6. Bố cục luận án
4.2. Tiếp biến gia lễ Nho giáo nhìn từ Gia lễ Quốc ngữ
4.2.1.1. Văn Công gia lễ của Chu Hy
Văn Công gia lễ hay Chu Tử gia lễ vốn là một phần trong sách Nghi lễ kinh truyện thông giải 儀禮經傳通解của Chu Hy (nhà bác học thời Nam Tống, sinh năm 1130 mất năm 1200, tự Nguyên Hối, Trọng Hối, hiệu Hối Am, tên thụy là Văn, thường gọi là Chu Văn Công, Chu Tử, người Vưu Khê, Nam Kiếm Châu, nay thuộc huyện Vưu Khê tỉnh Phúc Kiến). Sau khi Chu Hy mất, Văn Cơng gia lễ mới chính thức ra đời. Những học trò của Chu Hy đều mặc nhận đây là tác phẩm của Chu Hy. Vấn đề chân ngụy tác phẩm được chú ý từ thời Nguyên và được biện luận khá nhiều vào đời nhà Thanh. Tuy nhiên, trải qua các thời đại Gia lễ vẫn được coi là tác phẩm của Chu Hy.
Gia lễ được soạn trên cơ sở Thư nghi書儀 của Tư Mã Quang 司馬光, tổng hợp cổ lễ và trước tác chư gia thời Lưỡng Tống. Gia lễ gồm sáu quyển tương ứng bốn nghi lễ thành phần, cộng với quyển Thông lễ và quyển Phụ lục (quyển một: Thông lễ通禮; quyển hai Quan lễ冠禮; quyển ba Hôn lễ昏禮; quyển bốn Tang lễ喪禮; quyển năm
Tế lễ祭禮 và một quyển Phụ lục附錄). Gia lễ được sử dụng như một bộ kinh điển và được nhiều tác gia lịch đại bổ chú: Gia lễ phụ chú 家禮附註của Dương Phục楊復;
Gia lễ tăng chú家禮增註của Lưu Đàn Tôn劉垓孫 (đời Tống); Văn Công gia lễ nghi
tiết文公家禮儀節 của Khâu Tuấn 丘濬 biên tập; Văn Công gia lễ nghi tiết文公家禮 儀節 do Dương Thận 楊慎 biên tập; Văn Cơng gia lễ chính hành文公家禮正衡 (đời Minh); Thù thế cẩm nang chính gia lễ đại thành 酬世錦囊正家禮大成 của Lã Tử Chấn 呂子振; Gia lễ hội thông家禮會通 của Trương Nhữ Thành 張汝誠 (đời Thanh);... Ngồi ra, cịn một số bản tuyển tập như Toản đồ tập chú Văn Công gia lễ纂圖集註文公 家禮 (đời Nguyên), Văn Công tiên sinh gia lễ文公先生家禮 (đời Minh)...
Gia lễ được nhà Nguyên sử dụng như một mơ hình kiểu mẫu khi pháp định nghi
được nhập vào bộ Tính lí đại tồn性理大全, ban bố toàn quốc cùng Lục kinh Tứ thư
tập chú六經四書集註. Văn Cơng gia lễ chính thức truyền bá ở Việt Nam từ năm 1491 cùng bộ Tính lí đại tồn. Tuy nhiên, với số lượng khơng nhiều, đồng thời nghi tiết trong đó cịn cơ động và mang tính kinh điển, nên Văn Cơng gia lễ ít được truyền bá và được mọi tầng lớp tiếp cận. Tính đến thời Nguyễn, Văn Cơng gia lễ ảnh hưởng đến nghi lễ cung đình. Trong dân gian, Văn Cơng gia lễ ảnh hưởng ít nhiều đến thực tế hôn lễ, tang lễ, được các gia tộc áp dụng trong tế tự, trong thờ tự, trong kiến trúc từ đường…
Văn Cơng gia lễ (trong tập Tính lí đại toàn)
Qua việc khảo tư liệu gia lễ Việt Nam lịch đại cho biết, trong lịch sử đã từng lưu hành những tư liệu gia lễ sau: Gia lễ phụ chú 家禮附註của Dương Phục楊復;
Gia lễ tăng chú家禮增註của Lưu Đàn Tôn劉垓孫 (đời Tống); Văn Công gia lễ
nghi tiết文公家禮儀節do Khâu Tuấn 丘濬 biên tập; Văn Công gia lễ nghi tiết文公 家禮儀節do Dương Thận 楊慎 biên tập; Văn Cơng gia lễ chính hành文公家禮正衡
(đời Minh).
Văn Công gia lễ và những tư liệu bổ chú là cơ sở góp phần hình thành tư liệu gia
lễ Việt Nam. Nói như thế khơng có nghĩa là tư liệu gia lễ Việt Nam tổng hòa tất cả những tư liệu nói trên mà thực chất chủ yếu dựa trên cơ sở của một bản Văn Cơng gia
lễ nào đó và khơng nhất thiết phải là chính thống như bản Văn Cơng gia lễ trong bộ Tính lí đại tồn.