Một số phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.8.4. Một số phương pháp dạy học tích cực

Dạy học theo hướng tích cực có nghĩa là không xóa bỏ hoàn toàn các phương pháp cũ mà thực chất là vận dụng linh hoạt các phương pháp truyền thống theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS để phát triển năng lực học tập toán của các em. Bên cạnh các phương pháp truyền thống hiện nay trong dạy học tích cực GV thường sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học kiến tạo, phương pháp gợi mở - vấn đáp, phương pháp thực hành - luyện tập.

1.8.4.1. Phương pháp gợi mở - vấn đáp

Phương pháp gợi mở - vấn đáp là phương pháp không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS TD từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.

Phương pháp vấn đáp tương đối thích hợp trong dạy học toán ở TH. Nó làm không khí lớp sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho các em năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ làm cho các em thu nhận kiến thức được nhanh chóng, chắc chắn.

Phương pháp trực quan trong dạy học toán ở TH, phương pháp này đòi hỏi GV tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, thông qua đó nắm được kiến thức và kĩ năng tương ứng.

* Ưu điểm:

- Sử dụng phương pháp trực quan giúp HS có chỗ dựa trong hoạt động TD, bổ sung vốn hiểu biết để nắm được các kiến thức trừu tượng, phát triển năng lực TD trừu tượng, trí tưởng tượng.

* Nhược điểm:

Nếu sử dụng trực quan không đúng lúc, đúng mức độ, không nâng cao dần mức độ trừu tượng thì sẽ lạm dụng phương pháp trực quan, do đó sẽ hạn chế khả năng phát triển của HS, tạo điều kiện cho học sinh ngại suy nghĩ, ngại sử dụng trí tưởng tượng làm việc máy móc thiếu linh hoạt.

1.8.4.3. Phương pháp thực hành luyện tập

Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp giáo viên tổ chức cho HS hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần một thao tác nào đó. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm 50% tổng thời lượng dạy học ở T H , vì thế phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong dạy học toán ở TH.

* Ưu điểm:

- Khi dạy học các kiến thức mới sử dụng phương pháp thực hành luyện tập giúp HS học bài mới một cách tích cực.

- Sử dụng phương pháp thực hành luyện tập để vận dụng kiến thức mới học từ đơn giản đến phức tạp HS càng hiểu sâu và nắm vững kiến thức mới.

* Yêu cầu

- Chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành luyện tập rồi căn cứ vào đó mà chuẩn bị phương pháp dạy học thích hợp.

- Cần tạo điều kiện để HS được thực hành - luyện tập nhiều và đặc biệt cần tổ chức hướng dẫn HS chủ động, tích cực sáng tạo trong thực hành, luyện tập tránh làm thay hoặc áp đặt cho HS.

1.8.4.4. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp mà ở đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề để tổ chức, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng, đạt được mục đích học tập. Trong dạy học tích cực, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được thực hiện như sau:

- Bước 1: Phát hiện – thâm nhập vấn đề - Bước 2:Tìm giải pháp giải quyết vấn đề

- Bước 3: Tiến hành giải quyết vấn đề, trình bày giải pháp - Bước 4:Nghiên cứu sâu giải pháp

1.8.4.5. Phương pháp dạy học kiến tạo

nên kiến thức cho bản thân mình chứ không phải chỉ thu nhận một cách thụ động từ môi trường bên ngoài.

Điều quan trọng nhất trong quá trình xây dựng kiến thức mới cho bản thân mình, HS phải dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có từ trước. Trong quá trình này học sinh vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một tình huống mới nảy sinh và sắp xếp những kiến thức mới nhận được vào cấu trúc kiến thức hiện có.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)