Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 77)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1.Nguyên tắc đề xuất biện pháp

4.1.1. Kết hợp dạy học toán với giáo dục

Các biện pháp được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và chú ý đến đặc điểm lứa tuổi HS. Trước hết, giáo dục cho HS, đặc biệt là HS đầu cấp những kiến thức, kĩ năng khi bước vào trường Tiểu học và sau đó giáo dục cho HS để HS phát triển nhận thức khi học toán. Tuy nhiên, các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS đầu cấp Tiểu học. Có như vậy mới đạt hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ nhận thức khi học tốn và các biện pháp đề xuất có tính khả thi cao hơn.

4.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và tính vừa sức

Khi xây dựng kế hoạch và chương trình dạy học Tốn, GV cần lựa chọn, áp dụng phương pháp để giúp HS đầu cấp Tiểu học phát triển nhận thức trong học tập mơn tốn và tiến xa hơn trong phát triển quá trình nhận thức trong đời sống, tránh tình trạng lí thuyết sng, khơng áp dụng được vào thực tiễn. Đồng thời, việc đề xuất và vận dụng các biện pháp hỗ trợ nhận thức cho HS đầu cấp Tiểu học cần căn cứ vào chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của mơn Tốn ở tiểu học, đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức… để xây dựng các biện pháp phù hợp và khả thi. Như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả cao trong việc phát triển nhận thức khi học toán cho HS đầu cấp Tiểu học.

4.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc

Đây là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng của giáo dục cần vận dụng linh hoạt vào dạy – học Tốn dù với tư cách là một mơn học độc lập hay chỉ với tư cách một bộ phận cấu thành của môn Tốn ở tồn cấp phổ thơng. Bất cứ biện pháp nào cũng phải có tính hệ thống và tính vững chắc. Yêu cầu này được thể hiện trước hết ở chỗ các đơn vị kiến thức được lựa chọn đưa vào các biện pháp luôn được tổ chức, sắp xếp theo trình tự hợp lí, vừa phản ánh được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức lại thể hiện được tính thống nhất về quan điểm và mục đích của việc đề xuất biện pháp. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và vững chắc được thể hiện ở cấu trúc “đồng tâm”, các tri thức đã dạy – học ở bậc Tiểu học sẽ được tổ chức dạy – học ở các cấp học cao hơn nhưng được mở rộng nâng cao thêm một bước nữa.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 77)