Hoàn thành tác phẩm gia lễ vào sau năm 1676

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 53 - 55)

6. Bố cục luận án

2.2. Tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ

2.2.1.2. Hoàn thành tác phẩm gia lễ vào sau năm 1676

Quê hương Hồ Sĩ Dương - làng Quỳnh Đôi là làng văn hóa lâu đời, có truyền thống khoa cử, phong tục thuần hậu với nhiều khoán lệ cổ. Đối với văn hóa tang lễ, năm 1645, làng Quỳnh đã có khốn Phe gồm 22 điều quy định về việc giúp nhau trong việc tang tế, có hai tổ chức Phe Tiền, Phe Đơng chuyên lo việc mai táng cho người quá cố [Ban chấp hành Đảng bộ xã Quỳnh Đôi, 2005, tr.19]. Sống trong mơi trường văn hóa như vậy, Hồ Sĩ Dương có điều kiện tiếp cận khơng gian văn hóa lễ nghi người Việt từ tuổi hàn vi. Trong thời gian làm quan và qua lần đi sứ Trung Hoa, Hồ Sĩ Dương có điều kiện tiếp cận văn hiến gia lễ Nho giáo. Trong lời tựa của sách, Chu Bá Đang36 cho biết: “Quốc triều ta có quan Hình bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ Duệ quận công Hồ Sĩ Dương với việc giữ chế độ, đọc lễ nghi, sau khi xem nhiều sách mới chọn lấy nghi tiết trong Văn công gia lễ”37. Nội dung Hồ Thượng thư gia lễ

cho biết, Hồ Sĩ Dương tiếp cận khơng ít tư liệu gia lễ lịch đại, bao gồm kinh điển lễ học Nho gia như Lễ kí, Lễ kinh; tư liệu điển chương như Đại Minh hội điển, Đại Minh

tập lễ; tư liệu gia lễ như Gia lễ của Chu Hy và các bản chú giải sách Gia lễ như Văn Công gia lễ nghi tiết của Dương Thận, Văn Cơng gia lễ chính hành của Thân Thời Hành, Gia lễ vấn đáp của Vương Thế Trinh (các sách trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc); và sách Gia lễ tiệp kính của Ngơ Sĩ Bình (gia lễ Việt Nam).

36

Thông tin về Chu Bá Đang朱伯璫, được ghi ngắn gọn về Hồ Thượng thư gia lễ trong mục “Văn tịch chí” sách Lịch triều hiến chương loại chí, trong sách Nam thư mục lục và trong Từ điển

nhân vật lịch sử Việt Nam (xem mục 2.2.4.2. Diện mạo “Quốc ngữ giải” và lời tựa của Chu Bá Đang

trong Luận án). 37

Hồ Thượng thư gia lễ, “Hồ Thượng thư gia lễ quốc ngữ vấn đáp tự”, tờ Ia. Nguyên văn chữ Hán: 我國朝刑部尚書兼東閣大學士㵝郡公胡士揚于守制讀禮,次歷閲群書,取文公家禮儀註.

Thời Lê Trung hưng, đời sống gia lễ diễn biến phức tạp do bối cảnh lễ học bất minh. Trong khi đó, thư tịch gia lễ lưu hành trong xã hội có hiện tượng không thống nhất, quan niệm ngại đọc sách lễ vẫn tồn tại.

Với thực trạng tư liệu gia lễ bất nhất gây khó khăn trong thực hành tang tế, trong “Quốc ngữ giải”, Hồ Sĩ Dương viết: “Mỗ nay nhân rỗi xem sách gia lễ thấy nhiều họ nói sự đa đoan, chẳng có một phép. Vả lại lai láng, kẻ thứ dân khó xem. Bằng đấng hiền nhân, cùng người thức giả xem sách cái gia lễ mới thông. Bằng kẻ thứ dân cùng kẻ hậu học tuy có xem sách cũng chưa được tường”38. Trong Hồ Thượng thư gia lễ,

quyển Hạ, Hồ Sĩ Dương cũng phê phán Gia lễ tiệp kính - một tư liệu gia lễ Việt Nam ra đời và lưu hành cuối thế kỷ XVII: “Chưa nghiên cứu chủ ý của cổ lễ, theo lời vọng ngữ người đời, ấy là do chi phối bởi góc nhìn của dân gian, gàn lấy ý riêng vội viết thành sách”39.

