhận được nhận giải thưởng cao quý đó. Piaget tiếp tục câu đố về TD trẻ cho tới khi ông mất ngày 16-9-1980 ở tuổi 84. Trong cuộc đời mình, ơng đã viết 40 cuốn sách, khoảng 100 bài viết về tâm lý trẻ em [43].

Trong các nghiên cứu của mình, Piaget cho rằng, trẻ em, sinh ra với hàng loạt các phản xạ, và thừa kế những cách tương tác với môi trường. Những cách tương tác đó dựa vào xu hướng suy nghĩ được tổ chức và thích nghi với mơi trưịng đó. Q trình nhận thức của trẻ được chia thành các giai đoạn:

 Thời kỳ giác động (Khoảng từ khi sinh đến 2 tuổi)

Theo Piaget, con người bắt đầu cuộc sống với một loạt các phản xạ, và thừa kế những cách tương tác với mơi trường. Những cách kế thừa tương tác đó dựa vào xu hướng suy nghĩ được tổ chức và thích nghi của mơi trường đó.

Bây giờ, chúng ta vạch ra việc xây dựng mơ hình thế giới ở trẻ bé tí, bằng các hệ cảm giác (tri giác) và vận động (vận động cơ thể) - Em bé tiến lên, qua 6 giai đoạn để xây dựng hệ thống giác động của TD.

- Giai đoạn 1: Biến đổi của những phản xạ

Một sơ sinh là một búi phản xạ được buộc vào những trả lời gây ra do kích thích. Nếu sờ tay vào miệng đứa trẻ sơ sinh, nó mút tay ngay, hay đặt một ngón tay vào bàn tay nó, nó liền nắm chặt lấy ngay. Do những phản xạ đó được hoạt hố một số lần, dần dần chúng được biến đổi đi để khớp với những đòi hỏi của những hoàn cảnh hơi khác đi. Chẳng hạn vào những dịp khác nhau, miệng trẻ sẽ tìm đầu vú từ những góc độ khác nhau.

Dần dà, khi trẻ tiếp xúc nhiều hơn với đồ vật, số lượng và các thể loại đồ vật tác động có lợi cho phản xạ, các thể loại "mút" được tăng lên, bao gồm từ núm vú đến vải

đệm và then gỗ của cái nôi trẻ nằm… Đồng thời với việc mở rộng hành vi mút bao gồm nhiều đồ vật, nó cũng gia tăng sự phân biệt giữa các đồ vật đó. Một trẻ đang đói khơng bao giờ nhầm cái đầu vú với ngón tay. Theo nghĩa đó, nó đã "nhận ra" đồ vật.

Tóm lại, trong giai đoạn này, trẻ tăng cường khái quát hoá và phân biệt hoá những hành vi ban đầu là những phản xạ. Do đó sơ cấu - mơ hình hành vi có tổ chức - tiếp tục được tăng cường, khái quát hoá và phân biệt hoá trong thời kỳ này. Trẻ xây dựng một thế giới của những vật thể để mút, bám víu, nhìn, nghe thấy...Các sơ cấu nguyên thuỷ của giai đoạn này là những bước nhỏ có ý nghĩa trong sự kiến tạo đó.

- Giai đoạn 2: Phản ứng vòng tròn cấp 1 (Từ 1 đến 4 tháng)

Các hành vi ở giai đoạn 1 được gọi là sơ cấu chỉ với ý nghĩa rất hẹp vì có ít biến đổi của các phản xạ. ở giai đoạn 2, các sơ cấu phát triển và mở rộng nhanh chóng và xuất hiện các phản ứng vòng tròn. Một phản ứng vòng tròn là một hành vi được lặp đi lặp lại và khi đó nó thành vịng trịn. Khi trẻ phát hiện được kết quả thú vị từ một hành vi nào đó, và muốn thử lại để được kết quả đó, khi đó, một "thói quen" được hình thành. Những phản ứng vịng trịn sơ cấp hay cấp 2 đó bao gồm các trả lời - hậu quả tập trung trên cơ thể của trẻ hơn là đồ vật của thế giới bên ngoài.

Thành cơng trong phản ứng vịng trịn kèm theo cảm giác thích thú. Một đứa trẻ chơi với tiếng nói của nó, khơng phải vì âm thanh, mà vì thích thú chức năng (mình nói được).

- Giai đoạn 3: Phản ứng vòng tròn cấp 2 (Khoảng từ 4 đến 8 tháng).

