CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Một số biện pháp sư phạm
4.2.1. Biện pháp 1: Khai thác hiệu quả “Tuần trải nghiệm lớp 1” nhằm hỗ trợ tâm
tâm lý và nhận thức cho HS đầu cấp Tiểu học
4.2.1.1. Mục đích của biện pháp
- Mục đích của Tuần trải nghiệm lớp 1 là giúp trẻ làm quen với sự thay đổi về môi trường học tập mới, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ học tập tập làm quen với cách học, thích nghi với phương pháp học tập, đón nhận và thích nghi với thầy cơ và
bạn mới. Trẻ sẽ cảm giác được sự bình an, tìm được hứng thú trong mơi trường mới. - Khai thác hiệu quả “Tuần trải nghiệm lớp 1” khơng những giúp trẻ thích nghi với mơi trường học tập ở tiểu học mà còn đem đến niềm vui mới, trẻ thích được đi học bởi vì mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Đồng thời, biện pháp này sẽ là cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, nhận thức…cho HS.
4.2.1.2. Cơ sở khoa học của biện pháp
Trên cơ sở Tâm lý học, học sinh đầu cấp Tiểu học tâm sinh lý chưa phát triển, các em là những sinh linh bé bỏng, khi môi trường sống thay đổi sẽ làm cho tâm lý của các em bất an. Các em sẽ co mình lại để bảo vệ bản thân, để thủ thế đây là tâm lý dễ nhận ra. Do đó khi chuyển từ mầm non lên tiểu học trẻ em sẽ dễ bị biến đổi tâm lý, sẽ sợ sệt trong môi trường lạ lẫm, bất an. Khai thác hiệu quả Tuần làm quen chính là giúp trẻ dần thích nghi với mơi trường mới, các em sẽ cảm thấy an toàn, vui vẻ và tự tin để tham gia những hoạt động giáo dục trong môi trường mới.
4.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện
Với đối tượng là HS lớp 1, lớp đầu cấp Tiểu học các em còn nhỏ, rất hiếu động, mải chơi, chưa chú tâm vào việc học, chưa xác định được hướng đi đúng đắn trong học tập và nề nếp. Lần đầu tiên cắp sách đến trường với bao bỡ ngỡ, chắc chắn rằng cả cha mẹ, thầy cơ cũng như chính bản thân các em đều rất mong mình học được nhiều điều. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nề nếp học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những HS có nề nếp học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những HS có nề nếp tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu sau này.
Để khai thác có hiệu quả Tuần trải nghiệm lớp 1, GV cần thực hiện những công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch chƣơng trình “Tuần trải nghiệm lớp 1” thật nhẹ nhàng, hấp dẫn, mang lại nhiều niềm vui mới, động viên khích lệ trẻ
Việc này rất thực tế và quan trọng đối với mỗi GV. Bởi đây là kế hoạch ban đầu đặt ra để GV có kế hoạch thực hiện theo từng buổi học. Mỗi GV chủ nhiệm phải giúp cho các em thực hiện được theo kế hoạch đã sắp xếp như sau:
Thứ/ Ngày Tiết Nội dung
Thứ 2 Tiết 1 Tập trung HS. Tiết 2 Ổn định tổ chức.
Tiết 3 Phổ biến nội quy trường lớp. Thứ 3 Tiết 1 Ổn định tổ chức.
Tiết 2 Giới thiệu và cho HS làm quen với nội quy trường lớp. Tiết 3 Tập xếp hàng ra vào lớp. Trò chơi.
Thứ 4 Tiết 1 Ổn định tổ chức.
Tiết 2 Giới thiệu và cho HS làm quen với thầy cô giáo, nhân viên nhà trường.
Thứ/ Ngày Tiết Nội dung Tiết 3 Tập xếp hàng ra, vào lớp. Trò chơi. Thứ 5 Tiết 1 Ổn định tổ chức.
Tiết 2 Giới thiệu và cho HS làm quen với việc sử dụng bút chì, sách, vở.
Tiết 3 Giới thiệu và cho HS làm quen với các bạn trong lớp. Thứ 6 Tiết 1 Ổn định tổ chức.
Tiết 2 Giới thiệu và cho HS làm quen với nề nếp học tập.
