Khái niệm nhận thức

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái niệm nhận thức

Nhận thức là một hoạt động quan trọng trong đời sống con người, là khởi nguồn của mọi sự hiểu biết. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng và ngược lại, nghĩa là nhận thức chỉ đạo cho mọi hành động của con người.

Theo từ điển Triết học [45], nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong TD của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.

Theo cuốn Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học [17], nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.

Nếu cho rằng, nhận thức là một quy trình, thì nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc của con người, được con người lưu giữ và mã hoá.

Theo Từ điển Giáo dục học [46], nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong TD của con người.

Như vậy, nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).

Một số nhà tâm lý học đồng nhất nhận thức là hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện tượng. Như vậy, nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau. Nhờ hoạt động trí tuệ mà con người mới hiểu biết được các sự vật hiện tượng.

Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng ,nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích, tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội ([40];[41]).

Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người thông qua các giác quan để tạo nên những hiểu biết về chúng.

Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm các hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Đặc điểm của nhận thức cảm tính:

- Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

- Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

- Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

- Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách quan một cách gián tiếp. Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm khái niệm, phán đoán, suy lý.

Đặc điểm của nhận thức lý tính:

- Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng. - Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, và nhận thức lý tính nó có tính khái quát cao giúp chúng ta biết được bản chất bên trong của sự vật – hiện tượng và giúp cho nhận thức cảm tính có định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, để biết được tính đúng sai của sự vật hiện tượng chúng ta phải quay trở về với thực tiễn, để thực tiễn kiểm tra nhận thức đúng hay sai, quay trở về với thực tiễn để phục vụ cho thực tiễn, quay trở về với thực tiễn để bổ sung và hoàn thiện thực tiễn. Như vậy, thực tiễn là điểm khởi đầu và là điểm kết thúc của quá trình nhận thức.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)