Phi mô phỏng cấu trúc tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 133)

6. Bố cục luận án

4.2. Tiếp biến gia lễ Nho giáo nhìn từ Gia lễ Quốc ngữ

4.2.2.1. Phi mô phỏng cấu trúc tác phẩm

Trong phần Tang lễ sách Văn Công gia lễ nghi tiết, Dương Thận chia thành các

giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiều nghi tiết, mỗi nghi tiết có nhiều nghi tiết nhỏ và có thể có chúc văn tương ứng.

Hồ Thượng thư gia lễ là một cuốn sách hướng dẫn thực hành tang tế, địi hỏi tính

dễ hiểu về ngôn ngữ, như cách dùng từ, dùng câu đến cách trình bày, kết cấu của sách đều yêu cầu dễ đọc dễ hiểu. Chính những yêu cầu đó, Hồ Thượng thư gia lễ có cách dùng từ ngữ, bố cục trình bày khác với các loại sách gia lễ của Trung Quốc.

Về cách dùng từ ngữ, nếu như khi nói vị trí trong tế tự thì Văn Cơng gia lễ nghi

tiết thường dùng từ chỉ phương hướng đơng/tây/nam/bắc, cịn Hồ Thượng thư gia lễ

Về kết cấu, lời hướng dẫn thực hành tang lễ trong Văn Công gia lễ nghi tiết được Dương Thận chia thành nhiều giai đoạn theo trục thời gian sao cho đảm bảo tính khoa học, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều nghi tiết lớn nhỏ. Cịn Hồ Sĩ Dương với mục đích làm sách công cụ hướng dẫn nên việc chia giai đoạn là không quan trọng, thay vào đó là trình bày lần lượt từng nghi tiết theo trục thời gian trong tang lễ.

Vì vậy có thể cho rằng, Gia lễ Quốc ngữ quyển Thượng của Hồ Thượng thư gia

lễ không mô phỏng cấu trúc Văn Công gia lễ nghi tiết. Việc làm này không phải sự thể hiện triết lý hay tư tưởng tác giả Nho giáo Việt Nam mà đơn giản chỉ là khắc phục tính phức tạp khơng đáng có về câu chữ, tính rườm rà trong kết cấu các chương mục tác phẩm. Đó là bước trước tiên để phá vỡ hoặc hạn chế tính kinh điển, đưa yếu tố kinh điển, hàn lâm, hay quan phương gần hơn với tầm nhìn tầng lớp bình dân.

4.2.2.2. Mơ phỏng bộ phận chế độ nghi tiết

Văn Công gia lễ nghi tiết thực chất là sự nghi tiết hóa các nghi thức trong Văn

Cơng gia lễ, nói cách khác nghi thức trong Văn Công gia lễ đã được cụ thể thành những trình tự nghi tiết. Vì vậy, trong Văn Công gia lễ nghi tiết, mọi nghi thức đều được cụ thể hóa bằng nghi tiết hoặc ngôn ngữ miêu tả.

Thông qua khảo cứu thư tịch gia lễ, nghi thức tang lễ có thể mơ hình hóa như sau:

Hình 4.2. Sơ đồ biểu thị kết cấu tang lễ

Tang lễ Chế độ nghi tiết Chế độ tang phục Tổ chức nhân sự Nghi tiết tang lễ Thủ tục chuẩn bị Thực hành nghi tiết Táng chế 葬制 Tế chế 祭制

Theo đó, những lời hướng dẫn thực hành nghi tiết trong Văn Cơng gia lễ nghi tiết có hai dạng cơ bản: một là tổ chức nhân sự, hai là nghi tiết.

