Gia lễ Nho giáo thời Lê Trung hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 118 - 122)

6. Bố cục luận án

4.1. Hồ Thượng thư gia lễ và thực tiễn gia lễ trước thế kỷ XX

4.1.2.1. Gia lễ Nho giáo thời Lê Trung hưng

Gia lễ Nho giáo hình thành khơng phải sự ngẫu nhiên, mà có mối liên hệ biện chứng với bối cảnh chính trị xã hội, văn hiến, văn hóa đương thời.

Trước nhất, về chính trị xã hội, trong giai đoạn thuộc Minh, nhà Minh thường xuyên tuyển chọn thầy chùa, thầy cúng, Nho sinh sung vào dạy học ở các trường phủ huyện. Đại Việt sử kí tồn thư cho biết năm 1414 “Mùa đông, tháng 10, nhà Minh mở học hiệu và sức tìm những người nho học, thầy thuốc, thầy tướng số, thầy tăng đạo, hạ lệnh cho các phủ châu huyện lấy lễ mà đối đãi” [Lê Văn Hưu, (Cao Huy Giu dịch), 2012, tr.475]. Thời Lê sơ, Phật giáo khơng bị cấm đốn nên đến thời Lê Trung hưng, Phật giáo, Đạo giáo vẫn có địa vị không nhỏ trong đời sống tinh thần của nhiều tầng lớp. Theo thông tin trong Lê triều giáo hóa điều luật 黎朝教化條律121

do phủ chúa ban hành năm Cảnh Trị thứ nhất (1663), thì giai đoạn này có hiện tượng tự ý xây dựng cơ sở Phật tự ở nhiều địa phương (Điều 38), hiện tượng mê tín dị đoan (Điều 40), hiện tượng lãng phí trong thực hành nghi lễ lễ trung nguyên (Điều 41)...

Trong khi đó, ở khu vực Nam Bộ, những nghi thức Phật giáo vẫn được cơ quan nhà nước công nhận và không áp đặt lệnh cấm đoán. Đại Nam thực lục, Tiền biên, quyển VI, phần Thực lục về Anh tơng Hiếu nghĩa hồng đế, cho biết năm Đinh mão: “Năm thứ 39 [1687], tháng 6, định chế độ tang phục [đối với chúa]; người tôn thất và thân thần thì để tang 3 năm. Từ cai đội trở lên thì để tang hai tuần Trung nguyên, tức trải hai lần đốt mã ở tiết Trung nguyên, rằm tháng bảy; nội ngoại đội trưởng, văn chức, câu kê thì để tang đến tuần giỗ đầu, còn quân và dân thì để tang đến tiết Trung nguyên” [Quốc sử quán triều Nguyễn, (Viện Sử học dịch), 1962, tr.134 ].

121

Trên thực tế, yếu tố Phật giáo hay hiện tượng phi chính thống trong gia lễ khơng hồn tồn do ngun nhân lịch sử để lại, mà một phần nguyên nhân xuất phát từ việc vội vàng áp đặt chính sách của triều đại Lê sơ. Trong khi yếu tố Phật giáo khơng dễ phai nhạt trên bình diện đời sống tâm linh, thì việc pháp định và có phần “vội vàng gượng ép” gia lễ theo Nho giáo là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng “lễ học bất minh”, như thông tin từ Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ: “Cận thế lễ

học bất minh” / 近世禮學不明 / “Đời gần đây, lễ học bất minh”122. Một trong những biểu hiện lễ học bất minh là tình trạng khủng hoảng trên bình diện thực hành lễ nghi thường nhật, theo Phật giáo thì trái quy định, theo Nho giáo thì chưa có niềm tin. Thực trạng này cũng diễn ra ở nhiều nước trong khu vực Đông Á. Trong sách Luận tư lục 論 思錄của Cao Phong 高峰 (Go Bong, Triều Tiên) cho biết: “Gần đây lễ học không được sáng, chỉ sử dụng một cuốn Gia lễ mà người viết về nó cũng ít có, đền lúc vội

vàng lâm sự khơng tránh khỏi điều trái lễ”123. Đồng thời, Go Bong còn chỉ ra rằng sách

