Kết cấu “Quốc ngữ giải” và lời tựa của Chu Bá Đang

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 67 - 72)

6. Bố cục luận án

2.3. Văn bản Hồ Thượng thư gia lễ

2.3.3.2. Kết cấu “Quốc ngữ giải” và lời tựa của Chu Bá Đang

Quốc ngữ giải là phần mở đầu Gia lễ Quốc ngữ có ý nghĩa giải thích việc dùng

Quốc ngữ để soạn sách Gia lễ. Diện mạo lời tựa và Quốc ngữ giải ở bản Vĩnh Hựu

AB.592 và bản Cảnh Hưng AB.175 đều khơng cịn ngun trạng, đều bị rách một số chữ và một số mặt giấy sắp xếp khơng đúng vị trí. Căn cứ phần bản tâm còn nguyên trạng ở một số tờ, trật tự văn bản lời tựa và Quốc ngữ giải được mô tả như sau:

Mục

Thứ tự trang

Bản tâm Viết tay bằng bút sắt

Vĩnh Hựu Cảnh Hưng

Bìa Khơng số thứ tự 1a 1a

Lời tựa của Chu Bá Đang Không số thứ tự Một phần ở tờ 2a Một phần ở tờ 1a

Quốc ngữ giải Từ tờ 1a đến 2a Một phần ở tờ 1b, một phần

ở tờ 2b, phân tách bởi một

phần lời tựa của Chu Bá Đang

3a

Theo đó, diện mạo Quốc ngữ giải có thể có độ dài 3 mặt giấy (tính theo bản khắc in) từ tờ 1a đến trang 2a, cụ thể như sau:

[Tờ 1a] Mỗ nay nhân rỗi xem sách gia lễ, thấy nhiều họ nói sự đa đoan, chẳng

có một phép. Vả lại lai láng, kẻ thứ dân khó xem. Bằng đấng hiền nhân cùng người thức giả xem sách cái gia lễ mới thông. Bằng kẻ thứ dân cùng kẻ hậu học tuy có xem sách cũng chưa được tường. Lại thấy rằng “phụ mẫu tại bất khả quan lễ”. Song le lại có chữ rằng “bất quan lễ bất …/某 因耒冊家禮体饒戶吶事多端庄固蔑法 吏來

郎几庶民苦朋等賢人共㝵識者冊丐家禮買通朋几庶民共後學雖固冊共渚特 詳吏体浪父母在不可觀礼双離吏固字浪不觀則不…

[Tờ 1b] …tri”.Ví dầu người thức giả mà chẳng xem đến lễ thì làm sao được biết

lễ. Huống lọ kẻ sĩ thứ mà chẳng xem. Hễ kẻ làm con người dầu sang khó cũng phải xem lễ để mà báo hiếu phụ mẫu. Song lại có kẻ cớ rằng cịn cha mẹ chẳng nên xem lễ.

Ấy vậy ai những khi vội vàng lại thêm việc thương khó. Bấy giờ mới xem làm sao được tường, vậy nên lỗi lễ, thế gian cười rằng bất hiếu. Lời ấy thậm chưng cực hổ. Mỗ nhân chưng phu sự ấy bèn phải làm lời nôm ra cho kẻ hậu học dễ xem. Phần này cũng tiệm

tiệm hầu đủ. Nhược ai còn muốn sung túc thêm nữa thì lấy sách cái mà xem chất lại hoặc có nghĩa nào cịn thiếu thì bổ vào. Mỗ tuy rằng lời … / …知油㝵識者麻庄

典礼時濫牢特別礼况路几士庶麻庄係几爫昆㝵油固 庫拱沛礼底麻報孝父母 双吏固几據浪群吒媄拯 礼為丕埃乃欺倍傍吏添役傷庫閉徐買濫牢特詳丕

磊礼世間唭浪不孝 意甚烝極虎某因烝孚事意卞沛濫 喃囉朱几後學易分尼拱 漸漸侯覩若哀群悶充足女時 冊丐麻質吏或固義芾群少時補 某雖哴 …

[Tờ 2a] ... Quốc ngữ vụng về song cũng đã lấy nghĩa các sách lễ ra mà làm,

chẳng dám đặt lời không ra đâu. Khuyên người ta xem đấy mà báo hiếu. Hễ kẻ nên

công nghiệp “thiên chi kinh, địa chi nghĩa, dân chi hạnh dã” hoặc ai chẳng có lịng

xem lời này thì xem sách cái, mựa chớ chê khen làm gì. Sở hữu nghi tiết kê khai vu hậu

