6. Bố cục luận án
2.2. Tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ
2.2.2. Nhan đề tác phẩm
Nhan đề tác phẩm vốn không phải Hồ Thượng thư gia lễ, mà chỉ có nhan đề ở hai quyển thành phần. Từ nhan đề riêng đến nhan đề chung của tác phẩm thể hiện quá trình từ hình thành tác phẩm đến hình thành văn bản khắc in lưu hành trong đời sống xã hội. Nhan đề riêng và nhan đề chung của tác phẩm được phân tích như sau.
2.2.2.1. Nhan đề riêng “Gia lễ Quốc ngữ quyển chi Thượng” và “Gia lễ vấn đáp quyển chi Hạ”
Hồ Thượng thư gia lễ là tài liệu tham khảo của nhiều Nho sĩ khi biên soạn trước
tác gia lễ Hán Nôm. Do khoảng cách thời đại nên khi trích dẫn hoặc giới thiệu, tác phẩm được ghi bằng những nhan đề khác nhau, thể hiện ở bảng sau:
STT Nhan đề khác của
Hồ Thượng thư gia lễ
Xuất hiện trong tư liệu Tổng
số Thọ Mai41 Bản A.279 Lịch triều42 Thanh thận43 Tồn chân44 Bị kí45 Nam thư 146 Thư mục47 Nam thư 248 41 Thọ Mai gia lễ. 42
Lịch triều hiến chương loại chí. 43
1. Gia lễ vấn đáp x x 2
2. Hồ Thượng thư x 1
3. Hồ Thượng thư gia lễ x x x x x x x 7
4. Hồ Thượng thư gia lễ
Quốc ngữ vấn đáp x 1 5. Hồ Thượng thư vấn đáp x 1 6. Hồ Thượng thư vấn đáp lễ x 1 7. Quốc ngữ Vấn đáp gia lễ (Quốc âm Vấn đáp gia lễ) x 1
8. Hồ tướng cơng gia lễ Bìa bản Vĩnh Hựu, lưu tại VNCHN, do người làm thư mục sách đặt
1
9. Thượng thư lễ x 1
10. Thượng thư gia lễ x 1
11. Vấn đáp gia lễ x x x 3
Vấn đáp lễ x 1
Tác phẩm có kết cấu nội dung gồm Gia lễ Quốc ngữ quyển chi Thượng và Gia lễ
vấn đáp quyển chi Hạ. Theo đó, quyển Thượng nhan đề Gia lễ Quốc ngữ và quyển Hạ nhan đề Gia lễ vấn đáp. Khi khắc in sách, Chu Bá Đang cũng mô tả kết cấu nguyên bản gồm hai quyển: “Quan Hình bộ Thượng thư kiêm Đơng các Đại học sĩ Duệ Quận công Hồ Sĩ Dương […] sửa sang thành hai cuốn Thượng và Hạ, một cuốn là Gia lễ Quốc ngữ, một cuốn là Gia lễ vấn đáp”49.
Theo đó, mỗi quyển thành phần của sách đều có nhan đề riêng: quyển Thượng nhan đề Gia lễ Quốc ngữ, quyển Hạ nhan đề Gia lễ vấn đáp. Mặc dù vậy, khi trích dẫn từ quyển Thượng, một số tư liệu gia lễ như Thọ Mai gia lễ, Thanh Thận gia lễ, Tang lễ
bị kí chỉ dẫn nguồn bằng nhan đề chung Hồ Thượng thư gia lễ và không nhắc đến Gia lễ Quốc ngữ. Trong khi đó, khi trích dẫn từ quyển Hạ, các tác giả gia lễ thường dẫn nguồn bằng nhan đề riêng Gia lễ vấn đáp. Điều này dẫn đến việc nhan đề Gia lễ Quốc
ngữ của quyển Thượng bị mờ dần trong hệ thống tác phẩm gia lễ, cũng như trong đời
sống gia lễ Việt Nam. Tuy vậy, Gia lễ Quốc ngữ mới là phần chủ đạo trong Hồ
Thượng thư gia lễ và khi nhắc đến Hồ Thượng thư gia lễ là nói đến Gia lễ Quốc ngữ.
44
Văn Công gia lễ tồn chân. 45
Tang lễ bị kí. 46
Nam thư mục lục của Trần Duy Vôn. 47
Đại Nam thư mục. 48
Nam thư mục lục của Trần Văn Giáp.
49 Hồ Thượng thư gia lễ, “Hồ Thượng thư gia lễ quốc ngữ vấn đáp tự” Ia. Nguyên văn chữ Hán:
Nam thư mục lục 南書目錄 của Trần Văn Giáp cũng cho biết Gia lễ Quốc ngữ là tên
gọi khác của của Hồ Thượng thư gia lễ: “Hồ Thượng thư gia lễ một tên khác là Gia lễ
Quốc ngữ”50.