Gia lễ hướng dẫn thực hành gia lễ Nho giáo nhưng chưa sát thực đời sống xã hội, như

tác giả Hwang Eui Dong trong Nhà Nho Hàn Quốc thế kỷ XVI: Go Bong Gi Dae Seung cho biết: “Go Bong nói rằng tuy trong sách Gia lễ có nói tới việc thờ tự bốn đời

nhưng ít nhà có thể cử hành theo đúng nghĩa Lễ vì nhiều nhà cịn nghèo” [Hwang Eui Dong, 2013, tr.77].

Trước những vấn đề xã hội và hiện tượng nêu trên, năm Cảnh Trị thứ nhất (1663), chúa Trịnh ban hành bản Lê triều giáo hóa điều luật gồm 47 điều làm cơng cụ mang tính hình luật để chấn hưng phong hóa124. Trong đó có nhiều điều luật có liên quan đến quy định tang tế, như Điều 2 quy định tang tế chú trọng cái gốc ở lễ nhằm tận đạo hiếu… Tuy nhiên, cơng cụ hình luật chỉ có thể cấm đốn mà chưa có định hướng phát triển, dẫn đến việc chưa thể đạt được hiệu quả mong đợi.

122

Vũ trung tùy bút, R.1609, tờ 110a. 123

Dịch theo nguyên văn chữ Hán in trong Hwang Eui Dong (2013), Nhà Nho Hàn Quốc thế kỷ

XVI: Go Bong Gi Dae Seung, Kim Seong Beom và Đào Vũ Vũ dịch), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,

tr.76, nguyên văn chữ Hán: 大抵近來禮學不明只以家禮一書用之而知之者亦鮮倉卒臨事不免違禮 之譏矣.

124

Đến năm Canh Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 (1760), bản điều luật này tiếp tục được ban hành.

Thế kỷ XVII, lực lượng Nho giáo phát triển hơn Phật giáo, hầu hết vùng miền địa phương đều có người theo Nho học, đủ năng lực để xây dựng mọi mặt đời sống xã hội theo tinh thần Nho giáo. Thực tiễn chứng minh, để tiến tới cuộc cải biến trong đời sống gia lễ không chỉ cần quy chế tư pháp mà cịn rất cần cơng cụ đột phá hơn nữa, đó là phải có bộ qui chuẩn dùng riêng cho việc hướng dẫn thực hành lễ nghi Nho giáo phù hợp với người Việt và lực lượng Nho sĩ ở vùng miền địa phương trở thành người tuyên truyền, hướng dẫn lễ nghi theo bộ hướng dẫn này. Thời đại Lê Trung hưng chính là thời điểm chín muồi để ra đời bộ hướng dẫn thực hành gia lễ dùng cho người Việt, khi bối cảnh chính trị xã hội phù hợp, cộng với thuận lợi về văn hiến, văn hóa:

Về văn hiến, cùng với Văn Công gia lễ, văn hiến điển chương như Đại Minh hội

điển, Đại Minh tập lễ, Đại Minh yếu hội, Đại Minh luật được truyền bá ở Việt Nam theo con đường quan phương. Trong thế kỷ XVII, những bản tuyển tập, biên tập, chú giải Văn Công gia lễ truyền nhập Việt Nam qua giao lưu văn hóa, giao thương hàng hóa, trong đó có Văn Cơng gia lễ do Dương Phục 楊復 và Lưu Đàn Tôn 劉坛孫 (đời Tống) tập chú, Văn Công gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn 丘濬 (1418 - 1495), Văn

Công gia lễ nghi tiết do Dương Thận 楊慎 (1488 - 1559) biên tập. Trong những lần Bắc sứ, sứ giả Việt Nam có cơ hội tiếp cận và mua các bản Văn Công gia lễ đồng thời giao lưu văn hóa các nước.