Tổ chức nhân sự trong tang lễ là từ chúng tơi tạm gọi để chỉ q trình sắp xếp và bố trí cơng việc, quyền hạn của từng thành viên tham gia sự vụ tang lễ, ví dụ chọn chủ tang, chủ phụ, tư thư, tư hóa…

“Nghi tiết” chỉ quá trình thực hành một nghi thức nhất định. Nói cách khác đó là sự cụ thể hóa của “lễ văn” hay hình thức lễ, phân biệt với “lễ ý” (ý nghĩa của lễ). Những nghi tiết này được ngơn ngữ hóa hay được đặt tên nhằm mục đích hướng dẫn người chủ nhân hoặc chấp sự thực hành nghi thức. Người “tán giả” nhắc lễ cho chủ lễ bằng cách hơ to tên nghi tiết theo trình tự để nhắc cho người chủ lễ biết mà thực hành nghi tiết tương tứng. Phần hướng dẫn nghi tiết tang lễ bao gồm hướng dẫn về chế độ nghi tiết táng lễ, chế độ nghi tiết tế lễ và hướng dẫn về một số thủ tục chuẩn bị trước khi thực hành táng lễ, tế lễ.

Chế độ táng lễ (táng chế) chỉ quá trình thực hành nghi thức tín ngưỡng có liên quan đến thể xác của người đã khuất từ khi người mới mất đến khi mai táng, như phạn hàm, khâm liệm nhập quan… cuối cùng là hạ huyệt thành phần. Thiên “Đàn cung” 檀 弓 sách Lễ kí 禮記 có viết: “Táng dã giả, tàng dã” / 葬也者,藏也 / “Táng ý nói là tàng [cất giữ]”. Trong chế độ táng lễ có thể có hoặc khơng có người tán giả tùy theo năng lực biết lễ của chủ nhân, nếu chủ nhân đã biết lễ thì khơng cần người tán giả nhắc lễ.

Chế độ tế lễ (tế chế) trong tang lễ là quá trình thực hành nghi thức tín ngưỡng nhằm kết nối giữa người còn sống và người đã khuất trong tang lễ. Thực chất đây cũng là lời hướng dẫn chủ nhân thực hành trình tự những nghi tiết của một nghi thức. Sau đó, do tính phức tạp của nghi tiết trong mỗi nghi thức mà yêu cầu cần phải có người tán giả nhắc lễ cho chủ nhân, từ đó hình thành nghi tiết tế tự với hệ thống thành viên tham gia bao gồm chủ nhân, chấp sự, tán giả (bao gồm người thông xướng và dẫn xướng, dân gian có Đơng xướng, Tây xướng)…

Chúc văn, cáo văn hay lũy văn vẫn thường được gọi chung là văn tế. Văn tế (tế văn: 祭文) hay “ai tế văn” 哀祭文, “ai điếu văn” 哀吊文, là tên một thể loại văn học, mang tính thực dụng sử dụng trong tế tự. Về nội dung, văn tế thể hiện sự thương xót, tưởng

nhớ hoặc cầu cúng đối với người qua đời hoặc thần linh khi cử hành nghi thức tang lễ, tế lễ, với mục đích ca ngợi phẩm đức người mất, vừa khuyên nhủ người còn sống, cầu cúng thần linh… Về thể tài, văn tế thường có hai loại: vận văn và tản văn. Văn tế cịn có tên gọi khác như “lụy từ”, “điếu văn”, “ai từ”… Trong văn hóa phong tục Việt Nam, văn tế trở thành từ chỉ chung những những lời cáo của người tế với đối tượng tế tự, bao gồm cả cáo văn, chúc văn, điếu văn: Cáo văn (告文) là cách gọi khác của văn tế, thường dùng trong nghi thức tang lễ, nội dung thương xót, tưởng nhớ, ca ngợi công đức người mất. Chúc văn (祝文) vốn dùng trong tế tự thần linh, sau trở thành từ chỉ lời văn dùng trong tế tự thần linh, tổ tiên. Điếu văn (吊文) là văn từ biểu thị thương xót, tưởng nhớ người mất. Văn tế trong gia lễ, ý chỉ những bài văn tế được sử dụng trong cúng tế tổ tiên, thần linh khi cử hành nghi thức quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ. Về tên văn tế, thông thường văn tế khơng có tên, nhưng trong các văn bản văn tế nói chung và văn bản văn tế gia lễ nói riêng, văn tế đều được người viết hoặc người soạn đặt tên theo bố cục “Tế X X văn /祭X X 文”, hoặc là “X X tế văn /X X 祭文”, trong đó “X X” là đối tượng tế tự như “Tế tiên hiền văn”, “Tế tiên tổ văn”; hoặc là tên nghi thức tế tự như “Đoan dương tế văn”, “Kỵ nhật tế văn”… Từ tư liệu gia lễ Việt Nam cho thấy, đa phần văn tế gia lễ được gọi là chúc văn (đối với tế tổ tiên cha mẹ) và cáo văn (đối với tế cáo thần linh).

