Biện pháp 4: Tập dượt cho HS lĩnh hội ngơn ngữ tốn học nhằm hỗ trợ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 95 - 97)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2.4.Biện pháp 4: Tập dượt cho HS lĩnh hội ngơn ngữ tốn học nhằm hỗ trợ

4.2. Một số biện pháp sư phạm

4.2.4.Biện pháp 4: Tập dượt cho HS lĩnh hội ngơn ngữ tốn học nhằm hỗ trợ

nhận thức cho HS đầu cấp Tiểu học

4.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp HS lĩnh hội và viết đúng các kí hiệu tốn học; biết liên kết các kí hiệu tốn học một cách chính xác. Hạn chế lỗi sai về cú pháp khi giải quyết các vấn đề toán học. Hiểu nội dung tốn học thơng qua việc sử dụng hiệu quả NNTH, góp phần nâng cao hoạt động nhận thức và phát triển TD trừu tượng.

4.2.4.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Ngơn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Do đó có thể khẳng định NNTH ảnh hưởng đến nhận thức, TD và kết quả học tập mơn Tốn của HS. NNTH là công cụ để HS suy nghĩ và giải quyết vấn đề toán học và là phương tiện giao tiếp tri thức tốn học trong dạy học mơn Tốn. HS có kết quả học tập tốt nhờ sự hiểu biết về NNTH. Vì vậy việc hình thành vốn tri thức NNTH cho HS rất cần thiết và quan trọng.

4.2.4.3. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

Trong dạy học mơn Tốn nếu chỉ hiểu ngữ nghĩa của kí hiệu, thuật ngữ trong NNTH thì việc giải quyết được các vấn đề tốn học bị hạn chế. Bởi vì cả hai mặt ngữ nghĩa và cú pháp của NNTH thể hiện mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tốn học. Nếu chỉ chú trọng đến mặt ngữ nghĩa thì HS sẽ khơng học được cách sử dụng các cơng cụ hình thức của tốn học, khả năng TD trừu tượng bị hạn chế; nếu chú trọng đến mặt cú pháp thì kiến thức tốn học của HS chỉ mang tính hình thức, HS khơng vận dụng được vào thực tế [27, tr. 96]. Do đó biện pháp đề cập đến vấn đề hình thành cú pháp của NNTH nhằm giúp HS sử dụng chính xác NNTH trong giải quyết vấn đề.

Để tổ chức cho HS lĩnh hội cú pháp của NNTH thì GV có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Hình thành kí hiệu tốn học

Trong học tập HS chủ yếu làm việc với các kí hiệu khi giải quyết vấn đề tốn học. Trong NNTH một kí hiệu có khi được diễn đạt bằng một từ hoặc cụm từ. Nếu HS áp dụng quy tắc, cách viết như trong ngơn ngữ thì sẽ khơng nắm được cách viết kí hiệu tốn học. Để hình thành kí hiệu tốn học, GV giới thiệu chi tiết cách viết cho HS. GV có thể chuẩn bị bảng phụ có ghi cách viết đúng, cách viết khơng đúng để HS nhận biết, giúp khắc sâu hơn hình ảnh về kí hiệu vừa hình thành.

Sau khi HS đã lĩnh hội đựợc cách viết kí hiệu tốn học, GV cho HS được thực hành cách viết vào bảng con, vào vở. GV tổ chức cho HS giải quyết các vấn đề tốn học có sử dụng kí hiệu vừa hình thành và các kí hiệu đã học. Từ đó giúp HS thấy được mối liên hệ giữa kí hiệu vừa hình thành với các kí hiệu đã học, biết cách sử dụng kí hiệu trong học tập.

Các kí hiệu tốn học đơn lẻ được liên kết theo những quy tắc nhất định của NNTH, tuy nhiên những quy tắc về cách liên kết này khơng được phát biểu thành lời mà hồn toàn HS phải hiểu được thơng qua cách viết các ví dụ. Ở bước này GV cần giúp HS biết liên kết các kí hiệu tốn học theo đúng cú pháp của NNTH.

Chẳng hạn, ở các lớp đầu cấp tiểu học, HS được làm quen với bốn phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia) số tự nhiên. Ngay từ những bài đầu tiên khi hình thành cho HS cách viết các phép tính cộng (lớp 1) GV giới thiệu một cách chi tiết, cẩn thận về vị trí, trật tự các số, dấu phép tính, dấu bằng trong phép tốn. Khi lĩnh hội cách viết các phép toán, HS nhận biết được dấu phép tính ln ở giữa hai số, dấu bằng được đặt trước kết quả của phép tính. GV đưa ra cách viết đúng, cách viết sai để HS nhận biết và sửa lại cho đúng. Qua đó HS nhận thấy được cách viết phép toán là sự liên kết của các kí hiệu tốn học và tuân thủ theo quy tắc cú pháp của NNTH. Đặc biệt khi hướng dẫn HS đặt tính theo cột dọc GV lưu ý về cách viết và yêu cầu HS vừa thực hành vừa trình bày cách đặt tính.

