Hình thành biểu tượng ban đầu về hình học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 107 - 109)

CHƢƠNG 5 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

5.4.2.Hình thành biểu tượng ban đầu về hình học

5.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm

5.4.2.Hình thành biểu tượng ban đầu về hình học

Chúng tôi đã xây dựng một đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả về nhận thức ban đầu về hình học của HS. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được kiểm tra cùng một đề kiểm tra như sau:

Bài 1: Em hãy tơ màu vào các hình dƣới đây, hình nào cũng dạng thì tơ cùng màu với nhau

Bài 2: Điền số thích hợp vào ơ trống

Hình bên có: hình vng hình tam giác đoạn thẳng

Bài 3: Điền số thích hợp vào ơ trống

Hình bên có: - …… hình vng - …… hình tam giác - …… đoạn thẳng

Tổng số bài phát ra ở 2 lớp là 72, thu về 72 bài, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 5.1. Kết quả số liệu thống kê lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả Lớp Số lƣợng %

Học sinh tô đúng bài 1 Lớp thực nghiệm 36 100

Lớp đối chứng 29 80,5

Học sinh trả lời đúng bài 2 Lớp thực nghiệm 31 86,1

Lớp đối chứng 25 69,4

Học sinh trả lời đúng bài 3 Lớp thực nghiệm 30 83,3

Lớp đối chứng 19 52,8

Học sinh trả lời đúng cả 3 bài tập

Lớp thực nghiệm 27 75

Lớp đối chứng 16 44,4

Sau khi nghiên cứu và áp dụng biện pháp hình thành biểu tượng ban đầu về hình học cho HS đầu cấp Tiểu học (cụ thể ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng), tôi nhận thấy: đối với lớp thực nghiệm chất lượng làm bài kiểm tra của HS cao hơn đối với lớp đối chứng. Các em đã nhận dạng chính xác về hình vng, hình trịn, hình tam giác.

Hầu như (một số em còn chậm) HS đã thành thạo các bài tập về số đếm số hình, cắt, gấp hình…Cụ thể qua bảng só liệu ta thấy bài tập 1, ở lớp thực nghiệm có 100% các em tơ màu đúng, ở lớp đối chứng có 80,5% tơ màu đúng. Bài tập 2; ở lớp thực nghiệm có 86,1% làm đúng vẫn còn 5 em đếm sai số đoạn thẳng; ở lớp đối chứng có 25 em làm bài đúng chiếm 69,4%, số lượng HS đến sai số đoạn thẳng vẫn cịn nhiều (11 em). Bài tập 3, có 83,3% các em làm bài đúng ở lớp đối chứng, vẫn còn 6 em đếm số đoạn thẳng sai; ở lớp đối chứng vẫn còn rất nhiều em làm sai (17 em). Như vậy so với lớp đối chứng, tỉ lệ HS làm bài đúng ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn tỉ lệ HS làm bài đúng ở lớp đối chứng.

Đồng thời, khảo sát GV về việc hình thành biểu tượng ban đầu về hình học ban đầu cho HS, chúng tôi thu được bảng số liệu sau:

Bảng 5.2. Bảng thống kê số liệu về việc hình thành biểu tượng hình học khi chưa vận dụng và sau khi vận dụng biện pháp.

Các đợt khảo sát Chƣa vận dụng biện pháp Sau khi vận dụng biện pháp SL % Sl % Số em nắm chắc các biểu tượng hình học cơ bản 8 22,2 25 69,4

Số em mơ hồ các biểu tượng hình học cơ bản

23 63,8 5 13,9

Số em chưa nắm được các biểu tượng hình học cơ bản

5 13,8 1 2,8

Với việc vận dụng biện pháp trên, việc học các yếu tố hình học của HS được các giáo viên đánh giá tiến bộ rất nhiều, tiết học đạt hiệu quả hơn thể hiện qua một số điểm sau: HS chăm chú say mê học tốn, các em khơng ngại khi giải các bài tốn có chứa các yếu tố hình học. HS tích cực, chủ động tìm tịi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà HS nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho khơng khí tiết học sơi nổi, khơng gị bó, HS được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó HS có hứng thú học tốn, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất. Các bài tập đếm, nhận dạng hình, xếp hình đa dạng, phong phú trong suốt chương trình học Tốn đã giúp các em ln được củng cố và khắc sâu các biểu tượng hình học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học các khái niệm mới ở lớp trên.

Điều này cho thấy việc vận dụng biện pháp hình thành biểu tượng ban đầu về hình học cho HS đầu cấp Tiểu học nhằm hỗ trợ nhận thức khi học Toán bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 107 - 109)