Một số khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp của học sinh đầu cấp tiểu học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 53 - 57)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4.4.Một số khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp của học sinh đầu cấp tiểu học

2.4. Giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học

2.4.4.Một số khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp của học sinh đầu cấp tiểu học

tâm lý lo sợ, hoang mang, chông chênh cho trẻ trong mọi hoạt động vui chơi và học tập.

d. Sự thay đổi về nhận thức trong học tập

Ở MN, trẻ được học tập thông qua con đường nhận thức trực quan sinh động, chủ yếu là nhận thức cảm tính. Trẻ được thao tác thơng qua các đồ vật, vừa chơi vừa học, quá trình nhận thức diễn ra từ từ. Khi chuyển lên đầu cấp Tiểu học, trẻ phải học rất nhiều môn, khối lượng kiến thức khá lớn và cũng khá khó, trừu tượng. Việc nhật thức lúc này khơng chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính mà phải nhận thức ở mức độ cao hơn – lý tính. Việc học tập cũng địi hỏi sự sử dụng ngơn ngữ cao hơn, các em phải biểu đạt được các ý niệm thông qua ngơn ngữ viết và nói, khơng những thế các em phải hiểu được biểu đạt của cô giáo và bạn bè trong lớp. Những kiến thức khó và trừu tượng địi hỏi mức độ TD, trí tưởng tượng phong phú. Điều này là khá khó khăn với HS đầu cấp tiểu học.

Những thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp mà trẻ phải đối mặt là sự thay đổi môi trường học tập cả về vật chất lẫn tinh thần, cả về phương pháp, hình thức dạy học của GV lẫn cách học của trẻ… Do đó, nếu khơng được hỗ trợ tốt trong giai đoạn này, khi mới bắt đầu vào lớp 1 trẻ có cảm giác bị hẫng hụt, được biểu hiện thông qua các hành vi như:

- Trẻ khơng thích đi học, tìm mọi lý do để trì hỗn việc đi học hoặc khóc lóc mỗi buổi sáng: “Con nhớ cô…” (cô giáo ở lớp mẫu giáo). Nhiều trẻ đã từng nói với những người thân trong gia đình: “Ước gì con bé mãi, để được học ở lớp mẫu giáo mãi mãi...”;

- Trẻ sợ học toán

- Trẻ sợ phải tập viết, thường kêu mỏi tay, đau tay khi phải viết; - Trẻ ngủ khơng n giấc, hay giật mình;

- Trẻ sợ phải đi vệ sinh ở trường.

Chính những biểu hiện vụn vặt này khiến trẻ thấy tự ti trước bạn bè, dẫn đến việc trẻ sợ đi học [8].

2.4.4. Một số khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp của học sinh đầu cấp tiểu học học

Từ những sự thay đổi trong giai đoạn chuyển tiếp đã nói ở trên sẽ gây nên những khó khăn khơng nhỏ cho trẻ trong nhiệm vụ học tập.

Theo từ điển tiếng Việt [42], khó khăn nghĩa là có nhiều trở ngại hoặc thiếu thốn. Theo từ điển Anh - Việt [47] thì từ “difficult” có nghĩa là khó, khó khăn, gay go. Theo từ điển Pháp – Việt [48] thì từ “difficile” có nghĩa là khó, khó khăn, gian nan, khổ nhọc.

Như vậy, khó khăn là có nhiều trở ngại, thiếu thốn và sự khắc nghiệt… đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.

Giai đoạn lớp 1 là giai đoạn đầy những chông gai và thử thách trong cuộc đời HS của mỗi con người. Tác giả Maurice Debesse [64, tr.133] đã coi lớp 1 như là “một

trang sử mới của cuộc đời trẻ”. Cịn tác giả Nguyễn Thị Nhất [38, tr.14] thì coi đây là

“cửa ải phân chia hai cuộc sống khác nhau”. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thì gọi những khó khăn của HS lớp 1 là một trong những “nỗi khổ của con em” chúng ta.

