Hoạt động nhận thức

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Hoạt động nhận thức

2.1.1. Khái niệm nhận thức

Nhận thức là một hoạt động quan trọng trong đời sống con người, là khởi nguồn của mọi sự hiểu biết. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng và ngược lại, nghĩa là nhận thức chỉ đạo cho mọi hành động của con người.

Theo từ điển Triết học [45], nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong

TD của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như khơng thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.

Theo cuốn Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học [17], nhận thức là toàn bộ

những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.

Nếu cho rằng, nhận thức là một quy trình, thì nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của con người khơng mất đi, nó được chuyển hố vào đầu óc của con người, được con người lưu giữ và mã hoá.

Theo Từ điển Giáo dục học [46], nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh

và tái tạo hiện thực vào trong TD của con người.

Như vậy, nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của q trình nhận thức đó (Nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).

Một số nhà tâm lý học đồng nhất nhận thức là hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện tượng. Như vậy, nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau. Nhờ hoạt động trí tuệ mà con người mới hiểu biết được các sự vật hiện tượng.

Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng , nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách

quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích, tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội ([40];[41]).

Tóm lại, nhận thức là q trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người thông qua các giác quan để tạo nên những hiểu biết về chúng.

Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngồi, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm các hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Đặc điểm của nhận thức cảm tính:

- Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

- Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

- Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

- Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách quan một cách gián tiếp. Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm khái niệm, phán đoán, suy lý.

Đặc điểm của nhận thức lý tính:

- Là q trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng. - Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Nhận thức cảm tính và lý tính khơng tách bạch nhau mà ln có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, và nhận thức lý tính nó có tính khái qt cao giúp chúng ta biết được bản chất bên trong của sự vật – hiện tượng và giúp cho nhận thức cảm tính có định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, để biết được tính đúng sai của sự vật hiện tượng chúng ta phải quay trở về với thực tiễn, để thực tiễn kiểm tra nhận thức đúng hay sai, quay trở về với thực tiễn để phục vụ cho thực tiễn, quay trở về với thực tiễn để bổ sung và hoàn thiện thực tiễn. Như vậy, thực tiễn là điểm khởi đầu và là điểm kết thúc của quá trình nhận thức.

2.1.2. Bản chất của nhận thức

Triết học Mác – Lênin khẳng định về bản chất, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn.

2.1.3. Con đường của quá trình nhận thức

Về con đường của q trình nhận thức, Lênin từng nói: Từ trực quan sinh động đến TD trừu tượng, từ TD trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan [34].

2.1.4. Vai trò của nhận thức

Con người hơn con vật là trước khi làm việc đã có nhận thức, đã xác định được mục đích hoạt động.

Như vậy, nhận thức có vai trị rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt động của con người, nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của con người.

con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người.

Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻ khi được sinh ra, nếu nó khơng nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa trẻ đó sẽ khơng có hiểu biết và khơng có nhận thức.

Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngồi của sự vật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên trong.

Khi đã quen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện tượng qua mỗi lần tiếp xúc. Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thì càng nhận biết được nhiều các thuộc tính khác nhau.

Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với nhau, thành một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thành một nhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng.

Khi đó, nhận thức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bước cao hơn và đã tạo ra những cấu tạo tâm lý mới. Cũng khi đó, nhận thức của con người đã đi đến TD trừu tượng, TD khái quát. Như vậy, có thể khẳng định tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử.

Tóm lại, nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người, nếu khơng có nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của một đứa trẻ sơ sinh.

Nhờ có nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung quanh và cao hơn nữa là con người có thể cải tại được chính bản thân mình, phục vụ được nhu cầu của chính mình.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)