Trẻ tiếp tục mở rộng thế giới của nó chủ yếu bằng chuyển từ phản ứng vòng tròn (PƯVT) 1 sang PƯVT 2. Nếu PƯVT 1 là tập trung vào cơ thể thì PƯVT 2 hướng về thế giới bên ngoài. Em bé may mắn làm được một kết quả: lắc cái xúc xắc, có tiếng động, đập một quả bóng, quả bóng lăn... nó lặp đi lặp lại động tác để duy trì và giải trí với động tác. Đơi khi, các q trình đó mang lại kết quả như mong đợi, đơi khi khơng.

Trong giai đoạn này, trẻ hồn tất vài sự phối hợp đơn giản giữa các sơ cấu. Phối hợp mắt với tay (nhìn và nắm) đặc biệt có ích để phát triển PƯVT. Sự phối hợp các sơ cấu nhìn, bám, bú, nghe... tiếp tục trong thời kỳ giác động. Bằng cách đó, cấu trúc nhận thức gia tăng sự phối hợp và tổ chức.

- Giai đoạn 4: Phối hợp các sơ cấu (Khoảng từ 8 đến 12 tháng)

Ở giai đoạn này, trẻ có thể phối hợp các sơ cấu theo các kiểu phức tạp. Đặc biệt thấy xuất hiện kế hoạch và ý đồ. Hành vi mới này do một hành vi bằng công cụ và hành vi có mục đích làm nên. Đứa trẻ biết nó muốn gì và biết sử dụng các kỹ năng của nó để hồn tất ý đồ. Nó đã phân biệt được giữa phương tiện và mục đích cuối cùng. Ở giai đoạn 3, trẻ phát hiện ra kết quả hay một cách ngẫu nhiên; chỉ về sau mới thử hoàn tất lại kết quả.

Giả sử bạn đặt tay trước một bao diêm hấp dẫn. Ở giai đoạn 3, đứa trẻ áp dụng sơ cấu quen thuộc quơ tay bám víu về phía bao diêm; ở giai đoạn 4, nó gạt tay bạn ra (công cụ, phương tiện) và nắm lấy bao diêm (mục đích). Em bé đã loại bỏ một rào chắn để hoàn thành một mục tiêu.

Một kết quả khác của việc phân biệt được phương tiện và mục đích là dự đốn sự kiện.

Vào 9 tháng, nó thích nước trong một một cái cốc, chứ khơng thích súp trong một cái bát.

- Giai đoạn 5: Phản ứng vòng tròn cấp 3 (Khoảng từ 12 đến 18 tháng)

Ở giai đoạn này, mơi trường là phịng thí nghiệm của trẻ. Nó thăm dị tiềm năng mọi đồ vật. Qua những hoạt động tiến hành với đồ vật, nó thấy được những phương tiện mới từ phương tiện và mục đích của giai đoạn trước.

- Giai đoạn 6: Sáng tạo những phương tiện mới bằng những phối kết hợp tâm trí. Giai đoạn này khép lại TD giác động và mở màn cho TD tiền thao tác. TD bắt đầu đi vào bí mật. Việc thăm dị các đồ vật bên ngồi mở đường cho thăm dị tâm trí bên trong. Việc này có thể thực hiện được là vì trẻ có thể sử dụng các biểu tượng tâm trí để biểu tượng các sự vật và sự kiện.

 Thời kỳ tiền thao tác (khoảng từ 2 đến 7 tuổi)

Những thành công ở thời kỳ giác động đã mở đường cho thời kỳ sắp tới. Những gì trẻ kết thúc ở lĩnh vực hoạt động với thế giới nay được phát triển trong lĩnh vực hoạt động của biểu tượng tâm trí. Trẻ chuyển các khái niệm về vật thể, quan hệ nhân quả, không gian và thời gian sang một lĩnh vực trung gian (của biểu tượng tâm trí) và một cấu trúc có tổ chức cao hơn.

- Chức năng ký hiệu

Sự xuất hiện của biểu tượng tâm trí ở giai đoạn 6 của thời kỳ giác động bắc cầu cho thời kỳ tiền thao tác. Các biểu tượng tâm trí có được nhờ chức năng ký hiệu hay khả năng dùng một vật hay sự kiện thay cho một cái khác. Các từ cử chỉ, đồ vật, hình ảnh tâm trí có thể được dùng làm hiệu, cái biểu đạt. Một trẻ lên 4 có thể dùng từ "máy bay" bàn tay bắt chước chim bay một hình ảnh tâm trí của máy bay, hoặc một cái máy bay đồ chơi thay vì máy bay thật.