Về văn hóa, đây là thời đại “chữ Nôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội” [Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.387], việc biên soạn bộ hướng dẫn thực hành lễ nghi bằng chữ Nơm là biện pháp hữu ích để đưa bộ hướng dẫn gần hơn với tầng lớp bình dân. Trên thực tế không phải người nào cũng biết chữ Nôm, nhưng trên tinh thần “Thiển học chi nhân phi quyển tiện thức”125, tầng lớp bình dân chỉ cần nghe người hướng dẫn đọc là có thể thực hành theo, từ đó có thể dễ dàng tiếp cận với văn hóa gia lễ Nho giáo.

Trên những cơ sở đó, trí thức Nho học thời Lê Trung hưng đã góp sức cùng chính quyền nhà nước thúc đẩy nâng cao phong hóa bằng cách biên soạn bộ hướng dẫn thực hành gia lễ bằng chữ Nôm với nội dung phù hợp với người Việt, như Gia lễ

tiệp kính của Ngơ Sĩ Bình hướng dẫn thực hành chế độ tang phục bằng chữ Nôm, Hồ

125 Hồ Thượng thư gia lễ, “Hồ Thượng thư gia lễ quốc ngữ vấn đáp tự”, tờ Ib. Nguyên văn chữ Hán: 淺學之人披卷便識.

Thượng thư gia lễ của Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương hướng dẫn thực hành nghi tiết tang tế bằng

chữ Nôm. Cả hai bộ hướng dẫn này đều ra đời vào cuối thế kỷ XVII, đều được ấn hành và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống phong tục từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII. Trong sách Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ cho biết: “Sách Gia lễ do Chu Tử chọn lọc lễ nghi mà soạn ra, Nho gia nhiều đời vẫn lấy làm chỉ nam. Tập tục nước ta dần dần khác với vùng Trung Hạ. Tiền bối Thượng thư Hồ công soạn Hồ Thượng

thư gia lễ, Tiểu dỗn Nguyễn cơng soạn Gia lễ tiệp kính đã chọn lọc lễ tục, đều đã thành sách lưu hành ở đời”126, “Thế hệ gần đây, lễ học bất minh, đến khi xử lí lo việc thường lấy sách Gia lễ tiệp kính làm chuẩn”127.

Như vậy, gia lễ Việt Nam thời Lê Trung hưng đã có cuộc cải biến, chuyển từ gia lễ Phật giáo sang gia lễ Nho giáo. Thành công của cuộc cải biến này có được là nhờ vào nhiều yếu tố, bao gồm: yếu tố tiên quyết là nhu cầu thực tiễn; yếu tố thứ hai là lực lượng đội ngũ Nho sĩ với số lượng đơng đảo, đóng vai trị trong việc tuyên truyền hướng dẫn tầng lớp bình dân các vùng miền thực hành gia lễ Nho giáo; yếu tố thứ ba là công cụ thực hiện cải biến là thư tịch hướng dẫn thực hành gia lễ viết bằng chữ Nôm với nghi tiết trong đó phù hợp với thực tiễn đời sống người Việt. Chính từ cuộc cải biến này, gia lễ Việt Nam đã có bước phát triển mới, hình thành diện mạo hồn bị với hệ thống nghi thức, nghi tiết, thể hiện tư tưởng, triết lý của người Việt.

Theo đó, q trình phát triển gia lễ Việt Nam được mơ hình hóa như sau:

126

Vũ trung tùy bút, R.1609, tờ 109a. Nguyên văn chữ Hán: 家禮一書折衷朱子世儒奉為指南 我國土俗與中夏稍殊前輩尚書胡公撰胡尚書家禮小尹阮公撰家禮捷徑[...]斟酌禮俗各有成書行于 世.

127

Vũ trung tùy bút, R.1609, tờ 110b. Nguyên văn chữ Hán: 近世禮學不明及其臨事可專以家

Hình 4.1. Sơ đồ biểu thị tiến trình phát triển gia lễ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)