Từ Gia lễ Quốc ngữ đến thư tịch hướng dẫn thực hành gia lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 102 - 107)

6. Bố cục luận án

3.3. Tính kế thừa và khởi phát của Hồ Thượng thư gia lễ

3.3.2.1. Từ Gia lễ Quốc ngữ đến thư tịch hướng dẫn thực hành gia lễ

(1) Thọ Mai gia lễ 壽梅家禮

Cuối thể kỷ XVIII, nắm bắt nhu cầu đời sống phong tục, Hồ Gia Tân là viên quan trong Hồng Lô tự - cơ quan phụ trách lễ nghi trong triều đình, đã kế tục tư tưởng từ hai bản hướng dẫn của Ngô Sĩ Bình (tang phục) và Hồ Sĩ Dương (nghi tiết), biên tập thành một bản hướng dẫn mới có đầy đủ hướng dẫn về nghi tiết và chế độ tang phục. Mặc dù sách này khơng được chính quyền nhà nước công nhận, vốn khắc in chỉ nhằm mục đích bán thu lợi nhuận nhưng đã được tầng lớp bình dân đương thời mua về sử dụng như một cuốn cẩm nang hướng dẫn. Chính vì vậy, tác phẩm này gắn liền với sự phát triển gia lễ Việt Nam. Đặc biệt đến thời Nguyễn, Thọ Mai gia lễ dường như đã thay thế hoàn toàn Gia lễ tiệp kính và Hồ Thượng thư gia lễ.

Tác giả Thọ Mai gia lễ là Hồ Gia Tân người xã Trung Lập, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương109, làm quan đến chức Hồng lô tự Tự ban. Tầm ảnh hướng của tác phẩm Thọ Mai gia lễ đối với gia lễ Việt Nam thể hiện rõ nhất qua số lượng văn bản hiện còn, với 32 bản in và 4 bản viết tay110 lưu tại VNCHN111. 32

109 Sau phần lời tựa sách này có viết: “Hải Thượng Đường Trung Hồng Lô tự Tự ban Hồ Gia

Tân tập soạn / 海上唐中鴻盧寺寺班胡嘉賓集撰”.

110

Trong số bốn bản chép tay có hai bản được chép theo bố cục bản in Thịnh Văn đường 1877 và 1897 (hai bản in này VNCHN khơng có). Theo sách Di sản Hán Nơm Việt Nam - Thư mục đề yếu,

bản in được thực hiện bởi nhiều nhà in112 trong suốt khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trong đó bản kí hiệu AB.312 kích cỡ 25x14cm là thiện bản.

Thọ Mai gia lễ gồm quyển một hướng dẫn thực hành nghi tiết và quyển hai hướng dẫn thực hành chế độ tang phục. Trong đó, phần hướng dẫn thực hành chế độ tang phục trình bày bằng chữ Nơm, kết cấu theo mơ hình phục tự phục chế, kế thừa từ

Gia lễ tiệp kính. Phần hướng dẫn thực hành chế độ nghi tiết cũng trình bày bằng chữ

Nơm, kết cấu giản lược có tính cá nhân của người soạn, nhưng cũng kế thừa và bổ sung nghi tiết hoặc văn tế từ Gia lễ Quốc ngữ. Phần lời tựa sách này cũng viết: “Như

dục lễ văn úc úc cự tế mị di tắc Chu Văn, Hồ thượng chư thư chỉ thượng hữu dư sư hĩ”

/ 欲禮文郁郁鉅細靡遺則朱文胡尚書紙上有餘師矣 / “Nếu như muốn hình thức nghi lễ được trang hồng tỉ mỉ, khơng gì sai sót, thì những thứ được viết trong sách của Chu Văn Công, của Hồ Thượng thư đã đủ để làm thầy rồi”. Tờ 19a sách này cịn có mục “Tăng bổ Hồ Thượng thư gia lễ văn” / 增補胡尚書家禮文 / Bổ sung văn tế trong Hồ

