6. Bố cục luận án
3.2. Giới thiệu nội dung Hồ Thượng thư gia lễ
3.2.1.2. Biên soạn nghi tiết tang tế bằng chữ Nôm
Chữ Nôm là một trong những thành tựu trong văn hóa người Việt. Ngay từ thời Trần, chữ Nơm đã trở thành công cụ để phiên dịch hoặc diễn giải nghĩa lý kinh điển Phật giáo (như tác phẩm Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh 大報父母恩重經, Khóa hư
86
Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 1b. Nguyên văn chữ Nôm: 冊家禮体饒戶吶事
多端庄固蔑法 吏來郎几庶民苦朋等賢人共㝵識者冊丐家禮買通朋几庶民共後學雖固冊 共渚特.
87 Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 1b. Nguyên văn chữ Nôm: 吏体浪父母在不可觀
礼双離吏固字浪不觀則不知…双吏固几據浪群吒媄拯 礼為丕埃乃欺倍傍吏添役傷庫閉徐買
濫牢特詳丕 磊礼世間唭浪不孝. 88
Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 1b. Ngun văn chữ Nơm: 濫 喃囉朱几後學易
lục 課虛錄), góp phần trực tiếp thúc đẩy q trình bản địa hóa Phật giáo. Trong thời kỳ triều đình phong kiến độc tơn Nho giáo, kinh điển Nho gia cũng được nhà Nho Việt Nam diễn dịch bằng chữ Nơm với khơng ít tác phẩm diễn nghĩa 演義, diễn ca 演歌, diễn âm 演音, giải âm 解音bằng chữ Nơm, nói cách khác đó cũng là q trình bản địa hóa kinh điển Nho giáo.
Trong khuôn khổ hoạt động Kinh học của nhà Nho Việt, chữ Nôm được sử dụng như một công cụ làm sáng tỏ nội dung nghĩa lý kinh điển, nhằm mục đích truyền bá kinh điển. Với những văn bản Hán Nôm trong khuôn khổ hoạt động Kinh học của nhà Nho Việt Nam thông thường có bố cục như sau (với trường hợp bản khắc in): phần kinh văn chữ Hán khắc in khổ chữ lớn, vị trí ở phần trên văn bản hoặc trước đoạn cước chú, cịn phần diễn nghĩa, diễn Nơm khắc in khổ chữ nhỏ, vị trí ở phía dưới văn bản hoặc cước chú sau kinh văn. Đây là một dạng đối dịch vừa để truyển tải được nội dung khiến người đọc dễ dàng tiếp cận kinh điển vừa để người đọc đối sánh với nguyên văn kinh điển, không những giúp người đọc tránh khỏi hiểu kinh điển một cách võ đốn mà cịn khơi gợi người đọc hiểu kinh điển sâu sắc hơn nữa.
Việc biên soạn sách gia lễ của nhà Nho Việt có thể nhìn nhận qua hai cấp độ: Ở cấp độ thứ nhất, việc nhà Nho Việt biên soạn sách gia lễ bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng đều là hoạt động tiếp cận kinh điển gia lễ, suy cho cùng vẫn nằm trong hoạt động Kinh học. Và xét về bình diện phương pháp, tiếp cận gia lễ cũng có biểu hiện của tiếp cận kinh điển Nho gia nói chung, như trường hợp Ngơ Sĩ Bình soạn Gia
lễ tiệp kính. Phần ghi nghi tiết trong Gia lễ tiệp kính chính là quá trình tiếp cận Văn
Công gia lễ nghi tiết bằng cách tiết yếu, thể hiện qua việc lược bớt kinh văn, trong mỗi
đơn vị kinh văn thì lược bớt chú giải chú thích, bố cục trình bày kinh văn chữ to, chú thích chữ nhỏ. Tuy nhiên, phần nghi tiết của Gia lễ tiệp kính mới dừng lại ở mức tiết yếu kinh văn, chưa tiến đến diễn giải kinh văn bằng chữ Nôm.
Lễ học là vấn đề phức tạp, ngay những trí thức cao cũng không tránh khỏi bất nhất hoặc hiểu sai, như lời Hồ Sĩ Dương trong “Quốc ngữ giải”: “Xem sách gia lễ,
Bằng đấng hiền nhân cùng người thức giả xem sách cái gia lễ mới thông”89. Hay trong lời tựa khắc in sách, Chu Bá Đang cho rằng: “Cũng có người hiểu nghĩa lí sâu rộng, nhưng người khác lại khó hiểu. Thế nên, dẫu là kẻ thơng Kinh học cổ cũng có thiếu sót. Vì vậy, cổ nhân còn nhiều điều tranh luận”90. Giữa lễ học và tầng lớp trí thức có khoảng cách nhất định thì giữa lễ học và tầng lớp bình dân càng có khoảng cách, gây khó khăn khơng nhỏ khi đưa lễ học vào thực tiễn đời sống. Trong khi đó lễ học cịn là cơng cụ quản lý của nhà nước phong kiến. Vì vậy, thực tiễn khách quan đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải Nơm hóa kinh điển lễ học, hướng tới mục đích đưa nghi tiết gia lễ gần hơn với tầng lớp bình dân.
