Ngôn ngữ với hoạt động nhận thức của con người

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.5.Ngôn ngữ với hoạt động nhận thức của con người

2.2. Các quá trình nhận thức

2.2.5.Ngôn ngữ với hoạt động nhận thức của con người

- Khái niệm ngôn ngữ: Ngữ ngôn là một hệ thống các dấu hiệu có chức năng

dân tộc.

Ngơn ngữ là q trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn nhất định để giao lưu tư tưởng, tình cảm. Ngơn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói. Ngơn ngữ mang tính cá nhân.

- Chức năng của ngơn ngữ: Chỉ nghĩa; khái qt hóa; giao tiếp.

- Các loại ngơn ngữ: Ngơn ngữ bên ngồi (nói, viết); ngơn ngữ bên trong. - Hoạt động ngôn ngữ: Biểu đạt; hiểu biểu đạt.

- Bản chất của ngôn ngữ: Xét về bản chất của ngơn ngữ thì có nhiều quan điểm khác nhau như: quan điểm tự nhiên về ngôn ngữ và quan điểm xã hội - lịch sử.

- Bản chất của hoạt động lời nói: Hoạt động lời nói là hoạt động của cá nhân

được hình thành trong đời sống xã hội của con người. Con người tiếp thu và sử dụng tiếng nói của dân tộc, của cộng đồng vào quá trình nhận thức, giao tiếp để lĩnh hội nền văn hố xã hội - lịch sử, hình thành và phát triển nhân cách bản thân.

Hoạt động lời nói bao gồm: Viết là sử dụng các âm tự, con chữ để mà viết ra; Nói là sử dụng âm thanh, âm vị, hoạt động của cơ quan phát âm để thu nhận và phát ra âm thanh; Các cử chỉ điệu bộ.

Hoạt động lời nói là hoạt động mang tính cá nhân, trong đó cá nhân sử dụng hoạt động lời nói để nhận thức lẫn nhau, để tiếp thu thơng tin, để cùng nhau giao tiếp và hoàn thiện bản thân.

Hoạt động lời nói bao gồm hai mặt: Mặt biểu đạt và mặt hiểu biểu đạt.

+ Mặt biểu đạt là mặt sản sinh ra lời nói. Đây là q trình ngơn ngữ được hình thành do ý chủ quan của cá nhân về nội dung cần nói ra hoặc viết ra và chuyển các ý chủ quan này thành lời nói. Về thực chất đó là q trình chuyển ý thành lời.

Theo các nhà tâm lý học ngơn ngữ, việc sản sinh ra lời nói gồm 5 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hình thành động cơ sản sinh lời nói; giai đoạn 2: ý cá nhân; giai đoạn 3: các từ ngữ, tín hiệu, cử chỉ, điệu bộ; giai đoạn 4: nghĩa kết quả biểu đạt (đưa vào cấu trúc cú pháp); giai đoạn 5: phát ngôn.

Quan điểm chung cho rằng hoạt động lời nói chỉ bao gồm 4 giai đoạn ([37];[39]):

Giai đoạn 1: Hình thành động cơ tạo ra các ý chủ quan sẽ nói ra, viết ra, biểu

đạt ra từ đó nảy sinh nhu cầu cần nói ra, viết ra nhằm mục đích gì? bằng cách nào? nói trực tiếp hay viết ra giấy?

Giai đoạn 2: Lập chương trình phát ngơn, từ ý chủ quan của chủ thể tìm những từ ngữ, những kí hiệu, tín hiệu để biểu đạt mang tính khách quan, để bộc lộ ra các ý rồi chuyển ý vào cấu trúc ngữ pháp, vào trong câu, trong đoạn văn, trong bài viết.

Giai đoạn 3: Phát ngôn, tức là viết ra bằng bài giảng, sơ đồ, cử chỉ điệu bộ,

chuyển từ ý bên trong thành lời ở bên ngồi. Gọi là giai đoạn khách quan hố.

Giai đoạn 4: Theo dõi các tác dụng, tín hiệu phản hồi để điều chỉnh hành vi

cho phù hợp.

+ Mặt hiểu biểu đạt: Đây chính là hoạt động tiếp nhận lời nói, tức là nghe và hiểu, đồng thời chuyển ý khách quan thành ý chủ quan, chuyển từ ngoài vào trong.

Các nhà tâm lý học ngôn ngữ cho rằng mặt hiểu biểu đạt là quá trình chuyển từ nghĩa khách quan chứa đựng trong lời sang nghĩa chủ quan, nó diễn ra qua hai khâu tri giác ngôn ngữ (nghe và đọc), từ đó xuất hiện tri giác con người, hình ảnh, âm thanh hay con chữ,… Tri giác ngơn ngữ là q trình đọc và nghe các kí hiệu ngơn ngữ bằng các giác quan, kết quả phụ thuộc vào việc quan sát tinh tế, nhạy cảm, phụ thuộc vào tâm thế của chủ thể, động cơ hành động.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 39 - 41)