6. Bố cục luận án
2.1. Tác giả Hồ Sĩ Dương (1622 – 1682)
2.1.3. Một số nhận xét chung về tác giả Hồ Sĩ Dương
Nhận xét về đóng góp của Hồ Sĩ Dương đối với nước nhà, chúng tơi phân tích thơng qua hai khía cạnh trong sự nghiệp tác giả. Trong sự nghiệp quan trường, Hồ Sĩ Dương làm quan từ năm 1652 đến năm 1681, tổng cộng 30 năm, trải qua bốn đời vua Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hi Tơng, Hồ Sĩ Dương, đóng góp trên nhiều phương diện: chính trị (kinh qua các chức Bồi tụng, Hữu Thị lang Bộ Binh, Hữu Thị lang Bộ Lại, Thượng thư Bộ Công, Tham tụng, giúp sức xây dựng chính sách có lợi
32
cho nước nhà và nhân dân33); ngoại giao (năm lần lên quan ải đón tiếp sứ thần, một lần làm Chánh sứ sang nhà Thanh); quân sự (bốn lần làm Đốc thị, yên Bắc dẹp Nam).
Khơng những đóng góp trên các phương diện chính trị, ngoại giao, quân sự, Hồ Sĩ Dương cịn đóng góp cho nền sử học, văn học và văn hóa Việt Nam với nhiều sáng tác lớn và uy tín: về sử học, ơng làm Giám tu Quốc sử, tham gia biên soạn hoặc soạn lời tựa cho 03 bộ sách sử lớn, gồm Đại Việt sử kí bản kỷ tục biên, Đại Việt Lê triều đế
vương trung hưng công nghiệp thực lục (thành viên tham gia), Lam Sơn thực lục (soạn
lời tựa); về văn học, với số lượng chúng tôi thống kê được, tác phẩm ông sáng tác hiện cịn khơng nhiều, nhưng thực sự phong phú về thể loại thể tài, với 13 bài thơ ở thể tài tiễn tặng, xướng họa, 05 bài bi kí khắc trên bia ở các di tích lớn nhỏ; và về văn hóa, ơng sáng tác Hồ Thượng thư gia lễ đóng góp lớn đối với văn hóa nước nhà.
Ngồi những đóng góp trong sự nghiệp làm quan và sáng tác, Hồ Sĩ Dương cịn đóng góp đối với dịng họ, làng xã q hương tác giả: với dịng họ, ơng lập ruộng học điền và ruộng tế tự khuyến khích phát triển giáo dục và chăm lo thờ cúng tổ tiên, và soạn gia lễ hướng dẫn tế tự thờ cúng; với làng xã, ông quy tập nhân dân, lập nhiều
làng xóm, ổn định cuộc sống nhân dân địa phương…
Cuối cùng, trên cơ sở phân tích đóng góp lớn nhỏ của Hồ Sĩ Dương đối với xã hội, từ phạm vi dòng họ, làng xã đến toàn xã hội, thông qua một số sự kiện có liên quan, chúng tôi đánh giá những yếu tố cơ bản về con người Hồ Sĩ Dương với tư cách là một tác gia. Trước nhất, Hồ Sĩ Dương là một nhà Nho, sống trong môi trường Nho giáo từ thuở hàn vi. Khi đỗ đạt và làm quan, Hồ Sĩ Dương trở thành nhà khoa bảng, nhà chính trị. Từ dữ kiện trong cuộc đời sự nghiệp thể hiện nhận thức, tâm lý và ứng xử chính trị, hay quan điểm tư tưởng trong thơ văn có thể nhận thấy, Hồ Sĩ Dương có tinh thần của một nhà Nho quan chức, khi ngôn luận và hành động đều ít nhiều thể hiện tinh thần trung quân ái quốc, tôn quân nhương di và nhiều biểu hiện mang màu sắc Nho giáo. Nhìn lại sự kiện “không ăn thịt trâu” xảy ra trên đường đi sứ, mặc dù sự kiện này chỉ được ghi trong gia phả họ Hồ, nhưng ít nhiều đã cho thấy, dù ông là nhà
33
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tháng 7 năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 (1677), triều đình lệnh cho Nguyễn Mậu Tài và Hồ Sĩ Dương định rõ thể lệ phong ấm cho công thần văn võ và thể lệ miễn giao dịch cho lại điển hoặc dân đinh. Nếu như đầu niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 – 1628), bề tơi có qn cơng được dự phong “công thần”, phần nhiều được đời đời phong ấm, thì bấy
Nho quan chức có tư tưởng duy lý, nhưng suy đến cùng ông vẫn ln mang tính cách của một nhà nho nhân hậu, coi trọng đạo hiếu. Nếu nhìn trực diện vào đóng góp thực tiễn chính trường và hiểu biết lịch sử văn hóa thể hiện qua nội dung chuyển tải trong sáng tác, có thể nhận thấy, Hồ Sĩ Dương là một nhà Nho chính khách, đồng thời là một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa hơn là một nhà thơ nhà văn đơn thuần. Theo chúng tơi, đó là một trong những yếu tố tác động đến nội dung tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ
của ông, tinh thần Nho giáo, tư tưởng chính trị, quan điểm văn hóa của một người Việt đều thể hiện trong đó.