Đối với Gia lễ Quốc ngữ của Hồ Sĩ Dương, kinh văn Văn Công gia lễ nghi tiết
được diễn giải bằng chữ Nôm. Tuy nhiên, Gia lễ Quốc ngữ thuần túy sử dụng chữ
Nôm, nghĩa là khơng cịn bộ phận chính văn chữ Hán như các văn bản Kinh học truyền thống. Nếu như trong hoạt động Kinh học, bộ phận diễn Nôm được đi kèm sau kinh văn, hướng tới mục đích giúp Nho sĩ vượt qua hai chặng đường, chặng đường trước nhất là hiểu được nghĩa lý cơ bản của kinh văn thông qua đoạn diễn Nôm, chặng đường tiếp theo là trên cơ sở gợi mở ở đoạn diễn Nôm và đọc lại kinh văn có thể tìm được nghĩa lý sâu sắc hơn; thì hoạt động diễn Nơm gia lễ “vô kinh văn” như Gia lễ Quốc ngữ là hành động xóa mờ kinh văn, hướng đến mục đích giúp đối tượng bình dân khơng biết chữ chỉ cần nghe đọc văn bản là hiểu mà làm theo và không cần thiết phải hiểu sâu nghĩa lý kinh văn, như lời Chu Bá Đang trong lời tựa ở đầu sách: “Kẻ kiến thức hẹp chỉ cần mở sách ra liền hiểu”91. Theo đó, văn bản gia lễ chữ Nơm như trường hợp Gia lễ Quốc ngữ tuy có biểu hiện của tiếp cận bằng diễn dịch kinh điển, nhưng mục đích đã vượt ra ngoài hoạt động Kinh học truyền thống, thoát ra khỏi khn khổ kinh điển.
Vì vậy ở cấp độ thứ hai, biên soạn nghi tiết tang tế bằng chữ Nơm là hành động để thốt khỏi khuôn khổ kinh điển kinh viện. Thốt khỏi khn khổ kinh viện được
89
Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 1a. Nguyên văn chữ Nôm: 冊家禮体饒戶吶事
多端庄固蔑法 吏來郎几庶民苦朋等賢人共㝵識者冊丐家禮買通.
90
Hồ Thượng thư gia lễ, “Hồ Thượng thư gia lễ Quốc ngữ vấn đáp tự”, tờ Ia. Nguyên văn chữ Hán: 亦或奧義弘深人所難曉.雖通經學古之士亦相矛盾于其間.此古人有聚訟之名也.
91 Hồ Thượng thư gia lễ, “Hồ Thượng thư gia lễ Quốc ngữ vấn đáp tự”, tờ Ib. Nguyên văn chữ Hán: 淺學之人披卷便識.
thực hiện qua quá trình diễn Nôm nghi tiết kinh điển để đưa nghi tiết đến gần với đời sống tầng lớp bình dân.
Gia lễ Quốc ngữ là tác phẩm gia lễ Việt Nam đầu tiền biên soạn nghi tiết tang tế
bằng chữ Nôm với trên 70 nghi tiết. Đây là tác phẩm gia lễ do một cá nhân biên soạn, nên trước nhất nó thể hiện nhu cầu bầy tỏ tư tưởng, tri thức lễ học của tác giả. Nhưng đi liền với nhu cầu cá nhân thì bất kỳ một tác phẩm nào cũng đều có sứ mệnh riêng, đó là thực hiện chức năng xã hội. Với Gia lễ Quốc ngữ, chức năng xã hội thể hiện qua hai khía cạnh, trước nhất là xây dựng nghi tiết phù hợp với điều kiện khách quan của người Việt, sau đó là sử dụng chữ Nơm nhằm khắc phục thực trạng phức tạp khó xem của thư tịch tang tế đồng đại, thuận tiện hướng dẫn thực hành nghi tiết, đáp ứng nhu cầu thực hành tang tế của tầng lớp thứ dân và thế hệ sau, nâng cao đạo đức xã hội: “Mỗ nhân chưng phu sự ấy bèn phải làm lời nôm ra cho kẻ hậu học dễ xem”92. Trong lời tựa của Chu Bá Đang cũng khẳng định lại điều này: “Ông tham khảo, chọn lọc, phụ thêm ý riêng, trình bày bằng Quốc ngữ để cho người đời dễ hiểu mà hành lễ không sai trái”93.
Như vậy, biên soạn gia lễ bằng chữ Nôm trước nhất đó là hoạt động Kinh học, nhưng mục tiêu hướng tới là thốt khỏi khn khổ kinh điển, mục đích đưa nội dung kinh điển gần hơn với thực tiễn cuộc sống và tầng lớp bình dân. Trên cơ sở đó, Gia lễ
Quốc ngữ đã thực hiện chức năng xã hội của mình là giải quyết tốt vấn đề định hình
nghi tiết tang tế trong đời sống xã hội. Và có thể nói, từ tư tưởng tự thân báo hiếu đến tư tưởng thúc đẩy toàn xã hội báo hiếu; từ tư tưởng đến mục tiêu dùng chữ Nôm biên soạn gia lễ; từ mục tiêu dùng chữ Nôm biên soạn gia lễ đến mục đích giải quyết vấn đề xã hội chính là q trình phát triển tư tưởng, từ tư tưởng đến hành động, từ hoạt động cá nhân đến hoạt động xã hội của tác giả Hồ Sĩ Dương.