Thượng thư gia lễ”. Theo số liệu chúng tôi thống kê, Thọ Mai gia lễ có ít nhất 9 lần

nhắc đến Hồ Thượng thư gia lễ, trong đó 01 lần nhắc đến Quốc âm vấn đáp gia lễ ở tờ 8a; 04 lần nhắc đến Vấn đáp gia lễ ở tờ 9a, 9b, 13a, 33b; 03 lần nhắc đến Hồ

Thượng thư gia lễ ở tờ 19a, 24a, 28a; 01 lần nhắc đến Hồ Thượng thư lễ ở tờ 23b113. (2) Thư tịch hướng dẫn thực hành gia lễ dùng trong dòng họ

Bản thân Hồ Thượng thư gia lễ vốn là tư liệu gia lễ dùng trong gia đình dịng họ tác giả. Sau khi các tác phẩm gia lễ được ấn hành và ảnh hưởng sâu rộng trong đời

FC.63685; Thư viện Quốc gia Paris còn lưu bản Thịnh Văn đường (1897) kí hiệu B.21.vietnamien; Thư viện Hiệp hội Á Châu hiện lưu hai bản in Thọ Mai gia lễ bản Quảng Văn đường (1897) kí hiệu

FC.860 (VNCHN khơng có), bản Quan Văn đường (1916) kí hiệu PD.2335. 111

Đây là những văn bản đang phục vụ độc giả tính đến năm 2013. 112

Bản Gia Long thứ 12 (1812), khơng rõ nhà in; Bản kí hiệu AB.312 ra đời sau bản Gia Long,

trước bản Hữu Văn 1851, khơng rõ nhà in; Các bản cịn lại được nhiều nhà in tham gia khắc in:

1/ Hữu Văn đường tàng bản, 1851: VHb.117, VHb.192. 2/ Nguyễn Văn đường tàng bản, 1852: ST.610. 3/ Cẩm Văn đường tàng bản, 1866: VHb.116. 4/ Thành Văn đường tàng bản, 1877: VNb.128, VNb.185. 5/ Thịnh Nghĩa đường tàng bản, 1897: AB.89, VHb.109. 6/ Quan Văn đường tàng bản,

1897: VHb.114. 7/ Tụ Văn đường tàng bản, 1897: VHb.110, VHb.115. 8/ Quan Văn đường tàng bản,

1916: VHb.112, VHb.113, VNb.188. 9/ Thịnh Văn đường tàng bản, 1917: VHb.108. 10/ Phúc An hiệu tàng bản, 1920: VHb.106, VNb.136. 11/ Phú Văn đường tàng bản, 1921: VHb.132, VHb.111, ST.22. 12/

Phúc Văn đường tàng bản, 1928: VHb.104 (khơng có bìa), VNb.186, VNb.187 (rách bìa), VNb.190, VHb.82,

ST.611. 13/ Thịnh Văn đường tàng bản, 1928: VHb.105, VNb.127, VNb.185, ST.38, ST.574. 14/ Tụ

Văn đường tàng bản, Bảo Đại Ất Mão, (có lẽ khắc nhầm, niên hiệu Bảo Đại khơng có năm Ất Mão,

chỉ có Kỷ Mão 1939): VHb.107, VNb.126. 113

sống phong tục, một số dịng họ có truyền thống Nho học cũng đã biên soạn sách gia lễ dùng trong gia đình dịng họ mình, như gia lễ dòng họ Tiến sĩ Trương Đăng Quỹ (1733 - ?) ở Thái Bình114, gia lễ dịng họ Tiến sĩ Lê Q Đơn (1726 - 1784)115 ở Thái Bình, gia lễ dịng họ Nguyễn Phủ ghi trong Tam lễ tập yếu... Sau khi Thọ Mai gia lễ

lưu hành và cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống phong tục, đặc biệt là vào thời Nguyễn, một mặt vì chưa thỏa mãn với nghi tiết ghi trong sách Thọ Mai gia lễ,

một mặt để thể hiện tri thức lễ học của mình, nhiều dịng họ có truyền thống Nho học đặc biệt là các dịng họ có khoa bảng đã soạn gia lễ để dùng trong dịng họ mình, như gia lễ dòng họ Nguyễn Văn Lý (1795 - 1868) ghi trong Tứ lễ lược tập, gia lễ dòng họ Đỗ Huy Uyển ghi trong Văn Công gia lễ tồn chân, gia lễ dịng họ Ngạc Đình (ơng nội của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tiến (1875-1941)116.