/ …国語俸 双拱㐌 義各冊礼囉麻濫庄敢達 空囉兜勸㝵些帝麻報孝係几

功業天之經地之義民之行也或埃庄固  尼時冊丐麻渚吱 濫之所有儀節計 開于后.

(2) Lời tựa của Chu Bá Đang

Hai bản khắc in Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng đều không cho biết tính danh người khắc in. Sau phần lời tựa sách Hồ Thượng thư gia lễ ghi chép trong văn A.279 có bổ sung thơng tin: “Hồng triều Vĩnh Hựu vạn vạn niên chi ngũ Đoan dương trung hốn,

Tứ Kỳ Ơ Mễ Cai hợp Lệnh sử Đồng tri phủ Chu Bá Đang cẩn tự / 皇朝祐萬萬年之五

端陽中浣四岐烏米該合令史二番同知府朱伯璫謹序 / Hoàng triều Vĩnh Hựu vạn

vạn năm, năm thứ năm [1739], trung tuần tháng năm, Cai hợp Lệnh sử Nhị phiên Đồng Tri phủ Chu Bá Đang ở Ô Mễ, Tứ Kì cẩn thận viết lời tựa”. Sách Lịch triều hiến

chương loại chí cũng cho biết Hồ Thượng thư gia lễ được “Tứ Kì tri phủ Chu Bá Đang

san hành / 四歧知府朱伯璫刊行 / Tri phủ Tứ Kỳ Chu Bá Đang san khắc lưu hành”. Lý giải việc tác phẩm của Hồ Sĩ Dương người Nghệ An được Chu Bá Đang người Hải Dương sưu tầm và khắc in, chúng tơi cho rằng có liên quan đến việc ngụ cư của Hồ Sĩ Dương ở Hải Dương. Sau sự kiện thi hộ và bị sung quân năm 1648, đến năm 1651 ông đổi tên là Hồ Sĩ Dương và chuyển ra miền Bắc, ngụ cư ở Hải Dương. Trên văn bia Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) có ghi danh Hồ Sĩ Dương và chú thích rõ vốn quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Về Chu Bá Đang朱伯璫, căn cứ vào thông tin ngắn gọn về Hồ Thượng thư gia

lễ trong mục “Văn tịch chí” sách Lịch triều hiến chương loại chí và sách Nam thư mục lục, chúng ta biết được Chu Bá Đang là Tri phủ Tứ Kì khoảng niên hiệu Vĩnh Hựu. Nguyễn Q. Thắng trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cho rằng Chu Bá Đang là

Châu Bá Dương: “Danh sĩ Châu Bá Dương đời Lê Hy Tông (黎熙宗), không rõ năm sinh, năm mất, quê tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng thơ văn. Rất yêu chuộng sách vở và thường giúp đỡ hàn sĩ. Làm quan có tiếng thanh liêm mẫn cán,được sĩ phu và nhân dân trọng vọng. Chính ơng đã xuất bản bộ sách Hồ Thượng thư gia lễ 2 quyển của tác giả là Hồ Sĩ Dương” [Nguyễn Q. Thắng, 1991, tr.84]. Chữ朱có thể đọc là “Chu” hoặc “Châu”, nhưng chữ 璫 nên đọc là “Đang”58. Như vậy, người khắc in Hồ Thượng thư gia lễ là Đồng Tri phủ Chu Bá Đang người Ô Mễ, Tứ Kì, Hải Dương, sống và làm quan thời Lê Hi Tông.