Vậy ở “cửa ải” lớp 1 trẻ gặp phải những khó khăn gì? Những khó khăn đó biểu hiện ra sao? Nguyên nhân nào gây nên những khó khăn đó? Dưới đây là quan điểm của một số tác giả về vấn đề này:

- Theo tác giả A.V.Petrovxki thì HS lớp 1 có 3 khó khăn thường gặp nhất [41]: + Thứ nhất: Những khó khăn có liên quan tới những đặc điểm của chế độ học tập mới mẻ. Theo chúng tôi, vào lớp 1, trẻ phải làm quen với những chế độ học tập mới như: phải thức dậy đúng giờ, không được bỏ học, phải giữ yên lặng trong giờ học, phải thực hiện đúng hạn những bài tập về nhà… nếu khơng làm quen được với những địi hỏi mới này trẻ sẽ rất dễ mệt mỏi, kết quả học tập không cao, vắng mặt trong những giờ quy định trong chế độ học tập…

Để khắc phục khó khăn này cho trẻ thì cha mẹ và GV cần phải giải thích rõ ràng và dễ hiểu những yêu cầu mới đối với đời sống của trẻ, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu đó của trẻ và có biện pháp khích lệ và trừng phạt phù hợp.

+ Thứ hai: Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ với thầy cô, bạn bè và sự thay đổi trong quan hệ với gia đình.

Theo A.V.Petrovxki, đối với trẻ lớp 1, dù giáo viên có niềm nở và nhân từ thì họ cũng vẫn là người dạy dỗ có uy tín và nghiêm khắc, đưa ra những nguyên tắc nhất định và ngăn chặn mọi lệch lạc vi phạm những nguyên tắc đó. Mặt khác, GV thường xuyên đánh giá công việc của trẻ. Chính vì vậy, đứng trước GV trẻ thường rụt rè, ngượng nghịu và đơi lúc mất bình tĩnh.

Một trong những trở ngại của HS lớp 1 là việc kết bạn. Nhiều khi HS lớp 1 bối rối trong môi trường mới, không thể ngay một lúc làm quen được với những trẻ khác nên các em cảm thấy cơ độc.

Theo A.V.Petrovxki, để giải quyết khó khăn này cho trẻ thì người GV phải lưu ý một số điểm sau:

+ Phải tìm hiểu được các đặc điểm cá nhân của từng HS, hiểu những phẩm chất tâm lí thực sự của chúng.

+ Phải giáo dục cho trẻ lòng tin vào GV, vào những hành động của họ. + Phải đối xử công bằng và yêu cầu như nhau đối với mọi HS.

+ Phải ủng hộ tình bạn của những trẻ có chung hứng thú, tình bạn của những trẻ có điều kiện bên ngồi của cuộc sống giống nhau.

A.V.Petrovxki cho rằng “trong những tháng đầu tiên của trẻ ở trường mục đích

quan trọng của công tác giáo dục là làm cho trẻ cảm thấy lớp học và sau đó là trường học khơng phải là một nhóm người xa lạ với nó, mà là một tập thể thiện ý và chu đáo của những người bạn cùng học, của những người bạn nhỏ và lớn”[41].

Đó là trong nhà trường, trong gia đình vị trí của trẻ cũng có sự thay đổi. Trẻ có những trách nhiệm và quyền hạn mới. Nhiều gia đình sẵn sàng thỏa mãn quá đầy đủ

những đòi hỏi của trẻ làm cho một số trẻ bắt đầu “chiếm đoạt” vị thế của mình, đưa mình vào trung tâm. Vì đây là nguồn nảy sinh tính vị kỉ riêng của trẻ. Một số gia đình khác lại thờ ơ, không quan tâm đến “vai” này của trẻ trong gia đình, khơng thỏa mãn được những quyền hạn tối thiểu của trẻ dẫn đến kết quả là việc học của trẻ đạt kết quả không cao.

+ Thứ 3: Loại khó khăn này nhiều HS lớp 1 bắt đầu gặp phải vào giữa năm học. Theo A.V.Petrovxki, biểu hiện của khó khăn này là ban đầu trẻ thích thú, vui vẻ đến trường, sẵn sàng tuân theo mọi quy định, hứng thú tiếp thu tri thức nhưng đến khoảng giữa năm học, trẻ mất dần đi khát vọng học tập ban đầu.

Nguyên nhân của khó khăn này là do quá trình học tập ở lớp 1 thường được tổ chức theo cách đưa HS vào thế bị động, phải tiếp thu những tri thức có sẵn. Do vậy phạm vi tìm tịi, khám phá của trẻ khơng nhiều, tính độc lập nhận thức của trẻ bị hạn chế, hứng thú của bản thân với nội dung dạy học được hình thành một cách yếu ớt. Kết quả là trẻ uể oải, thờ ơ với việc học.

