Một số thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 52 - 53)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4.3.Một số thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học

2.4. Giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học

2.4.3.Một số thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học

a. Sự thay đổi về môi trường lớp học

Trẻ MN hoạt động vui chơi là chủ đạo nên không gian lớp học được trang trí khá sặc sở theo sở thích vui chơi của trẻ. Khơng gian phịng học rộng rãi rất ít bàn ghế, trẻ được thỏa thích nhảy múa vui chơi, đi lại tự do. Không gian tràn ngập đồ chơi các loại không những trong lớp mà cả ngồi lớp.

Trong khi đó khơng gian lớp học của HS đầu cấp Tiểu học thì khá đơn điệu, phấn trắng, bảng đen. Các em khơng cịn được vui chơi, học tập trong những phòng học thân quen. Các em phải ngồi trật tự theo sự phân công không được tư do chạy nhảy như ở mầm non. Các em khơng cịn gặp những người bạn thân quen, thay vào đó là những người xa lạ. Tất cả mơi trường đó lạ lẫm với các em, các em cảm thấy hụt hẫng, bất an.

b. Sự thay đổi về cách dạy và cách học

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của hai cấp học là khác nhau. Trẻ ở MN hoạt động chơi là chủ đạo, trong khi ở lớp 1 học là chủ đạo. Nhiệm vụ học tập tạo nên áp lực khá lớn cho trẻ, làm cho việc học ban đầu của trẻ trở nên gánh nặng tâm lý đối với trẻ. Điều đó dễ dẫn đến việc trẻ sợ học, sợ đến lớp.

Trong gia đình, việc học của trẻ chủ đạo từ trải nghiệm, bắt chước, làm sai làm lại, qua MN việc học của trẻ chủ yếu thơng qua trị chơi, qua hoạt động trải nghiệm, nhưng chơi vẫn là chủ đạo. Trong khi đó ở trường TH việc học của trẻ là có chủ đích, trẻ phải ngồi nghiêm túc trong suốt giờ học, khơng được nói chuyện, phải tập trung chú ý học tập. Kiến thức học tập lại khá trừu tượng, khá khó và quá tải đối với các em. Nếu không được hỗ trợ trong hoạt động nhận thức trẻ sẽ gặp khơng ít khó khăn.

c. Sự thay đổi về các thói quen hàng ngày

- Ở trường MN những quy định chỉ mang tính ước định đối với trẻ. Các nhu cầu vui chơi, học tập, ăn ngủ… đều được thỏa mãn. Trong khi đó ở trường TH các quy định mang tính nguyên tắc, bắt buộc. Trẻ phải cố gắng để đạt được các chuẩn kiến thức kĩ năng cho từng môn học, từng tiết học. Điều này đã tạo nên những cú sốc, áp lực học tập đối với trẻ đầu cấp Tiểu học.

- Ở lớp lá, trẻ là đàn anh đàn chị ở trường MN, nhưng ở lớp đầu cấp Tiểu học thì các em lại là người nhỏ nhất, ít kinh nghiệm nhất trong môi trường mới. Quan hệ thầy trị cũng có phần xa cách hơn so với mầm non, bạn bè của trẻ không phải là những bạn

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 52 - 53)