Hình thành tác phẩm luận giải nghi tiết tang tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 91 - 95)

6. Bố cục luận án

3.2. Giới thiệu nội dung Hồ Thượng thư gia lễ

3.2.2.2. Hình thành tác phẩm luận giải nghi tiết tang tế

Luận giải nghi tiết là nội dung tất yếu xuất hiện trong quá trình phát triển gia lễ Việt Nam, khi tư tưởng lễ học của nhà Nho Việt đạt đến trình độ nhất định. Trong bối cảnh dân trí chưa cao thì việc nhà Nho Việt luận giải nghi tiết càng trở nên cấp thiết. Thời Lê Trung

94 Hồ Thượng thư gia lễ, “Hồ Thượng thư gia lễ quốc ngữ vấn đáp tự”, tờ Ib. Nguyên văn chữ Hán: 然猶慮其未也又設為問答引援証據反覆辨解彙集成篇釐為上下二卷.

hưng, thực tế lễ học “bất minh”95 với biểu hiện lễ nghi bất nhất, mê tín dị đoan... đồng thời văn hiến gia lễ “thấy nhiều họ nói sự đa đoan, chẳng có một phép”96. Trước những thách thức đó, nhà nước quân chủ và bản thân Nho gia Việt Nam đã có hướng khắc phục: với tầng lớp bình dân thì ban hành quy chế, ấn hành sách hướng dẫn thực hành gia lễ theo quy chuẩn Nho giáo; với tầng lớp trí thức nói chung thì tích cực luận giải nghi tiết gia lễ nhằm nâng cao tư tưởng lễ học Nho giáo. Như vậy, Hồ Thượng thư gia lễ với hai quyển Thượng và Hạ vừa có sứ mệnh bình dân hóa lễ nghi, vừa nâng cao tri thức lễ học, hỗ trợ nhà nước phong kiến trong giải quyết vấn đề nâng cao phong hóa ở nhiều tầng lớp.

Luận giải nghi tiết trong Gia lễ vấn đáp được viết theo hình thức vấn đáp, nghĩa là một người hỏi và tác giả trả lời. Đây là hình thức luận đàm thường thấy trong thư tịch cổ khu vực Đông Á, như Canh tiều vấn đáp 耕樵問答 của Lục Xán陸粲 (1494- 1551) đời Minh (Trung Quốc), Lễ ký hoặc vấn 禮記或問 của Vương Phất 汪紱 (1692-1759) đời Thanh (Trung Quốc), Kinh lễ vấn đáp 經禮問答của Tống Thời Liệt (1607-1689) thời Hậu kỳ Triều Tiên. Đoạn cuối trong quyển Thượng (Hồ Thượng thư gia lễ) có phần “Vương Thế Trinh bổ di” 王世貞補遺, tập hợp một số đoạn vấn

đáp về gia lễ. Những đoạn vấn đáp này có thể có nguồn gốc từ Gia lễ hoặc vấn tu tri

家禮或問須知do Trịnh Tất Trứ鄭必着 (đời Minh ) soạn, Vương Thế Trinh 王世貞 (đời Minh) hiệu đính. Theo đó, việc soạn Gia lễ vấn đáp theo hình thức vấn đáp có thể có ảnh hưởng bởi Gia lễ hoặc vấn tu tri.

Đối với Gia lễ vấn đáp, người hỏi là một người khách, người trả lời là Hồ Sĩ Dương. Tuy nhiên sách không cho biết “người khách” là ai. Đại đa số câu hỏi đặt ra là câu hỏi mở (“tại sao”, “như thế nào”), còn số ít là câu hỏi phản vấn (“đúng hay sai”). Trong quá trình vấn đáp, hướng giải quyết vấn đề của Hồ Sĩ Dương được người khách tán đồng: “Khách lậy hai lậy nói rằng: Ý nghĩa thật sâu sắc”97; hay “Khách lậy hai lạy nói rằng: Ơi lễ bị lãng qn từ lâu, mà ơng tự mình phát minh tìm hiểu, diễn dịch khúc triết

95

Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút 雨中隨筆 mục “Quán tẩy chi thiết” 盥洗之設, (bản R.1069 Thư viện Quốc gia Việt Nam, tờ 110a), có cho biết, đây là giai đoạn lễ học bất minh

(nguyên văn chữ Hán: 近世禮學不明). 96

Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 1a. 97

phân minh, cơng phu đó đối với việc làm sáng tỏ sách Văn Công thật lớn lao thay”98. Ngoài Hồ Thượng thư gia lễ, mơtip “có người khách đến hỏi về lễ” xuất hiện ở nhiều tư liệu gia lễ sau này như Thanh Thận gia lễ đại tồn, Văn Cơng gia lễ tồn chân.

Về chủ đề luận giải trong Gia lễ vấn đáp là nghi tiết tang tế và trong đó có liên quan đến nghi tiết tang tế ở Gia lễ Quốc ngữ. “Lễ” và “tục” là hai phạm trù cơ bản được

nhiều nhà Nho Việt Nam luận bàn trong quá trình soạn thảo gia lễ. Đây là vấn đề đã được nhiều nhà lễ học cổ đại Trung Quốc bàn đến và được bàn luận sôi nổi vào thời nhà Tống. Việc bàn luận này gắn liền với bối cảnh thời đại chính trị văn hóa, đặc biệt là khi văn hóa vật chất chi phối văn hóa tinh thần gây ảnh hưởng đến phong hóa. Việc luận giải như vậy nhằm mục đích cân nhắc tính hợp lý giữa lễ và tục, mức độ hợp thực tiễn của “lễ” và mức độ hợp lễ của “tục”, từ đó dẫn đến hai xu hướng ứng xử đối lễ nghi: một là phục lễ; hai là tòng tục.