Tiết 3 Giới thiệu và cho HS làm quen với thầy cô giáo, nhân viên nhà trường và các bạn.
- Hƣớng dẫn HS làm quen với môi trƣờng học tập mới
Đây là môi trường rất quan trọng đối với HS đầu cấp Tiểu học. Vì ở MN, mơi trường chủ yếu là chơi, bước vào lớp 1 các em bắt đầu làm quen với mơi trường học tập theo thời khóa biểu một cách nghiêm túc khiến các em thấy lung túng nên GV phải giúp các em làm quen với môi trường học tập ngay từ đầu.
Cho HS quan sát nhà trường, lớp qua tranh ảnh, sau đó cho HS quan sát khuôn viên của nhà trường. Điều đầu tiên, GV nên cho HS nhớ lớp học của mình để khơng bị lạc với lớp khác, sau đó dẫn các em đi tham quan và giới thiệu về các phòng chức năng, các phòng học, khu vệ sinh, giới thiệu nhà vệ sinh nam, nữ, cách sử dụng trong phòng vệ sinh như thế nào. Nhắc nhở các em chơi ở khu vực nào là an toàn và phù hợp, chơi như thế nào. Đi đến đâu thì GV sẽ hỏi HS “Bạn nào biết đây là nơi nào?” để HS khắc sâu và nhớ được những nơi mình đã quan sát, sau này có thể giúp các bạn khác của mình một cách chắn chắn.
- Hƣớng dẫn HS làm quen với thầy cô, nhân viên của trƣờng
Việc làm này rất thực tế và quan trọng đối với mỗi HS. Bởi đây là bước đầu các em có thể làm ngay khi bước chân vào trường Tiểu học. Các em cần phải biết tên và chức danh của mỗi thầy cô để biết cách xưng hô, cư xử, và đề nghị giải quyết công việc khi cần thiết. Mỗi GV chủ nhiệm phải giúp cho các em biết được điều đó. Để HS tiếp thu một cách nhanh nhớ nhất thì GV phải làm hình ảnh thầy cơ, nhân viên của trường trên Power Point. Sau đó GV giới thiệu để HS biết cụ thể từng người. Hết buổi học, GV gửi hình ảnh thầy cơ, nhân viên của trường qua hịm thư cho phụ huynh cùng theo dõi để giúp HS nắm bắt nhanh hơn. Ngày hôm sau đến lớp GV sẽ kiểm tra nhận thức của HS bằng trò chơi, cụ thể trị chơi mang tên “Người đó là ai”. Để dành chiến thắng trong trò chơi, các em cần chú ý quan sát để nhớ mặt, nhớ tên các thầy cô giáo trong ban giám hiệu và các cơ giáo dạy lớp mình.
- Hƣớng dẫn HS làm quen với nề nếp học tập
HS được hướng dẫn về cách xếp hàng ra vào lớp, chào cờ, ssinh hoạt lớp, tư thế ngồi học, phát biểu ý kiến. (Cho HS xem hình mẫu, sau đó HS thực hành làm theo.)
+ Đối với nề nếp xếp hàng: GV cho HS xếp lần lượt theo vị trí ngồi học. Lần lượt bàn đầu xếp trước rồi đến các bàn tiếp theo. Làm như vậy HS không bị ùn tắc và xơ
đẩy vào người nhau, tạo thói quen ngay từ đầu để HS dễ nhớ.
+ Đối với nề nếp ngồi học: các em HS cần ngồi học ngay ngắn, nghiêm túc và thẳng hàng với nhau theo dãy.
+ Đối với cách đưa bảng con: Các em để bảng vào giữa ngón tay cái và ngón tay út, giơ bằng tay phải, khuỷu tay để xuống bàn.