Diện mạo phần lời tựa có độ dài 3 mặt giấy (tính theo bản khắc in). Căn cứ vào hình thức văn bản (khổ giấy, đường viền ván khắc) phần lời tựa cịn sót lại, có thể nhận thấy phần lời tựa bắt đầu ở tờ thứ hai tiếp sau tờ bìa, tạm đặt thứ tự tờ bìa là I, thì phần lời tựa bắt đầu từ tờ IIa, trong đó:

Bản Vĩnh Hựu chỉ còn phần lời tựa thuộc tờ 2b, hiện chỉ còn: “Ý diễn vi Quốc

ngữ, dục nhân chi dị hiểu, nhi hành chi bất mậu dã. Nhiên do lự kì vị dã, hựu thuyết vi vấn đáp dẫn viện chứng cứ, phản phúc biện tường, vựng tập thành biên, lí vi thượng hạ quyển, nhất viết Gia lễ Quốc ngữ, nhất viết Gia lễ vấn đáp, thị thư dã. Tiết chi đại giả tham khảo đính chính, vơ bất cực kì đáng. Nghĩa chi áo giả phu diễn khởi phát, vô bất trí kì tinh. Thiển học chi nhân phi quyển tiện thức, thành lễ gia [rách] trang dã,

cơng ư hiệu định thời, kì chí cố dục hành vu”.

Bản Cảnh Hưng chỉ còn phần lời tựa thuộc tờ 3a: “thiên hạ, nại thế viễn ngơn

nhân, kì sự bất quả. Mỗ tự đắc kì thư thập tập trân tàng, bất cảm tư mật, nhân phó kỉ quyết thị tẩm tử vu thế, tương dĩ quảng cơng chi chí, biểu cơng chi đức, nhi ư thếđạo nhân kỉ, diệc thứ hồ kì tiểu tiểu bổ vân. Thời Đại Việt Cảnh Hưng nhị thập bát niên”.

Về dòng niên đại, dòng niên đại bản Vĩnh Hựu nằm ở tờ 3b, dòng niên đại ở bản Cảnh Hưng nằm ở tờ 3a. Ở cả hai bản đều khơng có tên tác giả lời tựa “Tứ Kì Ơ Mễ

Cai hợp Lệnh sử Nhị phiên Đồng Tri phủ Chu Bá Đang cẩn tự / 四岐烏米該合令史二

番同知府朱伯璫謹序” như bổ sung ở bản A.279.

Theo đó, diện mạo lời tựa của Chu Bá Đang trong văn bản khắc in như sau:

58

[Tờ 2a] Lễ sở dĩ chính nhân tâm, duy thế đạo, kì vi vật đại hĩ. Ngũ lễ chi trung,

tang tế vi trọng. Đệ chế lễ giả phi nhất nhân, thuyết lễ giả phi nhất gia, hoặc thử hữu nhi bỉ vô. Hoặc thử lược nhi bỉ tường. Diệc hoặc áo nghĩa hoằng thâm nhân sở nan hiểu. Tuy thông kinh học cổ chi sĩ diệc tương mâu thuẫn vu kì gian. Thử cổ nhân hữu tụ tụng chi danh dã. Ngã quốc triều Hình bộ Thượng thư kiêm Đơng các Đại học sĩ

Duệ quận công Hồ Sĩ Dương vu thủ chế độc lễ, thứ lịch duyệt quần thư, thủ Văn công gia lễ nghi chú, tòng trung tham chước… / 禮所以正人心維世道,其為物大矣.五禮之

中喪祭為重.第制禮者非一人,說禮者非一家.或此有而彼無.或此略而彼詳.亦或奧 義弘深人所難曉.雖通經學古之士亦相矛盾于其間.此古人有聚訟之名也.我國朝刑 部尚書兼東閣大學士㵝郡公胡士揚于守制讀禮,次歷閲群書,取文公家禮儀註從中參 酌…

[Tờ 2b] … Phụ dĩ kỉ ý, diễn vi Quốc ngữ, dục nhân chi dị hiểu, nhi hành chi bất

mậu dã. Nhiên do lự kì vị dã, hựu thuyết vi vấn đáp dẫn viện chứng cứ, phản phúc biện giải, vựng tập thành thiên, li vi thượng hạ nhị quyển, nhất viết Gia lễ Quốc ngữ, nhất viết Gia lễ vấn đáp. Thị thư dã. Tiết chi đại giả tham khảo đính chính, vơ bất cực kì