Bước 3: Thực hành sử dụng cú pháp của NNTH

Ngồi việc liên kết các kí hiệu tốn học theo đúng cú pháp của NNTH thì GV cần giúp HS biết liên kết các kí hiệu tốn học để được thơng báo tốn học có nghĩa. Khi thực hành sử dụng cú pháp của NNTH nên gắn với những tình huống tốn học cụ thể để HS sử dụng linh hoạt và viết đúng cú pháp của NNTH. Trong khi thực hành sử dụng GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hồn thành phiếu học tập với mục đích giúp HS hiểu, nắm chắc cách viết trong NNTH, sử dụng linh hoạt vào giải quyết các vấn đề toán học.

Những lưu ý khi thực hiện biện pháp

GV cần quan tâm đến từng cá nhân HS, kịp thời sửa chữa, uốn nắn những HS viết sai kí hiệu tốn học, cú pháp của NNTH.

Trong thực hành, GV cần phát huy hiệu quả đồ dùng học tập của HS như bảng con, giấy nháp để cho HS thực hành viết. Qua đó GV nắm được tình hình lĩnh hội cách viết NNTH của HS.

Học tập thông qua sai lầm giúp HS phát hiện ra được cách viết sai, biết cách sửa lại cho bạn, cho bản thân mình, giúp khắc sâu hơn kiến thức, góp phần phát triển ngơn ngữ và TD. Do đó GV cần cho HS nhận biết cách viết đúng, cách viết sai và yêu cầu HS sửa lại cho đúng.

Khi dạy HS cách viết đơn vị đo chiều dài, khối lượng cần chú ý cho HS không viết hoa, không viết lên cao, không đặt dấu chấm ngay sau khi kí hiệu về đơn vị (trừ dấu chấm câu).

Ví dụ minh họa

Ví dụ 4.10: Tổ chức cho HS lĩnh hội và sử dụng kí hiệu “<”khi dạy bài “Bé hơn.

Dấu <” (Toán 1, trang 17).

Bước 1: Hình thành cách viết dấu <

GV giới thiệu cách viết dấu bé hơn (<) một cách cẩn thận, chi tiết cho HS. Tổ chức cho HS thực hành viết dấu <.

Bước 2: Liên kết các kí hiệu tốn học

GV giới thiệu cách viết đúng cú pháp của NNTH: Dấu < luôn ở giữa hai số. GV giới thiệu cách liên kết các kí hiệu tốn học để đƣợc thơng báo tốn học có nghĩa: (số bé) (dấu <) (số lớn). Chẳng hạn 1 bé hơn 2, viết 1 < 2.

Bước 3: Thực hành sử dụng cú pháp của NNTH

GV tổ chức cho HS sử dụng bộ đồ dùng học toán. GV đƣa ra phát biểu và HS thực hiện chọn, sắp xếp sao cho đảm bảo đúng cú pháp, nội dung toán học. Chẳng hạn, GV phát biểu “một bé hơn hai” thì HS phải xếp đúng (1 < 2). Sau đó GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, 1 HS phát biểu bằng lời và 1 HS viết kí hiệu sau đó đổi nhiệm vụ cho nhau.

Ví dụ 4.11: Tổ chức cho HS lĩnh hội và sử dụng kí hiệu “cm” khi dạy bài “xăng-

ti-mét. Đo độ dài” (Toán 1, trang 119).

Bước 1: Hình thành cách viết kí hiệu “cm”

GV giới thiệu cách viết đơn vị xăng-ti-mét. HS lớp 1 gặp khơng ít khó khăn, lúng túng khi học đơn vị đo độ dài “xăng-ti-mét”. Do đó GV cần hướng dẫn HS cách viết tắt xăng-ti-mét bao gồm chữ “c” và chữ “m” viết liền nhau là “cm”. Tuy viết là “cm” nhưng khi đọc phải đọc là “xăng-ti-mét”.

GV tổ chức cho HS nhận biết cách viết đúng, cách viết sai kí hiệu để HS ghi nhớ và khắc sâu hơn về cách viết.

Bước 2: Liên kết các kí hiệu tốn học

GV giới thiệu rõ cho HS cách viết số đo độ dài theo xăng-ti-mét thì viết theo cấu trúc: (số) (cm). Tuy nhiên GV khơng đưa ra cho HS cấu trúc này mà hình thành cách viết thơng qua ví dụ. Chẳng hạn muốn biểu thị độ dài của viên phấn là năm xăng-ti- mét thì viết 5cm.

GV lưu ý HS cách viết đúng, cách viết sai. Chẳng hạn viết 5cm, không viết cm5 hay c5m.

Bước 3: Thực hành sử dụng cú pháp của NNTH

GV tổ chức cho HS được thực hành cách viết vào bảng con, vào vở. GV quan sát, kiểm tra cách viết của HS. GV có thể đọc để HS viết vào bảng con. Chẳng hạn, GV đọc “bốn xăng-ti-mét”, HS thực hành viết “4cm”.

GV tổ chức cho HS hoàn thành bài tập trong SGK.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 95 - 97)