Làm quan Thượng thư

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 46 - 48)

6. Bố cục luận án

2.1. Tác giả Hồ Sĩ Dương (1622 – 1682)

2.1.2.2. Làm quan Thượng thư

Sau khi đỗ Tiến sĩ (1652), Hồ Sĩ Dương chính thức bước vào đường hoạn lộ với chức Lại khoa Đô cấp sự trung, tước Nhuận Duệ nam. Đây là giai đoạn chính sự bất ổn, Hồ Sĩ Dương tham gia nghiệp võ bị, nhiều lần làm Đốc thị. Lần thứ nhất, Hồ Sĩ Dương làm Đốc thị ở Trung Khuông quân dinh vào năm 1660, khi Trịnh Đống đánh

21

Dịch theo văn bia Từ đường bi kí, Tiến sĩ Văn Đức Giai (1807 - ?) soạn, đặt tại nhà thờ Hồ Sĩ

Dương (còn được ghi chép trong Hồ gia hợp tộc phả kí), kí hiệu thác bản N02818/ 2819/2820/2821,

VNCHN. Nguyên văn: 又嘗置學田在本村同 地分俗号 處貳畝餘渣筆處柒畝餘貳處該拾畝為 世世子孫能讀書取科第者勸.

họ Nguyễn. Lần thứ hai Hồ Sĩ Dương làm Đốc thị ở đất Hà Trung vào năm 1661, khi Trịnh Căn đem quân về kinh. Lần thứ ba Hồ Sĩ Dương được cử làm Đốc thị vào năm 1667, khi Trịnh Căn chinh phạt Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng. Lần thứ tư Hồ Sĩ Dương làm Đốc thị vào năm 1670, khi kinh lược Tuyên Quang đánh Ma Phúc Lan.

Trong ngoại giao, nước ta và nhà Thanh kết giao hòa hảo, do am tường lịch sử và ngoại giao khéo léo, Hồ Sĩ Dương có năm lần nhận lệnh lên quan ải tiếp đón sứ thần. Lần thứ nhất, ơng đón sứ thần Trung Hoa tại quan ải vào năm 1662. Lần thứ hai vào tháng 9 năm 1662, sau khi vua Lê Thần Tông xuống chiếu thay đổi niên hiệu là Vạn Khánh. Lần thứ ba, ơng đón sứ thần Trung Hoa và tiếp nhận lụa bạc và sắc dụ tại quan ải vào năm 1663, sau vua Lê Thần Tơng băng hà, Hồng thái tử lên ngôi. Lần thứ tư là vào khoảng năm 1664 (khi đó Hồ Sĩ Dương đã được phong chức Hữu thị lang Bộ Binh22). Lần thứ năm, ơng đón đồn sách phong của nhà Thanh do Trình Phương Triều làm Chánh sứ vào năm 1667.

Năm 1660, sau khi làm Đốc thị có cơng, Hồ Sĩ Dương thăng chức Bồi tụng. Năm 1663, sau khi đón sứ thần tại quan ải, Hồ Sĩ Dương thăng chức Hữu Thị lang Bộ Binh, Đông các Đại học sĩ, tước Nhuận Duệ tử. Sau nhiều lần lên quan ải đợi mệnh và đón tiếp sứ thần Bắc triều, tháng 12 năm Ất Tỵ niên hiệu Cảnh Trị thứ 3 (1665), Hồ Sĩ Dương được ban tước Nhuận Duệ bá. Thiên Nam lịch triều liệt huyện

đăng khoa bị khảo cho biết, ngoài được ban tước Bá, Hồ Sĩ Dương còn được thăng chức Tả Thị lang.

Năm 1667, sau khi làm Đốc thị đánh giặc có cơng, Hồ Sĩ Dương được phong chức Tả Thị lang Bộ Lại, tước Hầu.

Tháng 8 năm Kỉ Dậu niên hiệu Cảnh Trị thứ 7 (1669), Hồ Sĩ Dương được ban chức Hữu Thị lang Bộ Lại. Tháng 12 nhuận, do có cơng trong việc đón tiếp sứ thần, ông được ban tước Hầu. Thiên Nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo cho biết, Hồ Sĩ Dương được ban tước Hầu do có cơng ngoại giao giữa triều đình và nhà Thanh.

Tháng 3 năm Quý Sửu niên hiệu Dương Đức thứ 2 (1673), Hồ Sĩ Dương cùng Nguyễn Mậu Tài làm Chánh sứ sang tuế cống nhà Thanh, đồng thời báo tang sự vua Huyền Tông. Tháng 3 năm Ất Mão niên hiệu Đức Nguyên thứ 2 đời vua Lê Gia Tông

22

Ngay sau khi thăng chức, Hồ Sĩ Dương cùng Nguyễn Danh Thực, Nguyễn Đình Chính được lệnh lên quan ải đợi mệnh của Bắc triều [Đại Việt sử kí tồn thư, Bản kỉ, quyển 19, tờ 1b].

(1675), đoàn sứ thần về nước. Thiên Nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo cho

biết, khi về nước, do đường bộ Quảng Tây khó đi, nên đồn sứ theo đường biển từ Quảng Đông về nước. Sau khi luận công đi sứ, Hồ Sĩ Dương thăng chức Thượng thư Bộ Công, tước Duệ Quận công. Theo Hồ gia hợp tộc phả kí, Hồ Sĩ Dương còn được ban bốn chữ đại tự “Thái Sơn Bắc Đẩu” 泰山北斗 sau kì đi sứ này.

Tháng 7 năm Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị ngun niên (1676), Hồ Sĩ Dương được lệnh làm Giám tu Quốc sử. Tháng 10 cùng năm, Hồ Sĩ Dương cùng Nguyễn Mậu Tài nhậm chức Tham tụng.

Năm 60 tuổi, Hồ Sĩ Dương về trí sĩ. Ông qua đời ngày mồng 8 tháng hai năm Nhâm Tuất (1682), hưởng thọ 61 tuổi, được truy tặng Thiếu bảo, Thượng thư Bộ Hộ, tặng thụy Dĩnh Đạt 穎達, nhà vua ngự chế câu đối:

八柱擎天唐僕射 萬家作佛宋平章

“Bát trụ kình thiên Đường bộc xạ,

Vạn gia tác phật Tống bình chương”

Tạm dịch: Tám cột chống trời, cương vị như Bộc xạ23 đời Đường; Muôn nhà tôn [ông như] Phật, chức vụ ngang Bình chương24 nhà Tống.

Phần mộ Hồ Sĩ Dương táng tại hịn Hung thơn Thọ Vực nay thuộc xã Quỳnh Thọ. Theo Hồ gia hợp tộc phả kí, lúc sinh thời, Hồ Sĩ Dương tinh thâm địa lí, lại được một người Trung Hoa tên là Lê Bá Dương 黎伯陽 trợ giúp mà tìm được nhiều mảnh đất phúc. Mộ ông táng tại huyệt có thế đăng cao quý nhân, chi ba dịng dõi của ơng nối đời đăng khoa là do mộ này.

Trước đó, khi về trí sĩ, Hồ Sĩ Dương góp sức ổn định đời sống nhân dân địa phương, chiêu tập 5 thôn, gồm Như Bá (nay thuộc xã Quỳnh Bá), Tiên Đội (nay thuộc Quỳnh Hoa), Mĩ Hòa (nay thuộc Quỳnh Mĩ), Thọ Vực (nay thuộc Quỳnh Thọ), Bảo Yên (nay thuộc Hồng Mai), nên các thơn này đều lập miếu tơn ơng làm Thành hồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)