Xét từ phương diện văn bản học, kết cấu Gia lễ Quốc ngữ, quyển Thượng trong

Hồ Thượng thư gia lễ cũng bao gồm phần hướng dẫn tổ chức nhân sự, táng chế, tế chế

(đi kèm tế chế thường có tế văn tương ứng). Việc nghiên cứu so sánh giữa Hồ Thượng

thư gia lễ với Văn Công gia lễ nghi tiết được nhìn nhận qua kết cấu nêu trên: hướng dẫn tổ chức nhân sự, táng chế và hướng dẫn thực hành tế chế.

Thứ nhất, phần hướng dẫn tổ chức nhân sự và táng chế, căn cứ vào bố cục sách

Văn Công gia lễ nghi tiết với những đề mục được sắp xếp cao thấp khác nhau, có thể hiểu được dụng ý phân chia nghi tiết của tác giả Dương Thận. Dương Thận chia nghi tiết thành ba cấp độ từ lớn đến nhỏ, từ nghi tiết trước đến nghi tiết sau theo trục thời gian trong cử hành tang lễ. Cấp độ một gồm 21 nghi tiết, chủ yếu là những nghi tiết lớn, tương ứng với các giai đoạn trong cử hành tang lễ. Cấp độ hai bao gồm 176 nghi tiết, là sự chia nhỏ của 21 nghi tiết ở cấp độ một. Những nghi tiết ở cấp độ hai có thể

có hoặc khơng tiếp tục chia nhỏ thành những nghi tiết nhỏ hơn, tức nghi tiết cấp độ ba, vì vậy một số nghi tiết ở cấp độ hai nhưng thực chất tương đương nghi tiết cấp độ ba. Cấp độ ba bao gồm 121 nghi tiết là sự chia nhỏ của 176 nghi tiết cấp độ hai, trong đó có 45 nghi tiết là nghi tiết tế tự.

Ví dụ minh họa: Nghi tiết cấp độ 1: Thành phục; Nghi tiết cấp độ 2: Quyết minh ngũ phục chi nhân các phục kì phục; Nghi tiết cấp độ 3: Cụ phục, Các tựu vị…

Xét nghi tiết cấp độ một, đây có thể là một nghi tiết lớn để gọi chung cho nhiều nghi tiết nhỏ, nhưng cũng có thể đó là những giai đoạn trên trục thời gian cử hành tang lễ. Trong Hồ Thượng thư gia lễ, Hồ Sĩ Dương không chia nghi tiết thành các cấp độ, mà để nghi tiết ở cấp độ như nhau. Vì thế trong sách này khơng có nghi tiết cấp độ một, chủ yếu là nghi tiết cấp độ hai và cấp độ ba, nhưng nghi tiết hai cấp độ này được xếp ngang hàng với nhau trên trục thời gian.

Xét ở nghi tiết cấp độ hai, Hồ Sĩ Dương tiếp nhận 57 nghi tiết từ Văn Công gia lễ

nghi tiết, tương ứng 32%.

Xét ở nghi tiết cấp độ ba, Hồ Sĩ Dương tiếp nhận 33 nghi tiết từ Văn Công gia lễ

nghi tiết, tương ứng 27%.

Xét phần hướng dẫn tổ chức nhân sự, táng lễ và thủ tục chuẩn bị trước khi táng lễ tế lễ: Những phần này được Hồ Sĩ Dương diễn Nôm, đan xen vào đó là một số đoạn Hán văn. Đoạn Hán văn thông thường là tên đề mục, tên nghi thức, tên nghi tiết. Theo thống kê của chúng tôi, phần hướng dẫn thực hành chế độ táng lễ có lượng chữ khoảng 7.000 chữ, trong đó có khoảng 2.000 chữ (chiếm 29%) được diễn Nôm từ phần hướng dẫn chế độ táng lễ viết bằng chữ Hán trong Văn Công gia lễ nghi tiết.

