Quá trình chú ý

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 37)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.2.Quá trình chú ý

2.2. Các quá trình nhận thức

2.2.2.Quá trình chú ý

- Khái niệm: Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm các sự vật

hiện tượng để phản ánh chúng một cách tốt nhất.

- Chức năng, vai trò của chú ý:

Chú ý là cái phơng, cái nền để cho các q trình tâm lý diễn ra.

Chú ý là một q trình tâm lý ln ln đi kèm với quá trình nhận thức để giúp cho các q trình đó diễn ra tốt hơn. Chú ý là cánh cửa mà qua đó tất cả các sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài đi vào con người. Nhờ chú ý mà con người mới có thể phản ánh chính xác các sự vật hiện tượng.

- Các thuộc tính của chú ý: sức tập trung, tính bền vững, sự phân phối chú ý, sự

di chuyển chú ý.

Nhờ có chú ý mà tri giác mang tính tích cực, chủ động hơn, sự vật hiện tượng được phản ánh đầy đủ hơn, chính xác hơn, chi tiết hơn.

Nhờ có chú ý mà tính mục đích, tính ý nghĩa của tri giác được rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.

2.2.3. Quá trình trí nhớ

người dưới hình thức biểu tượng.

- Các đặc điểm của trí nhớ

Kinh nghiệm là những cái đã qua của con người. Trí nhớ phản ánh cái chung bề ngồi.

Nhận thức lý tính phản ánh cái chung bản chất.

Trí nhớ mang tính trực quan của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, vì thế mà trí nhớ là vật trung gian, chuyển tiếp của nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính.

Chất lượng ghi nhớ phụ thuộc vào đối tượng nhớ, nội dung, tính chất nhớ. Chủ thể nhớ được thể hiện thông qua nhu cầu, nguyện vọng, phương thức nhớ.

Có hai loại ghi nhớ: ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định và chúng khác nhau ở mục đích ghi nhớ.

- Cơ sở sinh lý của trí nhớ

Cơ sở sinh lý của trí nhớ là q trình hình thành, củng cố và khôi phục lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não. Đó là sự để lại dấu vết trong tế bào thần kinh của vỏ não khi cơ thể nhận được các kích thích từ mơi trường.

Thực chất của đường liên hệ thần kinh tạm thời là gì, thì Paplơp trong quá trình nghiên cứu vẫn chưa lý giải được.

2.2.4. Tư duy với hoạt động nhận thức

- Khái niệm: Tư duy (TD) là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản

chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.

Hay nói cách khác, TD là quá trình suy nghĩ, tìm lời giải đáp cho những vấn đề mà trước đó con người chưa biết.

- Đặc điểm của Tƣ duy:

+ Tính “có vấn đề” của TD: TD chỉ nảy sinh trong những “tình huống có vấn đề”. Tình huống có vấn đề là những tình huống mà bằng vốn hiểu biết, phương pháp hành động cũ con người khơng thể giải quyết được. Tình huống có vấn đề kích thích TD, muốn giải quyết nó chủ thể phải phát hiện vấn đề, biến đổi đối tượng, mở rộng tri thức, đi tìm cái mới để giải quyết vấn đề.

+ Tính gián tiếp của TD: TD phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện, các kết quả của quá trình nhận thức của nhân loại và kinh nghiệm của cá nhân. Tính gián tiếp của TD cịn thể hiện ở ngơn ngữ. Con người dùng ngơn ngữ để TD.

+ Tính trừu tượng và khái qt của TD: TD có khả năng tìm ra những thuộc tính chung, mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng hay gạt bỏ những yếu tố không cần thiết nên TD có tính trừu tượng và khái qt hóa. Nhờ tính trừu tượng nên TD giải quyết cả những nhiệm vụ hiện tại và trong tương lai. Nhờ tính khái quát nên trong quá trình TD con người có thể sắp xếp các sự vật, hiện tượng thành từng nhóm, phạm trù, nêu thành quy tắc, phương pháp để giải quyết những tình huống tương tự.

+ TD có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Con người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để tư tuy. Nếu khơng có ngơn ngữ, q trình TD khơng thể diễn ra được. Vì thế, có thể nói “ngơn ngữ là cái vỏ của TD” nhưng ngôn ngữ không phải là TD, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để TD mà thơi.