đáng. Nghĩa chi áo giả phu diễn khởi phát, vô bất trí kì tinh.Thiển học chi nhân phi

quyển tiện thức, thành lễ gia chi khang trang dã. Cơng ư hiệu định thời, kì chí cố dục hành vu… / …附以己意演為國語,欲人之易曉而行之不謬也.然猶慮其未也又設為 問答引援証據反覆辨解, 彙集成篇,釐為上下二卷,一曰家禮國語,一曰家禮問答.是

書也.節之大者參考訂正無不極其當.義之奧者敷演啟發無不致其精.淺學之人披卷

便識.誠禮家之康莊也.公於校定時其志固欲行于…

[Tờ 3a] … thiên hạ, nại thế viễn ngơn nhân, kì sự bất quả. Mỗ tự đắc kì thư thập

tập trân tàng, bất cảm tư bí, nhân phó kỉ quyết thị tẩm tử vu thế, tương dĩ quảng cơng chi chí, biểu cơng chi đức, nhi ư thế đạo nhân kỉ, diệc thứ hồ kì tiểu tiểu bổ vân / …天

下, 奈世遠言湮其事不果.某自得其書什襲珍藏不敢私秘,因付剞劂氏鋟梓行于世. 將以廣公之志,表公之德,而於世道人紀亦次乎其小小補云.

[Tờ 3b] dòng niên đại văn bản. Dịch nghĩa:

Lễ là để điều chỉnh nhân tâm, duy trì thế đạo, là thứ lớn lao thay. Trong ngũ lễ59, tang tế là quan trọng. Người chế định lễ không phải một người, người thuyết giáo lễ không riêng một ai. Người có mặt này lại khuyết mặt kia. Người thì mặt này am tường mà mặt kia chỉ đại lược. Cũng có người hiểu nghĩa lí sâu rộng, nhưng người khác lại khó hiểu. Thế nên, dẫu là kẻ thơng kinh học cổ cũng có thiếu sót. Thế nên cổ nhân cịn nhiều điều tranh luận. Quốc triều ta có quan Hình bộ Thượng thư kiêm Đơng các Đại học sĩ Duệ quận công Hồ Sĩ Dương với việc giữ chế độ, đọc lễ nghi, sau khi xem nhiều sách mới chọn lấy nghi tiết trong Văn công gia lễ. Trên cơ sở đó, ơng tham khảo, chọn lọc, phụ thêm ý riêng, trình bày bằng Quốc ngữ để cho người đời dễ hiểu mà hành lễ không sai trái. Như thế vẫn cảm thấy chưa trọn vẹn, ông lại thuyết giảng bằng vấn đáp, dẫn viện chứng cứ, biện giải kĩ lưỡng, phân loại từng phần, sửa sang thành hai quyển thượng hạ, một quyển là Gia lễ Quốc ngữ, một quyển là Gia lễ vấn đáp. Ấy là sách này vậy.Nghi tiết lớn thì tham khảo đính chính, khơng phần nào khơng đạt hết mức thỏa đáng. Nghĩa lí sâu xa thì gợi mở khởi phát, khơng điểm nào không cùng tột độ tinh vi. Kẻ kiến thức hẹp chỉ cần mở sách ra liền hiểu, đây thực là độ khống đạt của gia lễ. Trong q trình chỉnh sửa và hồn thành sách, ơng vốn có tâm ý muốn sách này lưu hành thiên hạ. Nhưng thế hệ càng xa, lời nói càng mai một, cơng việc cũng chưa được trọn vẹn. Tơi từ khi có được sách này vẫn cất giữ như báu vật, nhưng đâu dám giữ riêng, nên giao cho thợ khắc ván, in ấn lưu hành ở đời, để tâm chí của ơng được mở rộng, đức độ của ông được biểu dương mà tôi đối với việc đời việc người cũng may chăng góp được chút gì nhỏ bé.

Trung tuần tháng năm niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ năm [1739] Hoàng triều vạn vạn niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)