Xét phần hướng dẫn chế độ tế lễ, Hồ Sĩ Dương tiếp nhận nghi tiết của 21 nghi thức, tương đương 49%. Xét ở cấp độ đơn vị nghi tiết tế, tức là những tiểu tiết trong quá trình thực hành nghi thức, Hồ Sĩ Dương đã tiếp nhận ở những mức độ khác nhau, 11 nghi tiết tế tiếp nhận 100%, 03 nghi tiết tế tiếp nhận từ 50 - 90%, 07 nghi tiết tế có độ tiếp nhận từ 0 – 50%. Như vậy, tính trung bình, nghi tiết của Hồ Sĩ Dương chỉ tiếp nhận 70% đơn vị nghi tiết tế từ Văn Công gia lễ nghi tiết; 02 nghi tiết được Hồ Sĩ Dương bổ sung thêm một số đơn vị nghi tiết.

Thứ hai, xét phần chúc văn, trong Hồ Thượng thư gia lễ, một số chúc văn, cáo văn tế thần được sao chép trong Văn Cơng gia lễ nghi tiết, số cịn lại được Hồ Sĩ Dương

chọn lọc trong sách Gia lễ chính hành 家禮正衡, hoặc do Hồ Sĩ Dương soạn thêm.

Chúc văn “Cáo nhập quan” và “Thành phục” có nguồn gốc từ Gia lễ chính hành,

nhưng Hồ Sĩ Dương không ghi rõ nguồn gốc. Tam lễ tập yếu của Phạm Phủ (thời Nguyễn) cũng ghi chép hai chúc văn này và cho biết chúng có nguồn gốc từ Gia lễ chính hành. Gia lễ chính hành do Chu Ứng Kì (1586 - 1664) soạn, được Thân Thời Hành (tức Thân Các Lão (1535 - 1614)) hiệu chính, sau đó được Bành Tân hiệu đính và trùng khắc năm 1599 với nhan đề Trùng khắc Thân Các Lão hiệu chính Chu Văn

Cơng gia lễ chính hành 重刻申閣老校正朱文公家禮正衡. Tuy nhiên bản Gia lễ chính hành được nhà Nho Việt Nam tiếp cận là bản Thân Các Lão hiệu chính. Điều này, Đỗ Huy Uyển đã khẳng định trong Văn Công gia lễ tồn chân: “Xét chính bản

[Văn Cơng gia lễ] từ khi mới tang đến hạ huyệt không dùng chúc văn, vì khơng dám cho rằng người nhà đã qua đời […] Nay thế tục bị mê hoặc bởi Thân bản [Gia lễ chính

hành của Thân Các Lão] mà từ thành phục đến thiết linh tọa, mọi nghi tiết đều có chúc

văn” [Văn Cơng gia lễ tồn chân, tờ 47b]. Hồ Sĩ Dương cũng khẳng định Văn Công gia

lễ khơng có chúc văn ở một số nghi tiết. Những chúc văn đó được lưu hành ở Việt Nam có nguồn gốc từ Gia lễ chính hành: “Hỏi rằng: Ngày thành phục rõ ràng có chúc văn, thế tục đều tế, sao ơng không dùng? […] Trả lời rằng: […] Há nhẽ, Văn Cơng chế lễ cịn có chỗ khuyết lược hay sao, mà không đề cập đến văn tế. […] Từ khi sách

Chính hành bổ sung chúc văn, tất cả người đời không nghiên cứu gốc rễ, vội suy phần

không khảo cứu lại tông chỉ uyên áo của Văn Công”141; “Phàm là tế văn của Chính hành thì lại được làm theo”142.