+ TD có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: TD và nhận thức cảm tính có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức cảm tính cung cấp ngun liệu cho q trình TD, giúp quá trình TD diễn ra thuận lợi. Nếu q trình nhận thức cảm tính khơng cung cấp đủ nguyên liệu thì q trình TD sẽ phải gặp khó khăn vì thiếu thơng tin cần thiết. Ngược lại, TD và sản phẩm của TD làm cho quá trình nhận thức diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn.

- Vai trò của Tư duy: TD giúp con người mở rộng giới hạn nhận thức. Thực tiễn cuộc sống ln đặt ra cho con người những “tình huống có vấn đề”, đó là điều kiện để quá trình TD nảy sinh. Giải quyết được nhiệm vụ của TD đồng nghĩa với việc tạo ra thêm tri thức, kinh nghiệm cho thế hệ sau. Vì thế, kho tri thức, kinh nghiệm của nhân loại ngày càng được mở rộng và thế hệ đi sau luôn “đứng trên vai của những người khổng lồ”. TD không những giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt mà cịn có thể giải quyết cả những nhiệm vụ trong tương lai. TD cải tạo thông tin của hoạt động nhận thức cảm tính, làm cho những thơng tin này có ý nghĩa hơn trong hoạt động của con người.

- Các giai đoạn của quá trình Tƣ duy:

+ Giai đoạn thứ nhất: Xác định vấn đề cần giải quyết.

+ Giai đoạn thứ hai: Huy động tri thức, kinh nghiệm; xâm nhập, biến đổi đối tượng, liên tưởng đến những kiến thức cũ, cách giải quyết cũ đã biết.

+ Giai đoạn thứ ba: Sàng lọc liên tưởng và hình thành giải thuyết. + Giai đoạn thứ tư: Kiểm tra giải thuyết.

+ Giai đoạn thứ năm: Giải quyết vấn đề

- Các thao tác Tƣ duy: Phân tích và tổng hợp; so sánh; trừu tượng hóa, khái

quát hóa; cụ thể hóa. Các thao tác TD có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình TD, con người sử dụng kết hợp các thao tác TD không theo một trật tự nhất định, tùy thuộc vào nhiệm vụ của TD và tính chủ thể mà thao tác nào được chủ thể sử dụng.

- Phân loại Tƣ duy:

+ Phân loại theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của TD: TD trực quan hành động; TD trực quan hình ảnh; TD trừu tượng.

+ Phân loại theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ TD ở người trưởng thành: TD thực hành; TD hình ảnh cụ thể; TD lý luận.

Nhìn chung, con người có tất cả các loại TD. Trong quá trình TD, con người thường sử dụng nhiều loại TD cùng lúc, nhưng tùy thuộc vào nhiệm vụ TD mà loại TD nào sẽ đóng vai trị chính yếu, cốt lõi.

2.2.5. Ngơn ngữ với hoạt động nhận thức của con người

- Khái niệm ngôn ngữ: Ngữ ngôn là một hệ thống các dấu hiệu có chức năng

dân tộc.

Ngơn ngữ là q trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngơn nhất định để giao lưu tư tưởng, tình cảm. Ngơn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói. Ngơn ngữ mang tính cá nhân.

- Chức năng của ngơn ngữ: Chỉ nghĩa; khái quát hóa; giao tiếp.

- Các loại ngơn ngữ: Ngơn ngữ bên ngồi (nói, viết); ngơn ngữ bên trong. - Hoạt động ngôn ngữ: Biểu đạt; hiểu biểu đạt.

- Bản chất của ngôn ngữ: Xét về bản chất của ngơn ngữ thì có nhiều quan điểm khác nhau như: quan điểm tự nhiên về ngôn ngữ và quan điểm xã hội - lịch sử.

- Bản chất của hoạt động lời nói: Hoạt động lời nói là hoạt động của cá nhân

được hình thành trong đời sống xã hội của con người. Con người tiếp thu và sử dụng tiếng nói của dân tộc, của cộng đồng vào quá trình nhận thức, giao tiếp để lĩnh hội nền văn hố xã hội - lịch sử, hình thành và phát triển nhân cách bản thân.

