Tính tích cực

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.8.1.Tính tích cực

chất là hoạt động nhận thức. Khác với quá trình nhận thức khoa học nhằm phát hiện ra những điều loài người chưa biết. Còn nhận thức trong học tập nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng phải “khám phá” ra những hiểu biết mới đối với bản thân. HS sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã lĩnh hội được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.

Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan mật thiết với động cơ học tập. Động cơ học tập tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tính tự giác. Hứng thú và tự giác là những yếu tố quan trọng tạo nên tính tích cực.

Tính tích cực học tập thường được biểu hiện như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn, nêu thắc mắc hay đề nghị giải thích những vấn đề chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức được vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì thực hiện các bài tập, không nản trước khó khăn.

Tính tích cực của HS đạt những cấp độ từ thấp lên cao như:

+ Bắt trước: HS gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn.

+ Tìm tòi: Độc lập giải quyết những vấn đề được nêu, tìm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề.

+ Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.

Người ta cũng có thể dùng những khái niệm: TD tích cực, TD độc lập, TD sáng tạo. Đó là những mức độ TD khác nhau mà mỗi mức độ TD đi trước là tiền đề cho mức độ TD đi sau.

Một HS chăm chú nghe giảng cách giải một bài toán, cố gắng để hiểu được cách giải đó. Lúc đó có thể nói là TD tích cực.

Nếu GV thay việc giải thích cách giải bằng việc yêu cầu HS tự phân tích lời giải trong sách giáo khoa, tự tìm hiểu cách giải đó thì trong trường hợp này có thể nói đến TD độc lập (Nó cũng chính là TD tích cực).

Có thể nói đến TD sáng tạo khi HS khám phá, tự tìm ra cách giải mà HS đó chưa biết. Chỉ có thể có TD sáng tạo khi HS đã có TD tích cực và độc lập.

Rèn luyện kĩ năng, làm việc độc lập cho HS để HS chiếm lĩnh kiến thức là cách hiệu quả nhất để HS hiểu kiến thức một cách sâu sắc và có ý thức. Chủ thể sử dụng thông tin xuất phát từ hành động của bản thân mình tốt hơn là thông tin được áp đặt từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 27 - 28)