Hiện nay, VNCHN còn lưu một số tác phẩm gia lễ dòng họ, những bản hướng dẫn này khá đa dạng, có tác phẩm chữ Nơm, có tác phẩm chữ Hán, có tham khảo từ bản hướng dẫn ra đời trước, cũng có thể hiện tính cá nhân của tác giả, nhưng nhìn chung vẫn được soạn theo nền nghi tiết bản hướng dẫn thực hiện gia lễ của Ngơ Sĩ Bình và Hồ Sĩ Dương.

1/ Tam lễ tập yếu 三禮集要 là tư liệu hướng dẫn thực hành gia lễ trong dòng họ Nguyễn, tác phẩm cịn có tên khác là Nghi lễ tập yếu. Nguyễn Phủ (Chiêu Như) viết

lời tựa năm Nhâm Dần niên hiệu Cảnh Hưng (1782), Phạm Phủ Nguyễn Trai biên tập vào năm Minh Mệnh thứ 8 (1827). VNCHN hiện lưu bốn văn bản viết tay: bản A.1915, khổ sách 28x16cm, toàn văn bản 87 tờ; bản A.1599, khổ sách 26x15cm, toàn văn bản 48 tờ; bản A.1281, khổ sách 31x19cm, toàn sách 65 tờ; bản A.1013, khổ sách 29.5x20cm, toàn sách 74 tờ. Tác phẩm viết bằng Hán văn, có lời tựa, lời chí, phàm lệ. Nội dung bao gồm các nghi thức trong hôn lễ, tang lễ, tế lễ, ngồi ra cịn có mẫu thiếp mời, thiếp mừng thọ, văn tế… Nội dung sách này đã được Trần Thị Xuân phân tích

114

Tại Từ đường thờ Trương Đăng Quỹ (xã Nam Cao huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình) hiện

lưu một bản gia phả khởi thảo từ năm Cảnh Hưng thứ 39 (1778), trong đó có ghi phần gia lễ dùng

trong dịng họ này. 115

Như thơng tin từ sách Thanh Thận gia lễ đại toàn. 116

Trong các bài viết Tang lễ I, Tang lễ II và Tang lễ III của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến

(1875-1941) lần lượt in trên Tạp chí Nam Phong số 90 năm 1924, số 92 năm 1925 và số 98 năm 1925, tác giả Nguyễn Hữu Tiến (quê ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ông nội tác giả là Ngạc Đình có soạn sách Ngạc Đình gia lễ鄂亭家禮

trong Khóa luận tốt nghiệp “Khảo cứu Tam lễ tập yếu” (Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011). Phần tang lễ trong sách này cũng có hai phần: phần chế độ tang phục viết bằng chữ Hán nhưng cũng được soạn theo kết cấu phục chế phục tự như Gia lễ tiệp kính, phần hướng dẫn nghi tiết viết bằng chữ Hán tiếp biến các thư tịch gia lễ, trong đó có Hồ Thượng thư

gia lễ.

2/ Thanh Thận gia lễ đại toàn 清慎家禮大全 là tư liệu hướng dẫn thực hành gia lễ dùng trong nhà tác giả Thanh Thận:

Thanh Thận gia lễ đại toàn hay Thanh Thận gia lễ hiện còn 02 bản lưu tại VNCHN. Bản kí hiệu A.1046, là bản viết tay, 194 trang, khổ sách 31x20cm, có lời tựa, văn bản A.1046 là bản Viện Viễn đông Bác cổ Pháp sao chép trong những năm từ 1920 đến 1940.

