6. Bố cục luận án
2.3. Văn bản Hồ Thượng thư gia lễ
2.3.3.4. Kết cấu “Gia lễ vấn đáp quyển chi Hạ”
Gia lễ vấn đáp quyển chi Hạ là quyển Hạ sách Hồ Thượng thư gia lễ, có nhan đề riêng là Gia lễ vấn đáp. Đây là phần Hồ Sĩ Dương luận giải về 43 vấn đề liên quan đến tang lễ, tế lễ theo hình thức vấn đáp. Bố cục trình bày văn bản được chia thành 43 đoạn từ tờ số 1 quyển thượng đến 20a, mỗi đoạn hay mỗi vấn đề được phân biệt bằng chữ “vấn” 問 được viết cao hơn nội dung nửa ô chữ. Giữa phần câu hỏi và phần trả lời khơng có khoảng trống tách rời.
Từ 20a đến 26b là phần bổ sung nghi tiết do Hồ Sĩ Dương soạn, những nghi tiết này nhằm bổ sung nghi tiết ở quyển Thượng.
Diện mạo văn bản quyển Hạ được mô tả trong bảng sau đây. Bảng 2.2. Bảng mô tả kết cấu Gia lễ vấn đáp
STT Vấn đề vấn đáp (dịch từ nguyên văn chữ Hán quyển Hạ)
Thứ tự trang
BT BS VH CH 1. Hỏi rằng: nghi tiết “bái” của nam của nữ, khi cát lễ, khi hung lễ, phải
cử hành như thế nào mới đúng ý cổ lễ?
2. Hỏi rằng: nghi tiết “thượng hương” thì dùng loại hương gì? Thế tục mỗi lần “thượng hương” dùng tam phong là sao vậy?
1b 44b 45b
3. Hỏi rằng: Rượu loại tửu mà dùng uất kim, hương thảo là có ý nghĩa gì?
2a 45a 46a
4. Hỏi rằng: Ý nghĩa “thượng hương”, “loại tửu”, có thể được nghe chăng?
5. Hỏi rằng: Dùng sa mao [cát và cỏ mao] ý nghĩa là gì vậy? 2b 45b 46b
6. Hỏi rằng: Dùng cỏ tranh dài tám tấc, một bó khoảng một chít tay là vì sao? Nhưng mười tấc hay sáu tấc cũng đều là số chẵn tại sao không sử dụng?
7. Hỏi rằng: Khi hạp môn “khái thanh” hay “hy hâm”? 3a 46a 47a
8. Hỏi rằng: tại sao phải hạp mơn [đóng cửa]? 3b 46b 47b
9. Hỏi rằng: [khi hạp môn] từ chủ nhân trở xuống đều ra ngoài là ra chỗ nào mà lại hướng dẫn rằng đứng quay về hướng đông hướng tây nghĩa là thế nào?
4b 47b 48b
10. Hỏi rằng: Khi nghi tiết “hựu thực”, chủ nhân lên thềm, chủ phụ đi theo. Chủ nhân rót đầy rượu vào trong ba chén, chủ phụ cắm đũa vào cơm. Làm như thế có ý nghĩa gì chăng?
11. Hỏi rằng: Chủ nhân chủ phụ thăng giáng [lên xuống] ở thềm nào? 12. Hỏi rằng: Chữ “duy” trong chúc văn, nay thế tục dùng âm Quốc ngữ
diễn nghĩa thành “bui”. Như vậy đúng không?
13. Hỏi rằng: Lời cáo “lợi thành”, chủ nhân không lạy, người tại vị đều phải lạy, là tại sao vậy?
5a 48a 49a
14. Hỏi rằng: Lập từ đường sao khơng lập ở phía tây, phía nam, phía bắc mà chỉ chọn lập ở phía đơng chính tẩm? Hỏi rằng: như thế thì lập ở phía trước hay phía sau chính tẩm, quay về hướng nào?
5b 48b 49b
15. Hỏi rằng: Tế hậu thổ ở bên trái mộ, có lẽ bên trái là hướng đông, cho nên tế ở bên trái để tỏ rõ ý nghĩa kính tơn. Nói như thế có đúng khơng?
16. Hỏi rằng: Mỗi khi xem ngày cử hành thời tế, nễ tế đều dùng giao hoàn61, cứ một sấp một ngửa làm căn cứ chuẩn. Như thế thì quỷ thần cũng có thể khiến cho giao bôi một sấp một ngửa, không chút nghi ngờ chăng?
6a 49a 50a
17. Hỏi rằng: Trước khi giỗ một ngày, thế tục đều cáo tế mà sao riêng ông không dùng?
18. Có người hỏi Trương Hoành Cừ62 rằng: Ngày giỗ có tiến tế được khơng? Hồnh Cừ trả lời rằng: Đời xưa khơng có việc ấy, thời nay mới có. Như thế thì cái gọi là “tiến” là tiến tế bậc nào? Nay thế tục tiến tế Cao, Tằng, Tổ và tiến tế Tiên sư, Thổ công, Táo quân, chấp nhận như thế được chăng?
