6. Bố cục luận án
1.5. Định hướng nghiên cứu của đề tài luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ, từ phương pháp văn bản học và nghiên cứu liên ngành, luận án được định hướng như sau:
1/ Giới thiệu thân thế và sự nghiệp tác giả Hồ Sĩ Dương thông qua tư liệu Hán Nôm; nghiên cứu tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ từ góc nhìn văn bản học, chọn thiện bản để phục vụ nghiên cứu.
2/ Nghiên cứu nội dung Hồ Thượng thư gia lễ trong mối liên hệ với hệ thống thư tịch gia lễ Việt Nam, qua đó nhận định vai trị của tác phẩm trong hệ thống đó.
3/ Nghiên cứu vị thế tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ trong mối liên hệ với quá
trình tiếp biến gia lễ Nho giáo Việt Nam thơng qua phân tích so sánh văn bản tác phẩm với thư tịch gia lễ Trung Quốc lưu hành ở Việt Nam và phân tích trong mối liên hệ với văn hóa Việt Nam.
TIỂU KẾT
Gia lễ Việt Nam được thể hiện trên hai khía cạnh chủ yếu là hiện thực gia lễ và thư tịch gia lễ. Trước thập kỷ 80 thế kỷ XX, nghiên cứu gia lễ Việt Nam có đối tượng chủ yếu là hiện thực gia lễ với góc nhìn đồng đại. Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, do đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đồng thời phương pháp khoa học phát triển, gia lễ Việt Nam đã được nghiên cứu toàn diện từ đồng đại đến lịch đại với các phương pháp văn bản học, dân tộc học… Trong khi đó, Hồ Thượng thư gia lễ là một tác phẩm nòng cốt trong hệ thống gia lễ Việt Nam, nhưng chưa được nghiên cứu một cách xứng tầm, ngoài bản phiên dịch mới công bố năm 2017 và 2018.
Nghiên cứu gia lễ từ đầu thế kỷ XX đến nay tuy đã có thành tựu, nhưng phần lớn thành tựu đều xoay quanh đối tượng hiện thực gia lễ. Nghiên cứu hiện thực gia lễ triển khai ở hai khía cạnh: 1/ Gia lễ là đối tượng nghiên cứu độc lập, chủ yếu nghiên cứu vào trước năm 1945 và phát triển trở lại vào cuối thể kỷ XX đến nay; 2/ Gia lễ là thành phần trong phong tục tập quán, được nghiên cứu đều đặn từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Cuối thế kỷ XX đến nay, phương pháp văn bản học và nghiên cứu liên ngành được áp dụng trong tiếp cận di sản Hán Nôm. Đây là điều kiện để gia lễ được nghiên cứu từ nhiều góc độ khoa học khác nhau. Theo hướng phát triển đó, nghiên cứu gia lễ hiện nay không chỉ hạn hẹp trong đối tượng hiện thực gia lễ, mà còn mở rộng sang nghiên cứu thư tịch gia lễ từ đồng đại đến lịch đại… Qua đó có thể nhận định, trong nghiên cứu di sản Hán Nôm với văn học, sử học, triết học, văn hóa…, phương pháp văn bản học kết hợp với nghiên cứu liên ngành ln có tính khả thi và thực sự phát huy hiệu quả. Đó cũng chính là hướng nghiên cứu của chúng tôi khi tiếp cận Hồ
Chương II
TÁC GIẢ VÀ VĂN BẢN
TÁC PHẨM HỒ THƯỢNG THƯ GIA LỄ
Hồ Thượng thư gia lễ của Hồ Sĩ Dương là tác phẩm giữ vai trò nòng cốt trong hệ
thống tác phẩm gia lễ Việt Nam và ảnh hưởng xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển gia lễ Nho giáo Việt Nam. Đây là tác phẩm đầu tiên đề xuất mơ hình lễ nghi Nho giáo hợp với thực tiễn Việt Nam đồng đại, thể hiện trí tuệ và tư tưởng lễ học của nhà Nho Việt, nên sau khi ấn hành tác phẩm đã được mọi tầng lớp tiếp nhận. Theo điều tra của chúng tôi, bản khắc in Hồ Thượng thư gia lễ hiện cịn ít nhất 03 văn bản (trong đó 02 văn bản lưu tại VNCHN và 01 bản lưu tại quê hương tác giả). Để có cái nhìn cơ bản về tác phẩm, trong chương này chúng tơi phân tích cuộc đời sự nghiệp tác giả Hồ Sĩ Dương và tiếp cận Hồ Thượng thư gia lễ từ phương diện văn bản học: phân tích tác phẩm ở khía cạnh hoàn cảnh ra đời, nhan đề tác phẩm; phân loại, khảo dị văn bản; phân tích hiện tượng văn bản học và xác định thiện bản, cuối cùng là mô tả kết cấu nguyên bản.