Bản kí hiệu VHv.271 nhan đề Lê Q Đơn gia lễ 黎貴惇家禮, viết tay; 98 trang; khổ sách 26x15cm, có lời tựa. Văn bản ra đời sau thời Tự Đức (văn bản có chữ húy “thời”辰). Mặc dù giữa VHv.271 và Thanh Thận gia lễ có một số khác biệt, nhưng 100% nội dung liên quan đến nghi tiết tang lễ, 80% văn tế trong VHv.271 được sao chép từ Thanh Thận gia lễ.

Về tác giả Thanh Thận gia lễ, người tạo văn bản VHv.271 cho rằng Lê Quý Đôn soạn Thanh Thận gia lễ nên gọi Thanh Thận gia lễ là Lê thị gia lễ (hay Lê Quý Đôn gia lễ), đồng nhất giữa người xưng “tôi” trong Thanh Thận gia lễ và Lê Quý Đôn. Sau

này, Thiện Đình trong Nghi lễ phổ thơng đăng trên Tạp chí Nam Phong số 146 năm 1930, Phạm Côn Sơn trong Gia lễ xưa và nay cũng cho rằng Lê Quý Đôn soạn Thanh

Thận gia lễ. Căn cứ vào nội dung, văn bản, và việc Lê Quý Đôn và Thanh Thận tiên

sinh là hai người khác nhau, chúng tôi cho rằng Lê Quý Đôn là người từng tuyển tập tư liệu gia lễ và sau này được Thanh Thận tập hợp và sao chép lại trong Thanh Thận

gia lễ.

Thanh Thận gia lễ đại toàn gồm hai quyển, trong đó quyển một có nội dung chủ

yếu là hướng dẫn tang tế, quyển hai có nội dung “Thượng kí dưỡng sinh chi chất, hạ ký

sự tử chi văn” 上記養生之質,下記事死之文. Phần hướng dẫn tang tế ở quyển một,

Hồ Thượng thư gia lễ, Thọ Mai gia lễ, nhìn chung vẫn khơng nằm ngồi những nghi

tiết mà các thế hệ đi trước soạn thảo.

3/ Tứ lễ lược tập 四禮略集 là tư liệu hướng dẫn thực hành gia lễ trong dòng họ Bùi. Đây là tác phẩm có sự ảnh hưởng trực tiếp từ gia lễ dòng họ Nguyễn Văn Lý, nhưng cũng ảnh hưởng nhất định bởi những tư liệu gia lễ lưu hành trong thực tế. Người soạn tác phẩm là Bùi Tú Lĩnh (1794 - 1862), niên đại tác phẩm là năm Kỷ Hợi niên hiệu Minh Mệnh (1893). Về văn bản, VNCHN hiện lưu hai bản viết tay: bản kí hiệu A.1016, khổ sách 30x19cm, tồn văn bản 216 tờ; bản kí hiệu VHv.1166/1-4, khổ sách 28x16, tồn văn bản 361 tờ. Về nội dung, nội dung bao gồm lời tựa do Bùi Tú Lĩnh soạn năm Kỷ Hợi niên hiệu Minh Mệnh, lời tựa do Nguyễn Chí Đình soạn năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), dẫn văn, nội dung chính gồm 5 quyển khảo luận về quan lễ, hơn lễ, tang lễ, tế lễ. Đây là bộ sách có quy mơ khá đồ sộ, tích hợp trình bày nghi tiết và luận giải, những yếu tố luận giải có phần rõ nét hơn. Nội dung sách này đã được Lê Phương Duy phân tích cụ thể trong Luận văn Thạc sĩ “Khảo cứu văn bản Tứ lễ lược

tập” (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012).

Xét phần nghi tiết tang lễ, sách này ít nhiều vẫn có sự tham khảo từ các sách gia lễ đời trước, trong đó có sách Hồ Thượng thư gia lễ.