Hoạt động lời nói bao gồm: Viết là sử dụng các âm tự, con chữ để mà viết ra; Nói là sử dụng âm thanh, âm vị, hoạt động của cơ quan phát âm để thu nhận và phát ra âm thanh; Các cử chỉ điệu bộ.

Hoạt động lời nói là hoạt động mang tính cá nhân, trong đó cá nhân sử dụng hoạt động lời nói để nhận thức lẫn nhau, để tiếp thu thơng tin, để cùng nhau giao tiếp và hoàn thiện bản thân.

Hoạt động lời nói bao gồm hai mặt: Mặt biểu đạt và mặt hiểu biểu đạt.

+ Mặt biểu đạt là mặt sản sinh ra lời nói. Đây là q trình ngơn ngữ được hình thành do ý chủ quan của cá nhân về nội dung cần nói ra hoặc viết ra và chuyển các ý chủ quan này thành lời nói. Về thực chất đó là q trình chuyển ý thành lời.

Theo các nhà tâm lý học ngơn ngữ, việc sản sinh ra lời nói gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hình thành động cơ sản sinh lời nói; giai đoạn 2: ý cá nhân; giai đoạn 3: các từ ngữ, tín hiệu, cử chỉ, điệu bộ; giai đoạn 4: nghĩa kết quả biểu đạt (đưa vào cấu trúc cú pháp); giai đoạn 5: phát ngôn.

Quan điểm chung cho rằng hoạt động lời nói chỉ bao gồm 4 giai đoạn ([37];[39]):

Giai đoạn 1: Hình thành động cơ tạo ra các ý chủ quan sẽ nói ra, viết ra, biểu

đạt ra từ đó nảy sinh nhu cầu cần nói ra, viết ra nhằm mục đích gì? bằng cách nào? nói trực tiếp hay viết ra giấy?

Giai đoạn 2: Lập chương trình phát ngơn, từ ý chủ quan của chủ thể tìm những từ ngữ, những kí hiệu, tín hiệu để biểu đạt mang tính khách quan, để bộc lộ ra các ý rồi chuyển ý vào cấu trúc ngữ pháp, vào trong câu, trong đoạn văn, trong bài viết.

Giai đoạn 3: Phát ngôn, tức là viết ra bằng bài giảng, sơ đồ, cử chỉ điệu bộ,

chuyển từ ý bên trong thành lời ở bên ngoài. Gọi là giai đoạn khách quan hoá.

Giai đoạn 4: Theo dõi các tác dụng, tín hiệu phản hồi để điều chỉnh hành vi

cho phù hợp.

+ Mặt hiểu biểu đạt: Đây chính là hoạt động tiếp nhận lời nói, tức là nghe và hiểu, đồng thời chuyển ý khách quan thành ý chủ quan, chuyển từ ngoài vào trong.

Các nhà tâm lý học ngôn ngữ cho rằng mặt hiểu biểu đạt là quá trình chuyển từ nghĩa khách quan chứa đựng trong lời sang nghĩa chủ quan, nó diễn ra qua hai khâu tri giác ngôn ngữ (nghe và đọc), từ đó xuất hiện tri giác con người, hình ảnh, âm thanh hay con chữ,… Tri giác ngơn ngữ là q trình đọc và nghe các kí hiệu ngơn ngữ bằng các giác quan, kết quả phụ thuộc vào việc quan sát tinh tế, nhạy cảm, phụ thuộc vào tâm thế của chủ thể, động cơ hành động.

2.2.6. Tưởng tượng với hoạt động nhận thức

- Khái niệm tƣởng tƣợng: Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

- Đặc điểm của tƣởng tƣợng:

+ Tưởng tượng là quá trình tâm lý, nghĩa là tưởng tượng diễn ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn, mở đầu, diễn biến, kết thúc rõ ràng.

+ Tưởng tượng chỉ nảy sinh trong những hồn cảnh, tình huống có vấn đề, nghĩa là những hồn cảnh, tình huống này hồn tồn mới, từ trước đến giờ con người chưa từng gặp.

+ Tưởng tượng là quá trình được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh nhưng vẫn mang tính gián tiếp và tính khái qt cao.

+ Tưởng tượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Nhờ những hình ảnh cụ thể được lưu trữ trong quá trình tri giác, con người dễ hình thành những biểu tượng mới.

