Tưởng tượng với hoạt động nhận thức

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.6.Tưởng tượng với hoạt động nhận thức

2.2. Các quá trình nhận thức

2.2.6.Tưởng tượng với hoạt động nhận thức

- Khái niệm tƣởng tƣợng: Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

- Đặc điểm của tƣởng tƣợng:

+ Tưởng tượng là quá trình tâm lý, nghĩa là tưởng tượng diễn ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn, mở đầu, diễn biến, kết thúc rõ ràng.

+ Tưởng tượng chỉ nảy sinh trong những hoàn cảnh, tình huống có vấn đề, nghĩa là những hồn cảnh, tình huống này hồn tồn mới, từ trước đến giờ con người chưa từng gặp.

+ Tưởng tượng là quá trình được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh nhưng vẫn mang tính gián tiếp và tính khái quát cao.

+ Tưởng tượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Nhờ những hình ảnh cụ thể được lưu trữ trong quá trình tri giác, con người dễ hình thành những biểu tượng mới.

- Vai trị của tƣởng tƣợng:

+ Trong thực tiễn, tất cả các hoạt động của con người đều cần đến tưởng tượng. Tưởng tượng giúp con người hình dung được kết quả của vấn đề cần được giải quyết.

+ Tưởng tượng giúp con người giảm bớt những nặng nề, khó khăn trong cuộc sống, hướng con người về tương lai, kích thích hành động của con người.

- Phân loại tƣởng tƣợng:

Tưởng tượng có thể được chia thành 3 loại: tưởng tượng lành mạnh, tưởng tượng không lành mạnh và ước mơ.

- Các cách sáng tạo hình ảnh mới của tƣởng tƣợng:

+ Thay đổi kích thước, số lượng

+ Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật + Chắp ghép

+ Điển hình hóa

- Mối quan hệ giữa TD và tƣởng tƣợng:

+ Cùng nằm trong nấc thang nhận thức lý tính, TD và tưởng tượng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau khi giải quyết một tình huống có vấn đề.

+ Tưởng tượng tìm ra lối thốt trong hồn cảnh có vấn đề khi TD bế tắc, tưởng tượng cho phép ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của TD mà vẫn hình dung được kết quả cuối cùng.

+ Nhờ có TD mà tưởng tượng của con người mang tính khách quan, hiện thực hơn, giảm bớt sự bất hợp lý, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ vốn là điểm yếu của quá trình tưởng tượng.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 41 - 42)