Về cách thức luận giải, thường có hai hướng sau:

Thứ nhất, đối với nghi tiết thuộc phạm trù “lễ”, đại đa số được luận giải trên hai phương diện cơ bản của lễ: trước nhất là luận giải “lễ ý” (ý nghĩa của lễ), nghĩa là truy nguyên ý nghĩa của nghi tiết, chủ yếu về mặt lý luận; thứ hai là phân tích “lễ văn” (hình thức của lễ), nghĩa là truy nguyên quá trình hình thành, biến đổi nghi tiết từ lý luận đến thực tiễn. Ví dụ, phần luận giải về nghi tiết “hạp mơn” (đóng cửa), đoạn đầu (phần chữ nghiêng) thuộc về lễ ý, đoạn còn lại là lễ văn: “Trả lời rằng: Đạo quỷ thần

chuộng u linh. Khi lâm tế, nếu cửa mở thì dương lộ, nếu dương thịnh thì âm tất suy,

cho nên sau khi cử hành nghi thức tam hiến phải đóng cửa. Từ chủ nhân trở xuống đều phải ra ngoài yên tĩnh mà đợi để mời thần “hựu thực”99,

Thứ hai, đối với nghi tiết thuộc phạm trù “tục”, việc luận giải thường đặt trên mối quan hệ giữa “tục” và “lễ”. Hồ Thượng thư gia lễ gắn với bối cảnh “lễ học bất minh” nên hai phạm trù “lễ” và “tục” cũng được bàn luận khơng ít. Ví dụ, luận giải về nghi tiết “hạp mơn” (đóng cửa), đoạn đầu (phần chữ nghiêng) là lễ, đoạn còn lại là tục: “Trả lời rằng: Đạo quỷ thần chuộng u linh. Khi lâm tế, nếu cửa mở thì dương lộ, nếu dương thịnh thì âm tất suy, cho nên sau khi cử hành nghi thức tam hiến phải đóng cửa. Từ

98

Hồ Thượng thư gia lễ, quyển Hạ, tờ 13a. 99

Hồ Thượng thư gia lễ, quyển Hạ, vấn đề số 8 “Hỏi rằng: tại sao phải hạp mơn [đóng cửa]?”, tờ 4a.

chủ nhân trở xuống đều phải ra ngoài yên tĩnh mà đợi để mời thần “hựu thực” [hâm hưởng thêm]. Có lẽ là muốn thần linh hâm hưởng đầy đủ. Nhưng cửa có thể đóng thì bốn phía tất phải có vách, duy chỉ đặt một cửa thì sau có thể đóng cửa. Nếu khơng có cánh cửa thì rủ rèm. Cịn như thế tục cử hành tế ngu, có người cử hành ở sở quán, có

người cử hành ở đồng ruộng, không thể che màn bốn phía, như thế là lộ dương, khi

“hạp mơn” chỉ có rủ một tấm trướng, quá đáng hơn là lấy chiếu mà để che, quá đáng

hơn nữa là lấy quạt che, chẳng qua chỉ làm cho đủ thủ tục, hình thức qua loa, giả dối

khinh nhờn quỷ thần, thất lễ quá lắm. Há ai biết đến ý này”100.

Về phương pháp, Hồ Sĩ Dương luận giải nghi tiết bằng phương pháp tư biện truyền thống của Nho gia. Đa số chủ đề luận giải, Hồ Sĩ Dương đều lấy cơ sở luận giải là triết lý âm dương và luân lý Nho gia. Trên cơ sở như vậy, Hồ Sĩ Dương xác lập tiêu chí đánh giá nghi tiết khả quan và khả thi trong đời sống xã hội, đó phải là những nghi tiết hợp với triết lý âm dương, luân lý Nho gia và hợp điều kiện thực tế khách quan. Nghĩa là ở đây, tác giả không những không nệ cổ mà cịn có sự đổi mới nhất định. Đồng thời, đối với những nghi tiết do Hồ Sĩ Dương kiến nghị bổ sung, đều được chính tác giả thuyết minh bằng dẫn chứng, chứng minh tính hợp triết lý, hợp luân lý và hợp thực tiễn của nghi tiết đó. Với những tiêu chí đánh giá nghi tiết và tư duy tư biện như vậy, Hồ Sĩ Dương đã giải quyết tốt bài toán cân nhắc giữa lễ và tục, có khi tịng lễ nhưng cũng có khi tịng tục, miễn sao phù hợp với tiêu chí nêu trên. Trên thực tế, Hồ Sĩ Dương chỉ phê phán những hiện tượng lễ tục đề cao văn hóa vật chất, cịn đối với lễ tục hợp thực tiễn thì tiếp nhận khá cởi mở hoặc lễ nghi hóa lễ tục đó.

Như vậy, Gia lễ vấn đáp với thành tựu luận giải 43 vấn đề có liên quan đến tang tế đã hồn thành tốt nhiệm vụ “dẫn viện chứng cứ” nghi tiết ở Gia lễ Quốc ngữ. Trên cơ sở đó, Hồ Sĩ Dương đã giải quyết tốt trở ngại thuyết phục mọi tầng lớp xã hội từ quan chức phong kiến, tri thức Nho học đến bình dân tin tưởng và thực hành nghi tiết Nho giáo. Nhờ thành tựu như vậy, Gia lễ vấn đáp trở thành một tác phẩm có giá trị và ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy lễ học của Nho gia Việt Nam.

100

Hồ Thượng thư gia lễ, quyển Hạ, vấn đề số 8 “Hỏi rằng: tại sao phải hạp mơn [đóng cửa]?”, tờ 4a.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)