+ Trong những giờ học tập trên lớp, nhiều tiết học diễn ra rất nặng nề, các em khơng có tâm thế học tập, không tập trung trong giờ học. Để đảm bảo khơng khí “ học mà vui, vui mà học”, GV cần hướng dẫn HS nề nếp giơ tay phát biểu ý kiến, chăm chú nghe giảng và ý thức tham gia các trò chơi học tập….Ở HS đầu cấp Tiểu học vì tâm lý lứa tuổi, cịn nhỏ lại chưa bao giờ được uốn nắn trong học tập nên khi GV hỏi, các em còn trả lời tự do lúc GV chưa cho phép, có em đã biết đưa tay xin phát biểu, nhưng chưa đúng cách. Vì thế GV cần hướng dẫn HS cách đưa tay phát biểu: HS ngồi tư thế thẳng, chống khuỷu tay trái xuống bàn, tay trái giơ thẳng, bàn tay khép lại.
GV giúp HS được học tập, làm quen với nội quy của trường, lớp, sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập, trang phục khi đến lớp.
Việc làm này nhằm giúp các em làm quen với không gian và nề nếp học tập ở lớp. GV cần nhẹ nhàng hướng dẫn, giảng giải cho HS hiểu, không gây áp lực để các em quen dần với việc học tập. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, hợp tác với cha mẹ HS về những trường hợp HS có biểu hiện còn nhút nhát, sợ sệt để tạo cho các em tâm lý thoả mái, tự tin và thích thú đi học. Để làm tốt điều này, các GV hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, đặt vở, mở trang sách giáo khoa…. Chú trọng dạy HS kỹ năng giao tiếp như cách xưng hô, phép lịch sự trong sinh hoạt hàng ngày, cách diễn đạt, trình bày với thầy cô, bạn bè, cha mẹ…
Khi cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi buổi học.
Ví dụ như việc sử dụng đúng sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Những ngày đầu GV cần hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, quy định đồ dùng học tập của các em gồm có một bút chì, tẩy, thước, bộ đồ dùng học Toán và Tiếng việt. Hướng dẫn các em nhận biết các loại sách qua bìa của sách và nội dung bài học từng ngày, nhận biết vở qua quy định trên nhãn tên của vở.
- Xây dựng môi trƣờng học tập, tổ chức một tiết trải nghiệm với toán lớp 1
Đối với HS đầu cấp Tiểu học, tuần học đầu tiên các em còn bỡ ngỡ vì thế để tạo được sự gần gũi với HS, GV nên tổ chức cùng với các em HS trang trí lớp theo mơ hình thân thiện, tích cực. Có đủ: Góc học tập của các mơn, góc thư viện, bảng mừng sinh nhật, nhịp cầu bạn bè, bảng thi đua, khen thưởng cá nhân và tập thể…Cơ trị cùng treo, dán các khẩu hiệu trong lớp có ý nghĩa quan trọng mang tính giáo dục cao, ví dụ: “Dạy tốt – học tốt”, “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, “Năm điều Bác Hồ dạy”,… Việc trang trí này ln được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học và theo từng chủ điểm như: Vui hội Trăng rằm, Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam… tạo sự
thích thú cho HS.
Một số góc học tập mơn Tốn được các em và GV trang trí mà chúng tơi đã lưu lại:
Hình 4.1
Hình 4.3
Bên cạnh đó, GV là thành tố rất quan trọng trong việc xây dựng môi trường học tập cho HS đầu cấp Tiểu học. GV phía là một người bạn thực sự của HS trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Làm thế nào để trở thành một người bạn thực sự của HS? Điều đó khơng khó nếu GV quan tâm, tiếp xúc từng em bằng thái độ ân cần. GV cần bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng của các em, biêt mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ của chính các em. Khi đó, các em dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự mà không hề e dè, giấu giếm hay sợ bị người lớn la rầy, chế nhạo. Hầu như đa số HSTH, các em mới bước vào môi trường học tập thực sự nên các em ngại tiếp xúc với thầy cô. Vậy nên để các em mạnh dạn hơn thì GV phải gần gũi, tạo thân tình để các em dễ hịa đồng vào mơi trường tập thể, trường lớp, thầy cô, bạn bè. Nếu các em nhận ra thầy cô một sự bảo bọc che chở, nhất là sự quan tâm, cảm thông thực sự, các em sẽ dần dần quấn quýt, tin cậy gần như tuyệt đối và thầy cô như thần tượng của các em.
