Văn Công gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn, Dương Thận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 129 - 133)

6. Bố cục luận án

4.2. Tiếp biến gia lễ Nho giáo nhìn từ Gia lễ Quốc ngữ

4.2.1.2. Văn Công gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn, Dương Thận

Trên cơ sở so sánh lần lượt 3 bản in (Gia lễ tiệp kính, Hồ Thượng thư gia lễ, Thọ

Mai gia lễ) trong hệ thống tư liệu gia lễ Việt Nam với một số tư liệu Văn Công gia lễ

(Văn Cơng gia lễ bản Tính lí đại tồn; Văn Cơng gia lễ do Dương Phục, Lưu Đàn Tôn tập chú136; Văn Công gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn; Văn Công gia lễ nghi tiết của Dương Thận), chúng tôi cho rằng, hầu hết sách gia lễ ở Việt Nam và Trung Quốc đều lấy cơ sở từ chính bản Văn Cơng gia lễ, chỉ khác ở triết lý, tư tưởng, mục đích cá nhân tác giả. Mặc dù bản Văn Công gia lễ trong Tính lí đại tồn có quyền uy nhất, được coi là khuôn vàng thước ngọc nhưng nghi tiết trong sách này cịn cơ đọng và mang tính kinh điển, ít tính thực dụng nên chưa được người Việt tiếp nhận. Còn những tư liệu bổ chú, tập chú đại bộ phận đều giải thích câu chữ, luận giải lễ học, hầu như đều mang tính kinh học và cũng thiếu tính thực dụng. Trong khi đó, Văn Cơng gia lễ nghi tiết đã cụ thể hóa lễ nghi, nghĩa là những nghi thức trong Văn Công gia lễ đã được hướng dẫn cách thức thực hành bằng những nghi tiết nhỏ. Nhờ tính thực dụng như vậy, sách này đã được Gia lễ tiệp kính, Hồ Thượng thư gia lễ dùng làm bản nghi tiết cơ sở khi kiến tạo nghi tiết Nho giáo dùng cho người Việt.

Khảo tư liệu gia lễ từ thời Lê đến thời Nguyễn, mỗi khi nói đến nghi tiết, có tác giả nhắc đến Nghi tiết của Dương Thận (như Đỗ Huy Uyển trong Văn Công gia lễ tồn

chân), có tác giả nhắc đến Khâu tiên sinh (như Nghi Trai cư sĩ trong Tang lễ tập yếu,

Bùi Tú Lĩnh trong Tứ lễ lược tập). Theo đó, Văn Cơng gia lễ nghi tiết vốn của Khâu

Tuấn, nhưng được truyền bá ở Việt Nam qua hai hệ bản: một bản của Khâu Tuấn, một bản do Dương Thận biên tập.

Khâu Tuấn (1421 - 1459) tự Trọng Thâm hiệu Thâm Am, Ngọc Phong, Quỳnh Sơn, biệt hiệu Hải Sơn lão nhân, người thôn Hạ Điền, Thành Trấn phủ Quỳnh Sơn (nay thuộc tỉnh Hải Nam), đỗ Tiến sĩ năm 1454, làm quan đến Thượng thư Bộ Hộ, Võ anh điện Đại học sĩ, viết lời tự sách Văn Công gia lễ nghi tiết năm Giáp Ngọ niên hiệu Thành Hóa (1474).

Dương Thận (1488 - 1559) tự Dụng Tu, hiệu Thăng Am, biệt hiệu Bác Nam tiên nhân, thụy Văn Hiến, người Tân Đô, Tứ Xuyên (nay thuộc khu Tân Đô, thành phố

136

Thành Đô), đỗ Trạng nguyên khoảng năm Chính Đức, làm quan đến Hàn lâm viện Tu soạn, soạn lời tựa sách Văn Công gia lễ nghi tiết vào năm Canh Dần niên hiệu Chính Đức. Tuy nhiên, niên hiệu Chính Đức (1506 - 1521) khơng có niên hiệu Canh Dần, chỉ có năm Mậu Dần, năm Canh Dần gần nhất là năm 1530. Có lẽ đây là nhầm lẫn trong q trình khắc in.

Bìa văn bản Văn Cơng gia lễ nghi tiết (Khâu Tuấn), in năm Càn Long Canh Dần (1770)

Lời tựa do Khâu Tuấn soạn

Học giả Trung Quốc nhận định, Văn Công gia lễ nghi tiết do Dương Thận biên

tập thực chất được sao chép từ Văn Công gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn: “Bản cũ đề là Dương Thận đời Minh soạn. Dương Thận có soạn Đàn cung tùng huấn. Đầu sách [Biệt

bản gia lễ nghi tiết] có lời tựa của Thận, ngơn từ cực bỉ lậu, nội dung sách này vốn của

Khâu Tuấn”137.

