Biện pháp 2: Hướng dẫn HS hình thành các biểu tượng hình học ban đầu

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 85 - 90)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2.2.Biện pháp 2: Hướng dẫn HS hình thành các biểu tượng hình học ban đầu

4.2. Một số biện pháp sư phạm

4.2.2.Biện pháp 2: Hướng dẫn HS hình thành các biểu tượng hình học ban đầu

đầu nhằm hỗ trợ nhận thức Toán học cho HS đầu cấp Tiểu học

4.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Thông qua các phương pháp hướng dẫn của GV, HS bước đầu hình thành biểu tượng về các dạng hình học và thực hiện được các yêu cầu của các dạng bài tập hình học. Đồng thời giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, phát triển nhận thức về hình học, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của HS đầu cấp Tiểu học.

4.2.3.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học là dựa trên cơ sở vốn sống thực thế làm cho HS làm quen với một số hình học thường gặp thể hiện trên đồ vật quen thuộc, từ đó qua trừu tượng hóa, chúng ta giúp HS nhận biết dạng hình học, từ nhận biết tổng thể đến nhận biết tính chất của hình để có biểu tượng đầy đủ về hình. Mặt khác, hình học được xây dựng có tính đồng tâm, từ lớp 1 các em nhận biết các hình vng, hình trịn, hình tam giác, thì lớp 2,3 được nâng lên về số cạnh, về đặc điểm chung. Lên lớp 4,5 được xây dựng hoàn chỉnh về dấu hiệu bản chất. Do vậy việc nắm chắc tính chất cơ bản của hình học và những vấn đề tâm lý có liên quan sẽ làm tăng mức độ nhận thức trong học toán.

4.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Chúng tơi nhận thấy việc hình thành các biểu tượng hình học là việc làm quan trọng, quyết định sự thành cơng trong việc dạy học các yếu tố hình học. Nếu GV giúp HS hình thành tốt các biểu tượng hình học sẽ giúp các em nâng cao nhận thức về tốn hình học ở TH, HS sẽ vận dụng tốt vào việc giải các bài tập có liên quan đến các yếu tố hình học. Muốn làm được điều đó người GV cần nắm vững được mức độ cần đạt của việc hình thành biểu tượng hình học để định hướng đúng phương pháp giảng dạy nằm truyền đạt kiến thức một cách tốt nhất cho HS.

Mặt khác, con đường hình thành kiến thức cho HS đầu cấp Tiểu học tuân theo sơ đồ: Thao tác trên đồ vật → Mơ hình sơ đồ → Kí hiệu (hoặc khái quát khái niệm, kiến thức) tốn học. Do đó việc hình thành các biểu tượng hình học có thể tn thủ theo quy trình sau:

Bước 1: GV cho HS quan sát vật mẫu hoặc nêu hình ảnh cụ thể có màu sắc, kích thước, vị trí (đặt hình).

Bước 2: Giúp HS tự phát hiện, hình thành biểu tượng.

Bước 3: Khắc sâu biểu tượng bằng cách cho HS quan sát và nhắc lại hoặc tự tạo hình, chẳng hạn:

- Tơ màu hình (để có tồn bộ hình). - Tơ theo nét đứt để có biên của hình. - Dùng que tính hoặc tăm để xếp hình. - Cắt, ghép hoặc gấp hình.

Ví dụ 4.5: Khi dạy bài Hình vng – Hình trịn (Hình tam giác):

Hình vng, hình trịn, hình tam giác được giới thiệu như một “tồn thể” gắn liền với hình dạng của chúng (khơng u cầu phân tích các yếu tố đặc điểm của hình)

Cụ thể bài: Hình tam giác

* Mục tiêu của bài này là giúp HS:

- Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác và giới thiệu tên hình : “Đây là hình tam giác” nhằm giúp HS nhận ra một “vật mẫu”. Sau đó, GV dịch chuyển mẫu vật đến những vị trí khác nhau hoặc đưa ra một số hình tam giác khác, cho HS quan sát và trả lời: “Đó cũng là những hình tam giác.”