Đồng thời, GV cần quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS. Một số phương pháp phát huy nhận thức của HS trong học tập mơn tốn như:
+ Phương pháp trị chơi tốn học: Phương pháp này là trị chơi trong đó có chứa yếu tố tốn học nào đó. Vì là một trị chơi, trị chơi tốn học mang đầy đủ các đặc điểm của trị chơi nhưng trị chơi tốn học có khác là trị chơi “ phi tốn” ở chỗ ít nhiều phải chứa trong đó một yếu tố kiến thức tốn học nào đó. Đối với HS lớp 1 với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em thì trị chơi tốn học là một trong những phần rất quan trọng giup các em chiếm lĩnh được tri thức mới. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức trò chơi tốn học dễ được HS hưởng ứng tích cực và tham gia.
Ví dụ 4.1: Sau khi học xong các bài: Hình vng, hình trịn; Hình tam giác GV
tổ chức cho các em chơi trò chơi “Bịt mắt chọn hình”. Mục đích: Luyện kỹ năng nhận dạng hình
Chuẩn bị: 25 hình bằng bìa cứng (5 hình vng, 5 hình tam giác, 5 hình trịn, 5 hình tứ giác, 5 hình có đường bao cong nhưng khơng trịn)
Cách chơi: 3 HS cùng chơi, đặt tên cho một em là “hình tam giác”, một em là “hình trịn”, một em là “hình vng”. Sau khi bị bịt kín mắt, mỗi em phải lấy ra các miếng bìa có hình trùng với tên của mình. Ai lấy đủ 5 hình trước là người thắng cuộc.
Ví dụ 4.2: Để củng cố cho HS về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 5, tôi tổ
chức cho HS chơi trị chơi “Buộc dây cho bóng”
Chuẩn bị: 4 tờ bìa có hình vẽ, gồm 2 phần: phần trên vẽ hình các quả bóng bay, trên mỗi quả có ghi một phép cộng hoặc một phép trừ trong phạm vi 5; phần dưới vẽ một cụm các ô vuông ghi kết quả của các phép tính trên.
Cách chơi: HS nối bóng với ơ, ghi kết quả thích hợp ở dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối một lần và chuyền cho bạn nối tiếp. Tổ nào xong trước, nối đúng là tổ đó thắng.
+ Phương pháp trực quan: là phương pháp dạy học dựa trên cơ sở những hình ảnh cụ thể: hình vẽ, đồ vật và thực tế xung quanh để hình thành kiến thức cho HS. Với phương pháp này, GV nên tổ chức, hướng dẫn cho HS hoạt động trực tiếp trên các vật cụ thể nhờ vậy HS nắm được chắc chắn kiến thức và kỹ năng tương ứng.
Ví dụ 4.3: Khi dạy bài “Hình tam giác”, GV chuẩn bị các hình tam giác bằng bìa
có màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau và đặt ở những vị trí khác nhau cho HS quan sát. Qua các hình ảnh cụ thể đó, GV hình thành cho các em biểu tượng về hình tam giác. Sau đó GV lại cho HS tự nêu ví dụ về hình tam giác trong thực tế như: lá cờ thi đua, biển báo…
Ví dụ 4.4: Để HS nắm được cấu tạo số, GV tổ chức hoạt động chia một số que
tính thành 2 nhóm một cách tùy ý, mỗi em chủ động chia theo cách của mình.Tập hợp tất cả các cách chia, GV sẽ có được tất cả các trường hợp cần nắm về cấu tạo số. Có phân tích bằng hành động như vậy, dần dần HS mới phân tích thầm trong đầu được.
GV có thể tổ chức cho HS một tiết trải nghiệm với mơn tốn lớp 1 như sau:
TIẾT HỌC TRẢI NGHIỆM A. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
- Nhận biết các việc cần làm trong các tiết học toán. - Biết được yêu cầu cần đạt trong học toán lớp 1.
B. Chuẩn bị:
- GV: sách toán lớp 1, bộ đồ dùng học toán. - HS: bộ đồ dùng học toán, SGK.
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hƣớng dẫn HS lam quen với sách toán lớp
1:
- GV cho HS xem quyển sách Toán lớp 1. - GV yêu cầu HS mở bài Tiết học đầu tiên. - GV giới thiệu sách Tốn lớp 1:
Từ bìa đến tiết học đầu tiên, mỗi tiết học có 1 phiếu.