- Vai trò của tƣởng tƣợng:

+ Trong thực tiễn, tất cả các hoạt động của con người đều cần đến tưởng tượng. Tưởng tượng giúp con người hình dung được kết quả của vấn đề cần được giải quyết.

+ Tưởng tượng giúp con người giảm bớt những nặng nề, khó khăn trong cuộc sống, hướng con người về tương lai, kích thích hành động của con người.

- Phân loại tƣởng tƣợng:

Tưởng tượng có thể được chia thành 3 loại: tưởng tượng lành mạnh, tưởng tượng không lành mạnh và ước mơ.

- Các cách sáng tạo hình ảnh mới của tƣởng tƣợng:

+ Thay đổi kích thước, số lượng

+ Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật + Chắp ghép

+ Điển hình hóa

- Mối quan hệ giữa TD và tƣởng tƣợng:

+ Cùng nằm trong nấc thang nhận thức lý tính, TD và tưởng tượng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau khi giải quyết một tình huống có vấn đề.

+ Tưởng tượng tìm ra lối thốt trong hồn cảnh có vấn đề khi TD bế tắc, tưởng tượng cho phép ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của TD mà vẫn hình dung được kết quả cuối cùng.

+ Nhờ có TD mà tưởng tượng của con người mang tính khách quan, hiện thực hơn, giảm bớt sự bất hợp lý, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ vốn là điểm yếu của quá trình tưởng tượng.

2.3. Hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học

2.3.1. Lý thuyết hình thành nhận thức ở trẻ em

Jean Piaget sinh ngày 9 - 8 - 1896 ở Neuchatel, Thụy Sĩ. Từ năm 1929 – 1945, ông đã kinh qua nhiều chức vụ hàn lâm và hành chính ở Đại học Neuchatel cũng như nhiều địa vị khác như là Chủ tịch Uỷ ban UNESCO của Thụy Sĩ. Nghe nói về các cơng trình của Piaget, A. Einstein động viên ông nghiên cứu về các khái niệm thời gian, tốc độ và vận động. Từ đó, đã ra 2 cuốn sách đầy khiêu khích: Khái niệm của trẻ về thời gian và Khái niệm của trẻ về vận động và vận tốc (1946). Từ năm 1940 – 1950: được đánh dấu bằng một loạt các vấn đề về những dạng khác nhau của phát triển tâm trí giáo dục, lịch sử của TD, lôgic và lý thuyết về nhận thức. Ơng có các chức danh: Giáo sư tâm lý các trường ĐH Geneve và Sorbone. Giám đốc Viện Khoa học Giáo dục và Giám đốc Phòng Quốc tế Giáo dục. Năm 1969, Hội Tâm lý Mỹ tặng Piaget giải thưởng "Đóng góp xuất sắc cho khoa học" do tầm nhìn cách mạng đối với bản chất về kiến thức con người và trí thơng minh sinh học. Piaget là người Châu Âu đầu tiên nhận được nhận giải thưởng cao quý đó. Piaget tiếp tục câu đố về TD trẻ cho tới khi ông mất ngày 16-9-1980 ở tuổi 84. Trong cuộc đời mình, ơng đã viết 40 cuốn sách, khoảng 100 bài viết về tâm lý trẻ em [43].

Trong các nghiên cứu của mình, Piaget cho rằng, trẻ em, sinh ra với hàng loạt các phản xạ, và thừa kế những cách tương tác với môi trường. Những cách tương tác đó dựa vào xu hướng suy nghĩ được tổ chức và thích nghi với mơi trưịng đó. Q trình nhận thức của trẻ được chia thành các giai đoạn:

 Thời kỳ giác động (Khoảng từ khi sinh đến 2 tuổi)

Theo Piaget, con người bắt đầu cuộc sống với một loạt các phản xạ, và thừa kế những cách tương tác với mơi trường. Những cách kế thừa tương tác đó dựa vào xu hướng suy nghĩ được tổ chức và thích nghi của mơi trường đó.

Bây giờ, chúng ta vạch ra việc xây dựng mơ hình thế giới ở trẻ bé tí, bằng các hệ cảm giác (tri giác) và vận động (vận động cơ thể) - Em bé tiến lên, qua 6 giai đoạn để

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 37)