- GV cho HS chọn trong hộp đồ dùng học tốn một số hình tam giác. Gọi một số HS giơ hình tam giác lên và nói “Hình tam giác”. Sau đó tìm trong thực tế những đồ vật có dạng hình tam giác như lá cờ đuôi nheo, biển báo giao thông, thước eke, khăn quàng đỏ…

- HS quan sát và thao tác trên các mẫu vật, đồng thời tiếp nhận thơng tin của GV, từ đó có biểu tượng cụ thể về “hình tam giác”

- GV vẽ hình tam giác trên bảng và nói “Đây là hình tam giác” trên cơ sở đó HS sẽ tri giác trên những mơ hình hình học. GV cần chú ý xếp đặt các hình cạnh nhau (chẳng hạn, hình vng đặt cạnh hình trịn) để HS tập so sánh, đối chiếu các hình.

- GV có thể cho HS làm một số bài tập để khắc sâu kiến thức như sau: + Tơ màu hình tam giác.

+ Thực hành xếp hình:

Yêu cầu HS sử dụng bộ đồ dùng dạy học Tốn, dùng các hình tam giác, hình vng, hình trịn có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình như sách tốn 1. Xếp xong hình nào có thể đặt tên được thì khuyến khích các em nêu tên của hình.

Cái thuyền Bông hoa

+ Tơ nét đứt để có hình tam giác.

+ GV cho HS dùng que tính để xếp hình tam giác… Xếp thành các hình sau:

Trong khi HS xếp hình GV quan sát em nào xếp được nhiều hình tuyên dương và giúp đỡ những em yếu.

+ Xé, dán hình tam giác. Một số điểm cần lưu ý:

+ Ở các lớp đầu cấp, đặc biệt là HS lớp 1 do trình độ nhận thức các hình dạng khơng gian cịn hạn chế nên các hình học thường được trực giác một cách toàn thể, trẻ nhỏ chưa biết tách các bộ phận (cạnh, góc, đỉnh) của hình để so sánh tính chất. Vì vậy ta chưa nên dạy cho HS các yếu tố như: đỉnh, cạnh… cũng chưa nên nêu những nhận xét khái quát như: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh. Hình vng có 4 cạnh và 4 đỉnh.

Và cũng khơng nên hỏi: “Vì sao em biết đây là hình tam giác?...” (Vì nó có 3 cạnh)… dạy như vậy là vượt quá yêu cầu ở lớp 1.

Ví dụ 4.6: Dạy bài: Điểm – Đoạn sthẳng:

* Mục đích của bài này là: Giúp HS nhận biết được: - Điểm và đoạn thẳng.

- Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm. - Biết đọc tên các đoạn thẳng.

* Hình thành biểu tượng điểm, đoạn thẳng như sau:

- HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng một cách trực giác thơng qua những hình ảnh cụ thể. Tập đọc tên các điểm, đoạn thẳng.

- Để hình thành biểu tượng về điểm, GV vẽ chấm trịn trên bảng và hỏi: “Đây là cái gì?”

- HS có thể trả lời đây là dấu chấm, 1 chấm tròn, 1 điểm.

- GV giới thiệu cho HS : “Đây là một điểm”. Sau đó GV viết bên cạnh chấm tròn chữ cái A và hướng dẫn HS đọc “ điểm A”.

- Để khắc sâu biểu tượng về điểm tôi so sánh: điểm nhỏ như một đầu cái đinh hoặc đầu mũi kim.

- Để hình thành biểu tượng về đoạn thẳng, GV vẽ hai điểm A và B, dùng thước nối A và B, hướng dẫn HS đọc “ đoạn thẳng AB”.

(Lưu ý hướng dẫn HS đọc tên các điểm : B đọc là Bê, C đọc là xê, D đọc là đê. Đoạn thẳng BC đọc là “đoạn thẳng bê xê”, không đọc là “đoạn thẳng bờ cờ”)

- GV cần nhấn mạnh: “Cứ nối hai điểm ta được một đoạn thẳng và cho nhiều HS nhắc lại kết luận này.

- GV cũng nên liên hệ so sánh cho các em dễ nhớ: “Đoạn thẳng như một sợi chỉ, một sợi len, một sợi dây cước, một sợi dây chun được căng giữa hai đầu đinh.”

Ví dụ 4.7: Dạy bài: Điểm ở trong, điểm ở ngồi một hình.

* Mục đích của bài này là: Giúp HS: - Củng cố biểu tượng về điểm, các hình.

- Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngồi một hình, gọi tên các điểm. - Vẽ và đặt tên được các điểm.