4/ Văn Công gia lễ tồn chân 文公家禮存真là tư liệu hướng dẫn thực hành gia lễ trong dòng họ Đỗ. Thực chất, “tồn chân” cũng giống như khảo chứng truyền thống của Nho gia, nghĩa là thông qua chứng cứ từ nhiều nguồn thư tịch để tìm nguyên gốc tác phẩm, ở đây là tìm ngun gốc tác phẩm Văn Cơng gia lễ của Chu Hy trên bản nền là bản Văn Công gia lễ nghi tiết của Dương Thận. Tác phẩm ảnh hưởng trực tiếp từ Văn

Công gia lễ nghi tiết, nhưng ít nhiều có tham khảo nghi tiết từ Hồ Thượng thư gia lễ.

Người soạn tác phẩm là Đỗ Huy Uyển (1815-1882), niên đại tác phẩm là năm Canh Ngọ niên hiệu Tự Đức (1870). Về văn bản, VNCHN hiện lưu một bản viết tay kí hiệu VHv.272, khổ sách 30x18cm, toàn văn bản 64 tờ. Nội dung văn bản bao gồm lời tựa của Đỗ Huy Uyển soạn năm Canh Ngọ niên hiệu Tự Đức, chính văn gồm hai phần: phần đầu “Văn Công gia lễ tồn chân文公家禮存真” (từ tờ 2 đến tờ 45), phần tiếp theo là “Gia lễ khảo chính家禮考正” (từ tờ 46 đến tờ 62), nội dung viết về tang lễ, tế lễ, từ Văn Cơng gia lễ nghi tiết 文公家禮儀節của Dương Thận tìm “tồn chân 存真”

của Văn Công gia lễ文公家禮 của Chu Hy. Nội dung sách này đã được Vũ Việt Bằng phân tích trong Khóa luận tốt nghiệp “Giới thiệu tác phẩm Văn Công gia lễ tồn chân” (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010).

5/ Nguyễn thị gia huấn 阮氏家訓 là tư liệu hướng dẫn gia lễ trong dòng họ Nguyễn. Mặc dù, tác phẩm được biên soạn theo kết cấu Văn Công gia lễ nghi tiết,

nhưng phần nghi tiết tang tế cũng có tham khảo từ Hồ Thượng thư gia lễ mặc dù khá ít. Người soạn tác phẩm là Nguyễn Mai Hiên, niên đại tác phẩm là năm Tự Đức thứ 2 (1849). Về văn bản, hiện còn một bản viết tay, kí hiệu A.2942, khổ sách 25.8x16cm, tồn văn bản 92 tờ. Về nội dung, bao gồm lời tựa do Nguyễn Mai Hiên soạn năm Tự Đức thứ 2, chính văn có nội dung chủ yếu là gia huấn, quyển một bao gồm nội dung về việc đặt tên, biện biệt về tên húy, gia quy, ấu nghi, nữ huấn, quyển hai bao gồm nội dung về từ đường, quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ, tế văn, mục đích giáo dục thành viên gia đình.

6/ Tang lễ bị ký 喪禮備記 có niên đại Duy Tân thứ 5 (1911), tác phẩm không ghi tác giả, nhưng căn cứ vào nghi tiết trình bày trong đó có sự phân biệt phẩm hàm nên có thể đây là bản hướng dẫn thực hành gia lễ trong một dịng họ có khoa bảng. Về văn bản, hiện cịn một bản viết tay, kí hiệu A.2227, khổ sách 30x20cm, toàn văn bản 97 tờ. Về nội dung, bao gồm nghi thức tang lễ, tế lễ, có hình vẽ minh họa, sau có nghi thức chúc thọ, mừng hơn lễ. Phần nghi tiết tang tế có tính cá nhân tác giả nhưng cũng được biên soạn theo mơ hình các tác phẩm đi trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác phẩm hồ thượng thư gia lễ (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)