Phát triển ngơn ngữ tốn học nhằm hỗ trợ nhận thức khi học Toán cho HS

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 112 - 117)

CHƢƠNG 5 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

5.4.4.Phát triển ngơn ngữ tốn học nhằm hỗ trợ nhận thức khi học Toán cho HS

5.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm

5.4.4.Phát triển ngơn ngữ tốn học nhằm hỗ trợ nhận thức khi học Toán cho HS

vận dụng ở hầu hết các tiết toán giúp các nâng cao nhận thức toán học, hăng hái hơn trong tiết học Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan này địi hỏi phái có một hình thức tổ chức được đặt ra trước khi lên lớp và phải có bước chuẩn bị kĩ lưỡng, trong tiết học phải có sự linh hoạt, mềm dẻo của GV để dẫn dắt HS tìm ra kiến thức một cách hiệu quả nhất.

5.4.4. Phát triển ngơn ngữ tốn học nhằm hỗ trợ nhận thức khi học Toán cho HS đầu cấp Tiểu học HS đầu cấp Tiểu học

Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm dựa vào những căn cứ như: Biên bản dự giờ, Phiếu học tập thực hiện trong quá trinh thực nghiệm, vở bài tập, qua dự giờ, quan sát trong giờ học, nhận xét, trao đổi và đánh giá của GV sau giờ dạy.

HS có sự tiến bộ rõ rệt trong sử dụng NNTH. Chẳng hạn, HS viết kí hiệu và liên kết các kí hiệu khơng bị nhầm, HS đọc hình ảnh, hình vẽ trực quan chính xác hơn, sử dụng từ ngữ phong phú hơn. Có thể minh họa kết quả thực hiện phiếu học tập của HS lớp 1/1.

Hình 5.1

Cùng một bức tranh, một nội dung tốn học nhưng có HS dùng từ “ thêm”, có HS dùng từ “ chạy đến” và trong bài toán này các từ thêm, chạy đến đều mang nghĩa cộng vào. Qua đó cho thấy HS bắt đầu biết cách sử dụng ngơn ngữ để diễn đạt một nội dung tốn học.

Vấn đề chuyển dịch ngôn ngữ của HS trong học tập cũng tốt hơn lớp đối chứng. HS chuyển dịch ngơn ngữ viết thơng thường sang kí hiệu tốn học trong học tập mạch kiến thức số học một cách chính xác, khơng mắc lỗi sai về ngơn ngữ.

Hình 5.3

Trong quá trình thực nghiệm thấy rõ sự tiến bộ của HS khi giải bài tốn có lời văn trong việc viết câu lời giải. Ban đầu cách diễn đạt câu lời giải của HS chưa tốt, hình thành phép tính trong giải tốn chưa chính xác nhưng qua q trình luyện tập thì các câu lời giải trong bài làm của HS đa dạng không bị dập khuôn và chất lượng bài làm được nâng lên. Chẳng hạn, HS lớp thực nghiệm khi giải bài tốn “ cành trên có 4 con chim, cành dưới có 5 con chim. Hỏi cả hai cành có tất cả mấy con chim?” thì câu lời giải cho bài tốn được HS diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, việc hình thành và thực hiện phép tính chính xác, xác định đúng đơn vị của bài tốn.

Hình 5.4

Ngồi ra, các GV tham gia thực nghiệm đều nhận thấy HS sử dụng NNTH trong học tập các mạch nội dung thành thạo hơn, hạn chế được nhiều sai lầm trong học tập. Trong Giải bài tốn có lời văn HS tóm tắt chính xác hơn, hiều được ý nghĩa tốn học của các từ trong ngữ cảnh của bài tốn, khơng cịn lúng túng khi viết câu lời giải hay hình thành phép tính. HS sử dụng từ, thuật ngữ và kí hiệu tốn học chính xác hơn khi trao đổi, tranh luận hay khi trình bày bài giải. Kết quả học tập của HS có sự tiến bộ rõ rệt.

quan sát, ghi chép và theo dõi quá trình tiến bộ của một số HS trong thời gian thực nghiệm. Sau đây chúng tôi minh họa vài trường hợp cụ thể:

Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Hân Sinh năm: 2013

Học sinh lớp: 1/1 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Đà Nẵng

HS Nguyễn Trần Bảo Hân xếp loại học lực mơn Tốn chỉ ở mức trung bình. Qua khảo sát vở bài tập của HS Hân chúng tôi nhận thấy: HS Hân mắc nhiều lỗi sai về NNTH như viết ngược các số 6, 3, 5; các bài tập về điền dấu quan hệ (>, <) thường nhầm lẫn; khả năng đọc nội dung tốn học qua hình ảnh trực quan để viết phép tính thường khơng đúng. Qua quan sát trong giờ học trước thực nghiệm và nhận xét của cơ giáo chủ nhiệm thì HS Hân hầu như khơng tham gia phát biểu xây dựng bài, lúng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt nội dung tốn học. Chúng tơi đánh giá mức độ sử dụng NNTH của HS Hân chưa đạt mức độ 1. Do đó, trong thời gian thực nghiệm chúng tôi thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho em tập luyện sử dụng NNTH trong các giờ học. Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi thường xuyên sử dụng linh hoạt các biện pháp hỗ trợ nhận thức thông qua việc tập dượt lĩnh hội NNTH đã đề xuất ở chương 4 trong giảng dạy. HS Hân có vốn NNTH chưa chắc chắn, nên khi cung cấp cho HS kí hiệu, thuật ngữ mới thì GV đứng lớp quan tâm đến HS Hiền nhiều hơn, mời em trả lời những câu hỏi đơn giản về cách đọc, cách viết. Sau đó tạo cơ hội cho HS Hân được sử dụng các kí hiệu, thuật ngữ mới trong các trường hợp đơn giản và có liên kết với các kí hiệu đã biết. Với những kí hiệu, thuật ngữ tốn học mà HS Hân đã được học nhưng cịn hay nhầm lẫn thì GV tập luyện cho HS Hân sử dụng thuật ngữ, kí hiệu trong các tình huống đơn giản rồi nâng dần mức độ phức tạp. Trong quá trình thực nghiệm, GV đã quan tâm hơn đến HS Hân khi phát triển kĩ năng giao tiếp bằng NNTH. Ban đầu, HS Hân còn rụt rè, lúng túng khi trả lời câu hỏi nhưng nhờ sự động viên, khích lệ của GV, dần dần HS Hân đã tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, sử dụng NNTH chính xác hơn khi trả lời câu hỏi. Việc đọc nội dung tốn học qua hình ảnh, sơ đồ của HS Hân ngày một tốt hơn, sử dụng kí hiệu tốn học để diễn đạt nội dung tốn học chính xác hơn. Tuy nhiên, việc diễn đạt bằng ngơn ngữ viết của HS Hân cịn hạn chế.

Nhận xét của GV đứng lớp sau khi kết thúc đợt thực nghiệm về HS Hân: Việc sử dụng NNTH trong học tập của HS Hân đã có sự tiến bộ. Kết quả học tập của HS Hân có sự thay đổi rõ rệt thể hiện ở điểm số của các bài tập ở vở thực hành Toán trong cuối HK1 và giữa HK2. Mức độ sử dụng NNTH của HS Hân đạt mức độ 2.

Họ và tên: Nguyễn Đức Hồng Sinh năm: 2013

Dân tộc: Kinh Giới tính: Nam Nơi Sinh: Đà Nẵng

HS Nguyễn Đức Hoàng xếp loại học lực giỏi. Qua khảo sát vở bài tập, quan sát trước thực nghiệm và nhận xét của cô giáo chủ nhiệm chúng tơi nhận thấy HS Hồng tiếp thu bài nhanh, có tham gia phát biểu xây dựng bài nhưng chưa tích cực. Vấn đề sử dụng NNTH của HS Hồng trong học tập chưa chính xác, cịn lúng túng trong sử dụng NNTH để diễn đạt bằng ngơn ngữ nói hoặc viết. Mức độ sử dụng NNTH của HS trước thực nghiệm bước đầu đạt mức độ 2. Trong thời gian thực nghiệm, ngoài việc hình thành cho HS Hồng nền tảng vững chắc và tập luyện sử dụng NNTH thì chúng tơi quan tâm nhiều hơn đến phát triển kĩ năng giao tiếp (nói và viết) bằng NNTH. Trong giờ dạy, GV luôn tạo cơ hội cho HS Hồng được trình bày vấn đề bằng ngơn ngữ nói hoặc viết khi giải quyết vấn đề toán học. Tạo điều kiện cho HS Hoàng đọc và sử dụng NNTH để diễn đạt nội dung tốn học chuyển tải qua hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ hay diễn đạt lại những vấn đề được nghe theo cách hiểu của bản thân trước nhóm nhỏ hoặc tồn lớp. Qua đợt thực nghiệm HS Hồng sử dụng NNTH trong học tập đã có sự thay đổi nhất định.

Cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Nhung nhận xét: HS Hoàng sử dụng NNTH chính xác, chặt chẽ trong trình bày bài giải và thể hiện cách giải quyết vấn đề trước nhóm, trước tập thể lớp. HS Hồng tự tin hơn trong giao tiếp, sử dụng NNTH chính xác hơn, khả năng diễn đạt bằng ngơn ngữ nói và viết có tiến bộ. Mức độ sử dụng NNTH của HS Hoàng đạt mức độ 3 khi kết thúc thực nghiệm.

Chúng tôi tiếp tục tiến hành cho HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện phiếu học tập với nội dung kiến thức đã học trong SGK nhưng mang mục đích đánh giá mức độ sử dụng NNTH của HS sau thực nghiệm.

HS lớp thực nghiệm diễn đạt vấn đề bằng ngơn ngữ nói và viết rõ ràng, chính xác hơn HS lớp đối chứng. Chẳng hạn với yêu cầu nhìn hình vẽ nêu bài tốn thì HS lớp đối chứng đọc được nội dung tốn học nhưng khi diễn tả bằng ngơn ngữ viết chưa rõ ràng, ảnh hưởng nhiều của ngơn ngữ nói, câu hỏi cịn thiếu dấu chấm hỏi, … trong khi đó HS lớp thực nghiệm quan sát và nêu được nội dung bài toán mạch lạc, rõ ràng.

Khi giải bài tập HS lớp thực nghiệm diễn đạt câu lời giải ngắn gọn, đủ ý, hình thành chính xác phép tính, xác định đơn vị và ghi đáp số đúng. Hiện tượng thành lập sai phép tính hay ghi đáp số sai khơng tồn tại ở lớp thực nghiệm nhưng có ở lớp đối chứng.

Hình 5.6

Vấn đề đọc nội dung tốn học thơng qua hình ảnh, hình vẽ của HS lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. HS lớp thực nghiệm có thể diễn đạt vấn đề toán học theo nhiều cách khác nhau, trong khi lớp đối chứng chỉ diễn đạt được theo một cách và chưa chính xác, đầy đủ.

Hình 5.7

Ngồi cách diễn đạt bài tốn như trên thì HS lớp thực nghiệm cịn có thể diễn đạt bài tốn như sau:

Hình 5.8

Bên cạnh đó với bài tốn cho sẵn dữ kiện, yêu cầu HS đặt câu hỏi cho bài tốn thì HS lớp thực nghiệm đưa ra được nhiều câu hỏi hơn HS lớp đối chứng. Chẳng hạn với bài tốn “Một hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 40m” thì HS lớp đối

chứng chỉ đưa ra được câu hỏi “hãy tính chu vi hình chữ nhật đó” hoặc “tính chu vi hình chữ nhật đó” nhưng HS lớp thực nghiệm đưa ra câu hỏi giống lớp đối chứng và có một số câu hỏi khác.

Hình 5.9

Việc chuyển đổi từ ngơn ngữ viết thơng thường sang kí hiệu tốn học của HS lớp thực nghiệm khá tốt. HS hình thành phép tính và thực hành đúng, khơng có HS mắc lỗi ở bài tốn này. Trong khi đó ở lớp đối chứng HS thể hiện sự lúng túng khi chuyển đổi sang ngơn ngữ kí hiệu.

Phân tích kết quả cho thấy vấn đề sử dụng NNTH của HS có hiệu quả hơn, khắc phục được những lỗi sai về ngơn ngữ, HS đã sử dụng chính xác NNTH trong học tập.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 112 - 117)