CHƢƠNG 5 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
5.3. Tổ chức thực nghiệm
5.3.1. Hình thức thực nghiệm
Chúng tơi tiến hành trao đổi với GV về những trở ngại trong hoạt động nhận thức của HS đầu cấp Tiểu học khi học toán và những biệp pháp đề xuất. Sau đó, tơi tiến hành biên soạn giáo án, phiếu học tập thực nghiệm, phiếu quan sát và phiếu phỏng vấn GV và HS. Trên cơ sở tài liệu này, giáo án thực nghiệm, phiếu học tập phục vụ cho mỗi tiết dạy khác nhau đảm bảo được ý đồ thực nghiệm và tuân thủ chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tốn ở lớp 1. Trong q trình thực nghiệm, GV thường xuyên trao đổi với tôi về nội dung và dụng ý sư phạm của giáo án. Tôi tiến hành dự giờ, ghi lại biên bản dự giờ và quan sát học sinh trong q trình học, sau đó trao đổi, rút kinh nghiệm và trao đổi kế hoạch ở các tiết dạy tiếp theo.
Việc đánh gía kết quả thực nghiệm được tiến hành như sau:
- Trong q trình thực nghiệm, tơi thường xuyên theo dõi phiếu học tập, bài tập, vở làm bài hằng ngày của HS qua theo dõi và qua dự giờ, đánh giá của GV.
- Nhận thức tốn học của HS có ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả học tập của HS. Do đó, kết thức thực nghiệm chúng tơi cũng chọn kết quả kiểm tra cuối học kì của HS để đánh giá sự tiến bộ của HS sau thực nghiệm. Kết quả kiếm tra cuối học kì là một kênh thông tin phản ánh được phần nào kết quả thực nghiệm.
- Đồng thời, chúng tôi theo dõi quá trình học tập, phát triển nhận thức của HS trong các tiết học và cho HS thực hiện phiếu học tập với mục đích đánh giá mức độ nhận thức của HS khi sử dụng những biện pháp đã đề xuất.
Qua quá trình đánh giá này sẽ cho chúng tôi thông tin về mức độ nhận thức khi học toán của HS đầu cấp Tiểu học khi tiến hành thực nghiệm.
5.3.2. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát trong lớp học nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi từ HS về mức độ nhận thức trong học Tốn khi đã có
quá trình thực nghiệm tác động.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, trao đổi với GV giảng dạy thực nghiệm để tìm hiểu ý kiến đánh giá về mức độ nhận thức khi học toán của HS đầu cấp Tiểu học và ý kiến đánh giá về quá trình tác động thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phiếu bài tập, vở bài tập HS trong q trình thực nghiệm góp phần đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu sự thay đổi của một vài cá nhân HS trong quá trình thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê dùng để xử lí số liệu.
5.3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm
a. Thời gian
- Thời gian thực nghiệm: Từ ngày 1/12/2018 – 1/03/2019
b. Địa điểm thực nghiệm
- Trường TH Lê Quý Đôn- 42 Lê Quý Đơn – Phường Bình Thuận – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng.
- Trường TH Ngơ Quyền – 32 Lương Đình Của – Phường Khuê Trung – Quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng.
c. Đối tượng thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đề tài này ở trường TH Lê Quý Đôn – TP Đà Nẵng và chọn ra hai lớp, bao gồm:
- Lớp 1/1 (36 HS) là lớp thực nghiệm. - Lớp 1/2 (36 HS) là lớp đối chứng.
Cặp lớp thực nghiệm và đối chứng phải đảm bảo các yêu cầu về số lượng HS và trình độ học tập của hai lớp tương đương nhau.
Đồng thời chúng tôi phỏng vấn, khảo sát và xin ý kiến của GV, cán bộ quản lí của 2 trường TH Lê Quý Đôn và Ngô Quyền.