Tư duy với hoạt động nhận thức

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Các quá trình nhận thức

2.2.4. Tư duy với hoạt động nhận thức

- Khái niệm: Tư duy (TD) là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản

chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.

Hay nói cách khác, TD là q trình suy nghĩ, tìm lời giải đáp cho những vấn đề mà trước đó con người chưa biết.

- Đặc điểm của Tƣ duy:

+ Tính “có vấn đề” của TD: TD chỉ nảy sinh trong những “tình huống có vấn đề”. Tình huống có vấn đề là những tình huống mà bằng vốn hiểu biết, phương pháp hành động cũ con người không thể giải quyết được. Tình huống có vấn đề kích thích TD, muốn giải quyết nó chủ thể phải phát hiện vấn đề, biến đổi đối tượng, mở rộng tri thức, đi tìm cái mới để giải quyết vấn đề.

+ Tính gián tiếp của TD: TD phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện, các kết quả của quá trình nhận thức của nhân loại và kinh nghiệm của cá nhân. Tính gián tiếp của TD cịn thể hiện ở ngơn ngữ. Con người dùng ngơn ngữ để TD.

+ Tính trừu tượng và khái qt của TD: TD có khả năng tìm ra những thuộc tính chung, mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng hay gạt bỏ những yếu tố không cần thiết nên TD có tính trừu tượng và khái qt hóa. Nhờ tính trừu tượng nên TD giải quyết cả những nhiệm vụ hiện tại và trong tương lai. Nhờ tính khái quát nên trong quá trình TD con người có thể sắp xếp các sự vật, hiện tượng thành từng nhóm, phạm trù, nêu thành quy tắc, phương pháp để giải quyết những tình huống tương tự.

+ TD có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Con người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để tư tuy. Nếu khơng có ngơn ngữ, q trình TD khơng thể diễn ra được. Vì thế, có thể nói “ngơn ngữ là cái vỏ của TD” nhưng ngôn ngữ không phải là TD, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để TD mà thôi.

+ TD có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: TD và nhận thức cảm tính có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức cảm tính cung cấp nguyên liệu cho quá trình TD, giúp quá trình TD diễn ra thuận lợi. Nếu q trình nhận thức cảm tính khơng cung cấp đủ ngun liệu thì q trình TD sẽ phải gặp khó khăn vì thiếu thơng tin cần thiết. Ngược lại, TD và sản phẩm của TD làm cho quá trình nhận thức diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn.

- Vai trị của Tư duy: TD giúp con người mở rộng giới hạn nhận thức. Thực tiễn cuộc sống ln đặt ra cho con người những “tình huống có vấn đề”, đó là điều kiện để q trình TD nảy sinh. Giải quyết được nhiệm vụ của TD đồng nghĩa với việc tạo ra thêm tri thức, kinh nghiệm cho thế hệ sau. Vì thế, kho tri thức, kinh nghiệm của nhân loại ngày càng được mở rộng và thế hệ đi sau luôn “đứng trên vai của những người khổng lồ”. TD không những giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt mà cịn có thể giải quyết cả những nhiệm vụ trong tương lai. TD cải tạo thông tin của hoạt động nhận thức cảm tính, làm cho những thơng tin này có ý nghĩa hơn trong hoạt động của con người.

- Các giai đoạn của quá trình Tƣ duy:

+ Giai đoạn thứ nhất: Xác định vấn đề cần giải quyết.

+ Giai đoạn thứ hai: Huy động tri thức, kinh nghiệm; xâm nhập, biến đổi đối tượng, liên tưởng đến những kiến thức cũ, cách giải quyết cũ đã biết.

+ Giai đoạn thứ ba: Sàng lọc liên tưởng và hình thành giải thuyết. + Giai đoạn thứ tư: Kiểm tra giải thuyết.

+ Giai đoạn thứ năm: Giải quyết vấn đề

- Các thao tác Tƣ duy: Phân tích và tổng hợp; so sánh; trừu tượng hóa, khái

quát hóa; cụ thể hóa. Các thao tác TD có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình TD, con người sử dụng kết hợp các thao tác TD không theo một trật tự nhất định, tùy thuộc vào nhiệm vụ của TD và tính chủ thể mà thao tác nào được chủ thể sử dụng.

- Phân loại Tƣ duy:

+ Phân loại theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của TD: TD trực quan hành động; TD trực quan hình ảnh; TD trừu tượng.

+ Phân loại theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ TD ở người trưởng thành: TD thực hành; TD hình ảnh cụ thể; TD lý luận.

Nhìn chung, con người có tất cả các loại TD. Trong quá trình TD, con người thường sử dụng nhiều loại TD cùng lúc, nhưng tùy thuộc vào nhiệm vụ TD mà loại TD nào sẽ đóng vai trị chính yếu, cốt lõi.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)