TD biểu tượng có một số đặc điểm hơn TD giác động. Nó nhanh hơn và linh hoạt hơn. Nó có thể tham gia với quá khứ, hiện tại và tương lai trên một diện rộng, có thể phối kết hợp các phần để tạo thành những ý niệm khơng liên quan gì đến thực tế (thí dụ, những quái vật kỳ lạ và kinh sợ trong đêm tối). Sự phát triển của tự duy biểu tượng làm nó có thể sử dụng từ cũng như các ký hiệu khác. Như vậy, TD vừa là trước ngôn ngữ, vừa rộng hơn ngôn ngữ. Ngôn ngữ trước hết là cách để biểu lộ TD. Trong q trình phát triển, TD đến trước ngơn ngữ. Thí dụ dạy một trẻ sử dụng các từ "hơn", lớn hơn", khơng dạy cho nó về số lượng ẩn dụ trong những phát ngơn đó.

Tuy TD khơng phụ thuộc vào ngôn ngữ, ngôn ngữ giúp cho nhận thức phát triển. Ngôn ngữ hướng sự chú ý của trẻ vào những đồ vật mới và những quan hệ với môi trường, đưa nó xâm nhập vào những cách nhìn đối lập. Ngơn ngữ là một trong nhiều cơng cụ có giá trị với hệ nhận thức.

Đặc điểm của thời kỳ:

là đặc điểm của thời kỳ tíêp theo, thời kỳ thao tác cụ thể.

Những đặc điểm chính của thời kỳ tiền thao tác là: duy kỷ, TD cứng nhắc, suy luận bán logic và nhận thức xã hội hạn chế.

+ Tính duy kỷ

Duy kỷ khơng qui chiếu vào tính ích kỷ hay ngạo mạn. Từ đó, đúng hơn, liên quan đến sự phân biệt hố khơng đầy đủ của cái tôi với những người khác và thế giới, đến xu thế tri giác, hiểu và giải thích thế giới dưới dạng của bản thân. Trẻ khơng thể có quan điểm tri giác và khái quát của một người khác. Duy kỷ gây khó khăn cho việc đóng vai trị và có quan điểm của người khác.

Do trẻ khơng dễ dàng đóng vai trị của người khác, nó ít cố gắng sửa lời nói cho thích hợp với nhu cầu người nghe. Trẻ không cảm thấy muốn tác động lên người nghe cũng như nói với người đó một điều gì.

+ TD cứng nhắc

Đặc điểm của TD tiền thao tác là tưu duy như đóng băng. Trẻ có xu hướng tập trung vào nét nổi bật của vật thể hoặc sự vật và không biết tới các nét khác. Hai cốc giống nhau cùng đựng những mức nước bằng nhau, nếu đem đổ chất nước của một cốc vào một đồ đựng cao hơn, nhỏ hơn, trẻ tập trung vào độ cao của nước trong khi không biết gì đến bề ngang. Nó sẽ kết luận sai là có nhiều nước hơn vì mức nước cao hơn.

Chúng ta cũng thấy sự cứng nhắc của TD trong xu hướng tập trung vào những tình trạng hơn là biến đổi liên kết các tình trạng đó. Đứng trước bài tốn liên quan đến số lượng nước trong cốc, đứa trẻ nghĩ đến cái "trước", cái "sau", không biết tới quá trình biến đổi từ A đến B khi nước được đổ từ cái đựng này sang cái đựng kia. TD cứng nhắc là do thiếu sự phản hồi. Trẻ khơng thể, trong trí óc đảo ngược được chất nước đã đổ ra về cái đựng ban đầu. Khả năng nhập tâm hành động cịn chưa đầy đủ vì khơng hai chiều.

Về cuối thời kỳ tiền thao tác, ta mục kích sự tan băng lớn, khi trẻ phần nào sửa được xu hướng TD trên. Ta thấy 3 sự hồn thiện tích cực của thời kỳ tiền thao tác: chức năng, điều tiết, và bản sắc.

Một chức năng là khái nịêm về đồng "biến" đổi giữa các yếu tố, thí dụ khi càng kéo cái màn che, thì cái màn càng mở rộng ra hay khi kéo sợi dây trên cái pu li, có sự tăng chiều dài trên một đoạn dây trong khi đoạn kia lại giảm đi về chiều dài. Tuy nhiên, trẻ chưa thể làm rõ bản chất của mối quan hệ.