Lời tựa Văn Công gia lễ nghi tiết của Dương Thận

137

Dịch từ: 永瑢等:《四库全书总目提要》,卷二十五. Nguyên văn chữ Hán: 旧本题明杨慎 编,慎有《檀弓丛训》,已著录。是编前有慎《序》,词极鄙陋。核其书,即邱浚之本,改题

So sánh bản Văn Công gia lễ nghi tiết của Dương Thận với Văn Công gia lễ nghi

tiết của Khâu Tuấn có thể góp phần xác nhận một nhận định vốn đã được học giả Trung Quốc khẳng định. Kiểm chứng độ giống nhau giữa Văn Công gia lễ nghi tiết

Khâu Tuấn và Văn Công gia lễ nghi tiết Dương Thận là việc không khó, nhưng nhà

Nho Việt Nam khơng ai đề cập. Điều đó cho thấy, trong vấn đề khảo cứu thư tịch để kiến tạo nghi tiết gia lễ Nho gia dùng cho người Việt, nhà Nho Việt ít quan tâm vấn đề nguồn gốc văn bản hay tác giả tác phẩm mà chỉ quan tâm nội dung và tác dụng mà tác phẩm đó chuyển tải.

Văn Cơng gia lễ nghi tiết với tính thực dụng nên trở thành tư liệu phổ biến trong

hệ thống tài liệu tham khảo của các tư liệu gia lễ Việt Nam. Trong Hồ Thương thư gia

lễ, quyển Hạ (Gia lễ vấn đáp) ghi lại cuộc đối thoại giữa một người khách và Hồ Sĩ

Dương về nhiều vấn đề, một vấn đề trong đó nói về tư liệu gia lễ đang phổ dụng đương thời. Người đặt vấn đề không nhắc đến tác giả của những tư liệu đó là Khâu Tuấn hay của ai khác, mà chỉ gọi chung là “Hậu nho”, nhưng thông qua lời trình bày và phân tích có thể nhận thấy, người đặt vấn đề đang nói đến Văn Cơng gia lễ nghi tiết. Ví dụ ở đoạn: “Hỏi rằng: Nghi tiết ‘đề chủ’ chính là bản ý chế lễ của Văn Công, một số chi tiết sai khác là do Hậu nho bổ sung, trong nghi tiết chỉ thấy nói một chiếc ‘trác tử’ [một chiếc bàn], khơng thấy ghi ‘hương án’, như vậy ‘phần hương’ [thắp hương] ở đâu. Chỉ thấy chủ nhân đứng độc lập mà khơng có nghi tiết ‘tự lập’, như vậy người trong họ đứng ở đâu. Huống gì, khi đọc chúc, từ chủ nhân trở xuống đều phải quỳ, khơng có ‘tự lập’ mà lại có ‘giai quỵ’ là sao, người trong họ quỳ ở đâu? Đọc chúc xong, khơng thấy có ‘phủ phục’ mà duy chỉ thấy ‘hưng’, như vậy là mang ý nghĩa gì. Đồng thời, chủ nhân khơng xuất nhập thăng giáng mà lại ‘phục vị’, như vậy ‘phục vị’ về vị trí nào?”138. So sánh đoạn trình bày này với nhiều thư tịch gia lễ lịch đại, có thể nhận thấy người đặt vấn đề đang nói đến Văn Cơng gia lễ nghi tiết, thể hiện qua việc sách Văn Công gia lễ nghi tiết bổ sung thêm “hương án”, “giai quỵ”, “phục vị”…

138

Hồ Thương thư gia lễ, quyển Hạ (Gia lễ vấn đáp), tờ 17b, Nguyên văn chữ Hán: 問題主之儀

節正是文公制禮之本意殊非他節後儒增補而節儀之中止見桌子一張而無香按則焚香在何所止止 有主人獨立亦無序立則族人立在何方况讀祝主人已下皆跪何無序立而有皆跪則族人跪在何處而

Trong tác phẩm, Hồ Sĩ Dương chỉ nhắc đến văn hiến điển chương như Đại Minh

tập lễ, và sách bổ chú gia lễ như Gia lễ chính hành của Thân Các Lão, khơng nhắc đến