Với quan niệm “ngại đọc sách gia lễ khi cha mẹ còn sống” của tầng lớp sĩ thứ, Hồ Sĩ Dương thể hiện rõ lập trường phê phán: “Lại thấy rằng “phụ mẫu tại bất khả quan lễ”. Song le lại có chữ rằng bất quan lễ bất tri. Ví dầu người thức giả mà chẳng xem đến lễ thì làm sao được biết lễ. Huống lọ kẻ sĩ thứ mà chẳng xem. Hễ kẻ làm con người dầu sang khó cũng phải xem lễ để mà báo hiếu phụ mẫu. Song lại có kẻ cớ rằng cịn cha mẹ chẳng nên xem lễ. Ấy vậy ai những khi vội vàng lại thêm việc thương khó. Bấy giờ mới xem làm sao được tường, vậy nên lỗi lễ, thế gian cười rằng bất hiếu”40.

Theo đó, bối cảnh lễ học, thực trạng thư tịch và quan niệm xã hội cũng là yếu tố tác động đến sự ra đời Hồ Thượng thư gia lễ. Với những tác động nội sinh và ngoại sinh như phân tích nêu trên, có thể khẳng định cuốn sách ra đời vào thời điểm chín muồi vừa thỏa mãn nguyện vọng cá nhân tác giả vừa để có thể thực hiện chức năng và trách nhiệm xã hội của mình.

38

Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 1b, Nguyên văn chữ Nôm: 某 因耒冊家禮体

饒戶吶事多端庄固蔑法 吏來郎几庶民苦朋等賢人共㝵識者冊丐家禮買通朋几庶民共後學 雖固冊共渚特詳.

39

Hồ Thượng thư gia lễ, quyển Hạ, tờ 8b. Nguyên văn chữ Hán: 捷徑莫究指歸隨人妄語是殆 縷人看場妄以己意敢筆于篇.

40

Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 1b. Nguyên văn chữ Nôm: 油㝵識者麻庄 典礼時濫牢特別礼况路几士庶麻庄係几爫昆㝵 油固 庫拱沛礼底麻報孝父母双吏固几據

Về thời điểm thành sách, Phan Huy Chú, trong Lịch triều hiến chương loại chí, mục “Văn tịch chí”, cho rằng Hồ Sĩ Dương soạn sách năm Vĩnh Trị: “Hồ Thượng thư gia lễ 2 quyển, trong đời Vĩnh Trị, Thượng thư Hồ Sĩ Dương soạn” [Phan Huy Chú, Viện Sử học (dịch), 2007, tr.386]. Đó cũng là nhận định trong Tìm hiểu kho sách Hán Nơm: nguồn tư liệu

văn học, sử học Việt Nam của Trần Văn Giáp [Trần Văn Giáp, 1984, tr.236]. Trong phần Quốc ngữ giải, Hồ Sĩ Dương chỉ cho biết ông soạn sách khi “rỗi xem sách gia lễ”.

Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa phát hiện tư liệu cho biết năm hồn thành tác phẩm. Vì vậy, niên đại tác phẩm chưa thể khẳng định và chúng tôi tạm theo ý kiến của Phan Huy Chú cho rằng Hồ Thượng thư gia lễ ra đời trong khoảng năm Vĩnh Trị (1676 - 1680).

Từ phân tích trên, q trình hình thành Hồ Thượng thư gia lễ từ ý tưởng đến khi hình thành một tác phẩm gia lễ được hình dung như sau: Hồ Sĩ Dương khảo cứu lễ học từ trước năm 1638, khi chưa đầy 17 tuổi; tiếp tục nghiên cứu lễ học và sơ thảo một phần nghi tiết sau thân phụ ơng là Hồ Hồng qua đời năm 1638; hoàn thành tác phẩm vào khoảng năm 1676 – 1680, sau 40 năm nghiên cứu lễ học, từ quan sát thực tiến đến khảo cứu thư tịch gia lễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)