Để giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngồi hình vng GV làm như sau: Bước 1: Giới thiệu phía trong và phía ngồi hình vng.

- GV gắn hình vng lên bản và hỏi: “ Cơ có hình gì?” (HS trả lời: hình vng) - GV gắn bơng hoa, con thỏ trong hình, con bướm ngồi hình vng.

- GV hỏi HS: + Cơ có hình gì nữa? (HS trả lời: bơng hoa, con thỏ, con bướm.) + Nhận xét xem, bông hoa và con thỏ nằm ở đâu? (HS trả lời: Nằm trong hình vng?

+ Ai xung phong lên chỉ đâu là phía trong hình vng? (HS lên chỉ tồn bộ phía trong hình vng.)

+ Nhận xét xem con bướm nằm ở đâu? (HS trả lời: Nằm ngồi hình vng.) - GV tơ màu lại cho cả lớp biết phía trong hình vng và nói, những phần cịn lại khơng kể phần phía trong gọi là phía ngồi hình vng.

Bước 2: Giới thiệu điểm ở phía trong ở phía ngồi hình vng. GV đánh dấu điểm A trong hình vng và hỏi:

- Điểm A nằm ở vị trí nào trong hình vng? (HS trả lời: Nằm trong hình vng). - Tôi gắn băng giấy: Điểm A nằm trong hình vng.

- HS đọc lại: Điểm A nằm trong hình vng. - GV vẽ tiếp điểm N ở ngồi hình vng.

- GV hỏi: “Điểm N ở vị trí nào của hình vng?” (HS trả lời: Ở ngồi hình vng.)

- HS đọc lại: Điểm N ở ngồi hình vng.

- GV: “Nhắc lại cho cơ vị trí của điểm A và điểm N so với hình vng.” (Nhiều HS nhắc lại)

Lưu ý: Giới thiệu điểm ở trong, ở ngồi hình trịn cũng làm tương tự như vậy. Sau khi được hình thành các biểu tượng ban đầu về hình học, các em HS còn được làm quen với một dạng bài tập được tích hợp từ kĩ năng đếm và nhận dạng hình học đó là dạng bài tập đếm số hình. Các bài tập về đếm số hình ln xuất hiện xen kẽ trong nhiều tiết học ở suốt lớp 1.

Dạng 1: Đối với loại bài tập về đếm các hình phân biệt (đơn hình) thì chỉ cần HS

nhận dạng được hình và đếm chính xác là được. Chẳng hạn, xét bài tập sau

Trong hình bên:

a, Có mấy đoạn thẳng? b, Có mấy hình vng? c, Có mấy tam giác?

+ Ở đây GV có thể hướng dẫn HS tơ đầu bút chì (hoặc ngón tay) theo từng đoạn thẳng và đếm: 1 đoạn thẳng, 2 đoạn thẳng,… để thấy có tất cả 8 đoạn thẳng. Muốn HS đếm được chính xác (khơng bỏ xót, khơng lặp lại), GV có thể hướng dẫn HS cách đánh dấu: đoạn thẳng nào chưa có vết bút là chưa đếm…

Dạng 2: Đối với các loại bài tập về đếm các hình trong đó có những hình mà bản

thân nó lại chứa nhiều hình khác (cấu hình) thì ngồi khả năng đếm chính xác, HS cịn phải biết phân tích và tổng hợp hình thì mới đếm được đủ số hình.

Chẳng hạn: xét bài tập sau:

+ Ở đây GV có thể cho HS dùng bút chì tơ xanh, đỏ vào mỗi hình tam giác nhỏ.

H1 H2

GV chuẩn bị sẵn một hình như sách và cũng làm cùng HS tơ xanh, đỏ vào mỗi hình tam giác nhỏ rồi GV cắt rời ra để cho HS thấy có 2 hình tam giác (H 1): xanh và đỏ, sau đó ghép chúng lại để có tam giác thứ 3 (H 2).

+ Ở đây q trình phân tích cho ta hai hình tam giác, quá trình tổng hợp cho thấy thêm một hình tam giác nữa. Do đó trong hình vẽ đó có tất cả 3 hình tam giác. Vì thế loại tốn này cịn gọi là loại tốn về phân tích và tổng hợp hình. Vừa có tác dụng rèn kỹ năng nhận dạng hình vừa có tác dụng rèn luyện các thao tác TD: phân tích và tổng hợp.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 85 - 90)