6. Bố cục luận án
1.3. Nghiên cứu có liên quan đến Hồ Thượng thư gia lễ
1.3.1. Nghiên cứu tác giả Hồ Sĩ Dương
Trong thế kỷ XX, tác giả Hồ Sĩ Dương chỉ được giới thiệu ngắn gọn trong các bộ sách thư mục hoặc từ điển nhân vật lịch sử. Tiêu biểu nhất trong số đó là phần giới thiệu Hồ Sĩ Dương trong sách Tìm hiểu kho sách Hán Nơm của Trần Văn Giáp (phần giới thiệu sách Lam Sơn thực lục của Hồ Sĩ Dương).
Đầu thế kỷ XXI, nhờ tác động bởi việc khơi phục gia lễ ở các dịng họ nên nghiên cứu và dịch thuật sách gia lễ Hán Nôm cũng được đẩy mạnh. Trong bối cảnh đó, Hồ
Thượng thư gia lễ được nhiều người nghiên cứu tiếp cận, nhớ đó tác giả Hồ Sĩ Dương cũng được nghiên cứu ở các khía cạnh: thân thế, sự nghiệp (khoa cử, làm quan, sáng tác). Nghiên cứu này được Vũ Việt Bằng công bố trong các bài viết: “Nghiên cứu thân thế, sự nghiệp Hồ Sĩ Dương qua tư liệu Hán Nôm”, Thông báo Hán
Nôm học năm 2015, Nxb Thế giới xuất bản năm 2016; “Hồ Sĩ Dương qua tư liệu
Hán Nôm” (I) trên tập san Văn hóa Nghệ An, số 355 tháng 12 năm 2017; “Hồ Sĩ Dương qua tư liệu Hán Nôm” (II) trên tập san Văn hóa Nghệ An, số 356 tháng 01 năm 2018. Năm 2017, tác giả Hồ Sĩ Dương được giới thiệu trong Gia lễ Việt Nam do Trịnh Khắc Mạnh (chủ biên), Vũ Việt Bằng, Phạm Thị Hường (giới thiệu, dịch chú), Nxb. Khoa học xã hội. Năm 2018, hành trạng Hồ Sĩ Dương được giới thiệu trong Hồ
thiệu, dịch chú), Nxb. Văn học. Năm 2019, trong Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm
Việt Nam, Trịnh Khắc Mạnh có giới thiệu ngắn gọn về thân thế và sự nghiệp trước tác
của Hồ Sĩ Dương, Nxb.Khoa học xã hôi.
1.3.2. Nghiên cứu tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ
Trong thế kỷ XX, Hồ Thượng thư gia lễ chỉ được giới thiệu sơ lược về văn bản trong các bộ thư mục, như Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp, Di sản Hán
Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu của Trần Nghĩa - Franỗois Gros ng chủ biên, hoặc được giới thiệu sơ lược trong bài viết hoặc chuyên luận phong tục gia lễ, như Gia lễ xưa
và nay của Phạm Côn Sơn.
Đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh gia lễ được khơi phục ở các dịng họ, kéo theo phát triển nhu cầu tìm hiểu về gia lễ trong đời sống xã hội, sách gia lễ Hán Nôm đã được dịch ra chữ Quốc ngữ. Năm 2017, Hồ Thượng thư gia lễ được công bố bản dịch trong Gia lễ
Việt Nam do Trịnh Khắc Mạnh (chủ biên), Vũ Việt Bằng, Phạm Thị Hường (giới thiệu,
dịch chú), Nxb. Khoa học xã hội. Năm 2018, tác phẩm tiếp tục được công bố bản dịch trong Hồ Thượng thư gia lễ, Trịnh Khắc Mạnh (chủ biên), Vũ Việt Bằng, Phạm Thị Hường (giới thiệu, dịch chú), Nxb. Văn học.
Ngoài phiên dịch, Hồ Thượng thư gia lễ cũng đã được khảo cứu bước đầu về văn bản học, cơng bố trong Khóa luận Cử nhân, Luận văn Thạc sĩ, Báo cáo tập sự, trong đó:
Ở cấp độ giới thiệu văn bản có các Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn Thạc sĩ của sinh viên, học viên cao học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, như Giới thiệu tác phẩm Văn Công gia lễ tồn chân của Đỗ Huy Uyển của Vũ Việt Bằng (Khóa luận năm 2010); Khảo cứu Tam lễ tập yếu của Trần Thị
Xuân (Khóa luận, năm 2011); Khảo cứu văn bản Tứ lễ lược tập của Lê Phương Duy
(Luận văn Thạc sĩ, năm 2012).
Ở cấp độ nghiên cứu văn bản, có các nghiên cứu sau: Nghiên cứu văn bản Hồ
Thượng thư gia lễ của Vũ Việt Bằng (Báo cáo tập sự tại VNCHN, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam năm 2011) nghiên cứu là Hồ Thượng thư gia lễ từ góc nhìn văn bản học, cơng bố bản dịch; Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản gia lễ khắc in của Vũ Việt Bằng (Luận văn ngành Hán Nôm, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013) nghiên cứu Hồ Thượng thư gia lễ từ góc nhìn văn bản học trong mối liên hệ với nhóm sách gia lễ khắc in.