A.V.Petrovxki đã đưa ra biện pháp mà theo ông là đúng đắn nhất để ngăn ngừa “sự bão hòa” học tập là trong giờ học GV phải đưa ra các nhiệm vụ học tập nhận thức phức tạp đúng mức để trẻ phải suy nghĩ, tìm tịi cách giải quyết vấn đề.

Qua việc trình bày trên đây, chúng ta thấy Petrovxki đã phân tích khá kĩ càng KKTL trong hoạt động học của HS lớp 1. Cịn khó khăn trong hoạt động khác của HS lớp 1 thì khơng thấy tác giả đề cập đến.

- Trong cuốn “6 tuổi vào lớp 1”, tác giả Nguyễn Thị Nhất cũng đã liệt kê những KKTL của HS lớp 1. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý miêu tả những biểu hiện của những khó khăn đó. Theo tác giả, HS lớp 1 có những khó khăn chủ yếu là:

+ Trẻ phải từ bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tùy hứng ở mẫu giáo và bước mình vào kỉ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông. Theo tác giả, “cố gắng ngồi yên cả buổi, tập trung nghe cô giảng, cố gắng điều khiển con mắt và đôi

tay, cố gắng nhớ cho hết những điều phải học tập, cố gắng thực hiện những thao tác TD trừu tượng, học tập quả là gian khổ”[38, tr.10].

Nguyên nhân của khó khăn này là do u cầu địi hỏi của nhà trường là các em phải ngồi yên cả tiết, phải tập trung nghe cô giảng bài song khả năng tự kiềm chế, không cựa quậy đối với trẻ em không phải là một đức tính sẵn có, nó phụ thuộc vào sự thành thục, chín muồi của hệ thần kinh. Mặt khác, cuộc sống gia đình khơng êm ả, hồn cảnh gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý học tập của trẻ. Theo tác giả, hàng ngày trẻ phải đối mặt với những thực tế phũ phàng như: gia đình bất hịa, bố mẹ thua lỗ trong bn bán… và để thoát khỏi thực tế phũ phàng ấy, trẻ trốn vào thế giới mơ tưởng hoặc cùng bạn bè đùa nghịch. Vậy là trẻ lại bị kỉ luật.

HS lớp 1 có khả năng thích nghi vượt qua gian khổ rất lớn nếu ta biết khuấy động ở trẻ những tình cảm tích cực. Mặt khác, mỗi GV lớp 1 cần nhận thức được rằng mỗi HS có đặc điểm tâm lí riêng cần quan tâm đặc biệt đến những đặc điểm riêng đó ở các em.

khi trẻ cịn được bố mẹ, cơ giáo có những hành động vuốt ve, quan tâm đặc biệt. Nhưng bước vào lớp 1 là một thế giới hồn tồn “vơ hình”. Ở đây thầy cơ khơng quan tâm riêng đến ai, khơng hề chăm sóc vuốt ve ai. Kết quả là trẻ vừa sợ thầy cô, vừa sợ đến trường.

+ Ở lớp 1 trẻ bắt đầu “vỡ mộng”. Bước vào lớp 1, ở trẻ có biết bao cảm giác hân hoan, tự hào, với sự hồi hộp đón chờ một thế giới đầy hấp dẫn. Nhưng rồi trẻ được học những điều khác xa với tưởng tượng của các em: Đó là những chữ cái, vần, rồi dấu hỏi, dấu sắc, số 1, số 2, dấu cộng, dấu trừ… chứ không phải là những cuộc phiêu lưu đầy kì thú của các nhân vật cổ tích. Và thế là trẻ chán. Có những em có những biểu hiện như lơ đãng, quấy phá, từ chối đến trường hoặc có những biểu hiện sinh lí như nhức đầu, đau bụng, nôn ọe…

Qua việc phân tích trên đây cho thấy trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung nêu lên những biểu hiện khó khăn của HS lớp 1 nhưng ít đề cập đến nguyên nhân cũng như biện pháp để giải quyết khó khăn cho trẻ.

- Trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em”, tác giả Nguyễn Khắc Viện cũng đã đề cập đến những KKTL mà HS lớp 1 gặp phải, đó là:

+ Thử thách đầu tiên đối với trẻ lớp 1 đó là giữ kỉ luật lớp học, là ngồi yên cả tiết, cả buổi. Biểu hiện là hết giờ học, trẻ ùa ra sân, la ó, chạy tán loạn, xơ đẩy nhau bởi các em đã phải ngồi yên đến tê cả chân.

+ Trẻ phải học một chương trình học quá nặng so với sức của chúng. Thời gian học chiếm hầu hết thời gian của trẻ. Chúng không được chơi nên lại càng “thèm” chơi. + Trẻ ít được bố mẹ vỗ về, âu yếm hơn trước. Trẻ luôn chịu sự kiểm tra, đánh giá của bố mẹ. Bố mẹ đặt quá nhiều kì vọng vào con cái, buộc chúng phải đạt kết quả học tập vượt quá sức của chúng. Nếu trẻ khơng đạt được như vậy thì bố mẹ khơng những khơng động viên mà còn quay ra la mắng, đánh đập trẻ. Kết quả là trẻ phải chịu một áp lực rất lớn đối với bố mẹ và càng xa lánh bố mẹ hơn.

+ Cũng như tác giả A.V.Petrovxki và tác giả Nguyễn Thị Nhất, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cũng đề cập đến sự “vỡ mộng” của trẻ trong hoạt động học tập. Điều này được thể hiện ở chỗ: ban đầu trẻ thích thú đến trường, ao ước được biết đọc, biết viết. Nhưng trẻ thấy việc học rất là gian khổ, nhàm chán. Bố mẹ động viên trẻ là cố học để trở thành bác sĩ, kĩ sư. Nhưng với một em bé 6 tuổi thì điều đó thật là xa vời và rõ ràng đây không phải là một giải pháp đúng đắn.

+ Học sinh lớp 1 khơng chỉ gặp khó khăn trong hoạt động học tập mà còn trong các hoạt động khác. Ví dụ trong hoạt động vui chơi, như trên đã nói, HS lớp 1 rất “thèm” chơi, nhu cầu vui chơi của các em cịn rất lớn, thậm chí chiếm ưu thế. Vậy mà theo tác giả, đại đa số trẻ phải ngồi yên suốt buổi để học, lâu lâu mới được bố mẹ cho đi chơi công viên một lần, thỉnh thoảng được đi bơi lội, tập võ, đá bóng. Hàng ngày nếu có được chơi thì trẻ lại chơi điện tử, thần kinh bị kích thích nhưng chân tay lại không được vận động. Theo tác giả, đáng thương nhất là những HS nam hiếu động bẩm sinh, quanh năm bị khiển trách trừng phạt. Trẻ bị phạt ngồi yên cả buổi, ngồi yên

không chịu nổi, lại quấy phá, lại bị phạt, các em bị đẩy vào một vịng luẩn quẩn khơng gỡ ra được. Hoặc như trong hoạt động văn nghệ, theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, trẻ cũng gặp khó khăn. Những trẻ có năng khiếu thì gia cơng luyện tập, khi biểu diễn thì nét mặt căng thẳng, biểu lộ lo âu, sợ làm hỏng, làm sai. Những em khác khơng được tham gia thì lại thấy thờ ơ, chán nản vì chẳng liên quan gì đến mình.

Cũng trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Khắc Viện đã đề xuất một số biện pháp giải quyết “nỗi khổ” cho trẻ như: tạo điều kiện cho trẻ được chơi nhiều hơn, GV cần thân tình với HS, hiểu được những diễn biến tâm lí đang diễn ra ở các em, tạo điều kiện kết bạn cho trẻ.

Như vậy, mỗi tác giả đưa ra những KKTL của HS lớp 1 khác nhau nhưng có thể phân thành các loại như sau:

- Khó khăn thích ứng với cuộc sống nhà trường. - Khó khăn khi chuyển dạng hoạt động chủ đạo. - Khó khăn trong giao tiếp

- Khó khăn trong khi tham gia các hoạt động tập thể. - Khó khăn khi tham gia các hoạt động lao động. - Khó khăn khi tham gia các hoạt động vui chơi.

Đây chính là cơ sở của việc nghiên cứu thực trạng của đề tài

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẬN THỨC KHI HỌC TOÁN CHO HỌC SINH ĐÂU CÁP TIỂU HỌC (Trang 53 - 57)