Văn Công gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn. Trong khi đó, Hồ Thượng thư gia lễ quyển Hạ (Gia lễ vấn đáp), tờ 11b có đoạn: “Ai điếu chi lễ nghi xuất ư Đại Minh tập lễ,

Dương Thăng Am thái nhi bổ nhập” / 哀吊之禮儀出於大明集禮楊升庵採而補入

được Hồ Sĩ Dương trích dẫn đại ý từ Văn Công gia lễ nghi tiết (thuộc mục “Thành

phục”139, đoạn chú thích nghi tiết tương điếu). Nói rằng “Dương Thăng Am thái nhi bổ nhập” đồng nhất với việc khẳng định bản Văn Công gia lễ nghi tiết mà Hồ Sĩ Dương tiếp cận là bản của Dương Thận (Dương Thăng Am) không phải bản Khâu Tuấn. Thời Nguyễn, Đỗ Huy Uyển trong Văn Công gia tồn chân cũng cho biết ông tiếp cận gia lễ thông qua bản của Dương Thận140: “Văn Cơng gia lễ vốn có chính bản, đối với tang tế giản dị và dễ thi hành, từ ngữ không không phải bàn cãi. Dương Thăng Am, Thân Các Lão đời Minh lại bổ sung thuyên thích, diễn giải nghi tiết tràn lan, thực vẽ rắn thêm chân”. Theo đó, một số nhà Nho Việt Nam ít nhất có Hồ Sĩ Dương và Đỗ Huy Uyển tiếp cận Văn Công gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn thông qua bản Văn Công gia lễ nghi

tiết của Dương Thận, do đó vẫn nhận định Nghi tiết được tiếp cận là của Dương Thận.

Bản Dương Thận tuy là hệ bản của bản Khâu Tuấn, có thể được truyền bá sang Việt Nam trước bản Khâu Tuấn, hoặc có thể được truyền bá đồng thời, thậm chí muộn hơn bản của Khâu Tuấn, nhưng có lẽ bản Dương Thận được phổ dụng hơn.

VNCHN hiện lưu quyển nhất và quyển nhị Văn Công gia lễ nghi tiết do Dương Thận biên tập kí hiệu ST.4167 ngồi bìa cho biết: “Khâu Quỳnh Sơn tiên sinh đính” 邱 瓊山先生訂 (tiên sinh họ Khâu ở Quỳnh Sơn [Khâu Tuấn] khảo đính), trong sách có “Văn Cơng gia lễ tự” do Dương Thận soạn vào năm Canh Dần niên hiệu Chính Đức (1505 - 1521), mục lục liệt kê 8 quyển. Tuy nhiên, bản của VNCHN là bản không đầy đủ, chỉ là tập 1 (gồm 2 quyển) Văn Công gia lễ nghi tiết. Tại Thư viện Đại học Waseda (早稲田大学図書館), Nhật Bản hiện lưu một bản Văn Công gia lễ nghi tiết

139

Văn Công gia lễ nghi tiết của Dương Thận, mục “Thành phục”, đoạn chú thích nghi tiết tương điếu: “Án khốc điếu nghi xuất Đại Minh tập lễ, kim thái bổ nhập” 按哭吊儀出大明集禮今採補 入.

140

Đỗ Huy Uyển trong Văn Công gia lễ tồn chân gọi Văn Công gia lễ Dương Thận biên tập là “Dương bản” và nghi tiết trong đó là “Dương nghi tiết”.

do Dương Thận biên tập, được đăng tải trên webside: http://www.wul.waseda.ac.jp/ kotenseki/html/ i17/i17_00184/index.html. Thông qua văn bản này, kết cấu Văn Công

gia lễ nghi tiết được mô tả sau đây, trong đó phần Tang lễ gồm 3/8 quyển, chiếm số lượng dài nhất với 150/357 tờ.

Văn Công gia lễ nghi tiết của Dương Thận gồm 8 quyển:

Quyển nhất: Thông lễ, sơ đồ, phụ luận, 47 tờ; Quyển nhị: Quan lễ, sơ đồ quan lễ, phụ luận, 38 tờ; Quyển tam: Hôn lễ, sơ đồ hôn lễ, phụ luận, 31 tờ; Quyển tứ: Tang lễ, sơ đồ tang lễ, phụ luận, 66 tờ; Quyển ngũ: Tang táng, sơ đồ tang lễ, phụ luận, 50 tờ; Quyển lục: Tang ngu, phụ luận, 34 tờ;

Quyển thất: Tế lễ, sơ đồ tế lễ, phụ luận, 38 tờ; Quyển bát: Tạp lục, văn tế, phụ luận; 53 tờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)