Mặc dù, trong Gia lễ Quốc ngữ, quyển Thượng của Hồ Thượng thư gia lễ, Hồ Sĩ Dương có sao chép và sửa chữa hai bản chúc văn của Gia lễ chính hành, nhưng tác giả khẳng định quan điểm phê phán: “Hiểu rõ ý vị quy chế lập chúc văn, tất cả đều đòi hỏi sự bi ai thương cảm, khơng thốt thành lời, mà chúc văn sách Chính hành lập nên gần như là sự phô bày những từ ngữ thương xót, ý nghĩa chưa được đẹp cho lắm. Ví dụ như viết rằng: “khấp huyết chấp tang”, thì “khấp huyết” ý nghĩa là khóc khơng lên lời mà tự rơi nước mắt, “chấp tang” ý nghĩa là cư tang, khi tiếng khóc khơng dứt ở miệng, áo tang phục chưa mặc lên thân, thì những lời “khấp huyết chấp tang” vẫn chưa dám nói. Huống hồ giữa việc cư tang của người đời nay và người xưa có sự khác nhau, khóc khi lễ triêu điện tịch điện vị tất đã có kiểu khóc vơ thời”143.

Trong Hồ Thượng thư gia lễ có 20 chúc văn dùng trong các nghi tiết, trong đó có 12 chúc văn có nguồn gốc từ Văn Công gia lễ nghi tiết, chiếm 68%; 02 chúc văn có

nguồn gốc từ Gia lễ chính hành, chiếm 10%. Khác với tiếp nhận chúc văn của Gia lễ

chính hành, khi tiếp nhận chúc văn từ Văn Cơng gia lễ nghi tiết, Hồ Sĩ Dương luôn giữ

cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng, coi đó như chuẩn mực Nho gia. Những chúc văn còn lại do Hồ Sĩ Dương soạn (chiếm 22%).

STT Chúc văn Tờ Nguồn

1. Chúc văn nhập quan 12b Gia lễ chính hành

2. Chúc văn lập linh tọa 12b Hồ Sĩ Dương soạn

3. Chúc văn thành phục 15a Gia lễ chính hành

4. Chúc văn điện phụ 18b Văn Công gia lễ nghi tiết

5. Văn cáo Hậu thổ 21a Văn Công gia lễ nghi tiết

6. Văn khởi quan 24b Hồ Sĩ Dương soạn

7. Văn tế phụ dư 25a Hồ Sĩ Dương soạn

8. Văn cúng lúc cúng cơm trên đường 26a Văn Công gia lễ nghi tiết

9. Văn cáo Hậu thổ bên trái mộ 27b Văn Công gia lễ nghi tiết

10. Văn đề chủ 28b Văn Công gia lễ nghi tiết

141

Hồ Thượng thư gia lễ quyển Hạ, tờ 11b. Xem bản dịch: Hồ Sĩ Dương: Hồ Thượng thư gia lễ, Trịnh Khắc Mạnh chủ biên, Vũ Việt Bằng, Phạm Thị Hường giới thiệu, biên dịch và chú thích, Nxb.

Văn học, 2018, tr.132. 142

Hồ Thượng thư gia lễ, quyển Hạ, tờ 11b. Xem bản dịch: Hồ Sĩ Dương: Hồ Thượng thư gia lễ, Trịnh Khắc Mạnh chủ biên, Tác giả luận án, Phạm Thị Hường giới thiệu, biên dịch và chú thích, Nxb. Văn học, 2018, tr.132.

143

Hồ Thượng thư gia lễ, quyển Hạ, tờ 15a. Xem bản dịch: Hồ Sĩ Dương: Hồ Thượng thư gia lễ, Trịnh Khắc Mạnh chủ biên, Vũ Việt Bằng, Phạm Thị Hường giới thiệu, biên dịch và chú thích, Nxb. Văn học, 2018, tr.136.

11. Văn tế phản khốc 29b Văn Công gia lễ nghi tiết

12. Văn tế thành phần 29b Văn Công gia lễ nghi tiết

13. Văn tế ngu 30b Văn Công gia lễ nghi tiết

14. Văn tế tổ ngày lễ ngu 30b Hồ Sĩ Dương soạn 15. Văn tế chôn hồn bạch 30b Hồ Sĩ Dương soạn 16. Văn tế phụ 34a Văn Công gia lễ nghi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)