Một điều tiết là một hoạt động tâm trí đã bị mất đi một phần sự tập trung. Tiếp tục sử dụng thí nghiệm với lượng nước, thấy trẻ chuyển đổi giữa chiều cao và bề rộng của nước để cho nhận xét về lượng nước. Một cốc nước đựng nhiều nước hơn một cốc khác vì có một mức nước cao hơn, hoặc có thể chứa ít nước hơn vì kích thước nhỏ hẹp hơn.

Thành tựu thứ ba, bản sắc là một khái niệm về một vật có thể thay đổi vẻ bên ngồi, khơng thay đổi bản chất của nó, hoặc bản sắc của nó. Nước trơng có vẻ khác đi, khi đổ từ cốc này sang cốc khác, nhưng vẫn là một thứ nước. Đeo một cái mặt nạ vào không biến đổi một người thành phù thuỷ như trẻ bé hơn vẫn lầm tưởng - TD trở nên

bớt cứng nhắc vì một khái niệm vẫn được duy trì tuy bị biến đổi trên bề mặt. + Suy luận bán lơgic

Trẻ cố giải thích những sự vật bí ẩn tự nhiên hằng ngày, dưới danh nghĩa hành vi con người. Ví dụ, mặt trời, cũng như con người, được tạo nên do hành động của con người và gắn với hoạt động của con người.

Các ý nghĩa hay kết nối với nhau một cách lỏng lẻo hơn là với một quan hệ lô gic. + Nhận thức hạn chế về xã hội

Một trẻ tiền thao tác đánh giá một hành vi sai trái tuỳ thuộc vào các biến tố bên ngoài như là thiệt hại gây nên là bao nhiêu, hoặc là hành vi bị trừng phạt. Nó khơng biết tới những biến tố bên trong như là ý đồ của con người. Chẳng hạn, một cậu bé đánh vỡ 15 cái chén khi giúp mẹ dọn bàn được coi như là có lỗi hơn là một cậu bé chỉ đánh vỡ một cái chén trong khi định ăn cắp bánh bính qui để trên giá.

Thời kỳ thao tác cụ thể (khoảng từ 7 đến 11 tuổi)

Điều tiết, chức năng và bản sắc, trong khi trở thành đẩy đủ hơn, phân hố, có lượng và ổn định sẽ trở thành thao tác.

Một thao tác là một hành động đã nhập tâm một phần của cấu trúc có tổ chức. Các biểu tượng của trẻ khơng cịn cơ lập hoặc xếp cạnh nhau một cách đơn thuần như trong thời tiền thao tác. Chúng được đưa vào cuộc sống.

Có thể thấy cơng trình của Piaget về sự bảo tồn:

Đứa trẻ thấy có hai chiếc cốc đều có nước đầy bằng nhau và cho là chúng có một lượng nước như nhau. Trong khi trẻ theo dõi thì một cốc nước được đổ vào cốc kia có kích thước khác hoặc vào nhiều cốc nhỏ. Một trẻ không bảo tồn cho là lượng nước đã thay đổi, thơng thường vì mức nước đã thay đổi. Mực nước lên cao trong một cái chứa cao hơn, hẹp hơn. Trẻ kết luận là lượng nước đã tăng.

Trái lại, một trẻ "bảo tồn" thì tin rằng lượng nước khơng thay đổi. Nó hình dung được lượng nước vẫn thế tuy có những thay đổi bề ngồi. Piaget địi hỏi trẻ phải giải thích trước khi kết luận.

"Bảo tồn" là một khái niệm quan trọng vì cung cấp cho thế giới vật thể một phần sự ổn định. Nó phát hiện ra sự hiện hữu hoặc vắng mặt của các thao tác tâm trí. Một trẻ khơng thể bảo tồn trừ khi có một số thao tác tâm trí sau:

"Nếu đổ nước lại vào cái chứa cũ, lượng nước có như thế khơng (phản hồi) "Nước dâng lên cao hơn, nhưng cái chứa (cốc) hẹp hơn (bù trừ)

"Không thêm nước vào hoặc không đổ nước đi (cộng trừ)

Trẻ tiền thao tác, thiếu vắng các thao tác đó, tập trung vào các tình trạng của

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 42 - 51)