6b 49b 50b
19. Hỏi rằng: Phàm tế tự thuần nhất là một. Nhưng khi tế, có người cho rằng giáng thần trước, tham thần sau, có người cho rằng tham thần trước giáng thần sau. Sao bất nhất như vậy. Người ta nói rằng khơng thần chủ thì giáng trước tham sau, có thần chủ thì tham trước giáng
8a 51a 52a
61
Giao hồn (hoặc “hồn giao”): đồ dùng để bói tốn thời xưa, lấy xác ong hoặc sử dụng trúc, gỗ làm thành hình giống xác ong, thả xuống đất quan sát sấp hay ngửa để đoán cát hung.
62 Trương Hoành Cừ 張橫渠 (1020 - 1077), tức Trương Tái 張載, tên tự là Tử Hậu子厚, người
sau, như vậy có đúng khơng?
20. Hỏi rằng: Tế ngoại thần như tế táo quân, thổ địa mà chúc văn đều xưng là tằng tôn, tôi không biết giữa ta và ngoại thần có quan hệ tơng phái như thế nào mà xưng hô như vậy?
9a 52a 53a
21. Hỏi rằng: Chúc văn tế ngoại thần được viết chi tiết đầy đủ tên phủ, huyện, xã, quan tước, tính danh, cịn như chúc văn tế nội thần lại không được viết tên phủ, huyện, xã, ý nghĩa việc đó như thế nào? 22. Hỏi rằng: Tế nội thần, ngoại thần đều có chúc văn, nhưng khi đọc
xong thì có khi đặt bản chúc ở bên trái lư hương, có khi đặt ở phía trước lư hương, sao lại có sự khác nhau như thế?
9b 52b 53b
23. Hỏi rằng: Khi tế nội thần, đều là chúc văn ấy nhưng người đọc chúc văn khi thì quỳ bên trái, khi thì quỳ bên phải, ý nghĩa việc đó như thế nào?
24. Hỏi rằng: Mũ tang phục, hạng tang từ cơ niên trở lên tam bích đều hướng sang bên phải, hạng tang từ đại công trở xuống đều hướng sang bên trái, việc đó cũng là do theo nghĩa của lễ phải không?
10a 53a 54a
25. Hỏi rằng: Chiêu hồn ở phía bắc, lấy hướng cung tý là phía bắc, hay lấy phía sau nhà là hướng bắc?
26. Hỏi rằng: [Khi vừa mới mất thì] bỏ giường mà nằm đất, có lẽ vì lúc sơ sinh vốn sinh ra từ đất, đến khi bệnh trọng sắp mất thì lại quy về nằm đất, nó có ý nghĩa là mong người mất phục sinh có phải khơng?
10b 53b 54b
27. Hỏi rằng: Gậy cư tang, trên đẽo hình trịn, dưới đẽo hình vng, tại sao vậy?
10b 53b 54b
28. Hỏi rằng: Tang cha dùng gậy trúc, tang mẹ dùng gậy vơng là có ý nghĩa gì?
29. Hỏi rằng: Ngày thành phục rõ ràng có chúc văn, thế tục đều tế, sao ơng khơng sử dụng? Ơi, “Tận tín thư bất như vơ thư” 盡信書不如無
書 [hết lịng tin vào sách chẳng bằng khơng có sách]63
, ý nói việc như này chăng?
11a 54a 55a
30. Hỏi rằng: Lễ “cử ai”, “tương điếu”, người đời ít ai thi hành, nay chỉ thấy nói nghi tiết của nó mà chưa được thấy thi hành thực tế ra sao, xin ông chỉ dẫn? Hỏi rằng: Việc quỳ khóc, tơi đã được nghe nói rồi, cịn lời khóc cáo từ như thế nào?
11b 54b 55b
31. Hỏi rằng: Phàm trong tế tự, nghi tiết “tự lập” giống như nghi tiết “tự lập” trong lễ ai điếu, thành phục có đúng khơng?
13a 56a 57a
32. Hỏi rằng: Phàm những gì sách Chính hành bổ sung thêm, ông đều không dùng nhưng nghi tiết trung nguyên là do sách Chính hành bổ sung mà ông lại dùng là sao vậy?
13b 56b 57b
33. Hỏi rằng: Trong nghi tiết, “tham thần”, “từ thần” đều dùng bốn bái, mà ơng thì khi hai bái, khi bốn bái, không thống nhất là sao vậy? Hỏi rằng: Như vậy thì dùng nghi tiết nào?
34. Hỏi rằng: Chúc văn trong sách Chính hành, tại sao ông không dùng? 14b 57b 58b
35. Hỏi rằng: Chúc văn trong sách Chính hành ơng đã khơng dùng, như
vậy thì ơng dùng chúc văn nào?
Chúc văn nghi lễ hạ tiết tháng tư, trong sách Gia lễ cũng khơng có,
nhưng thế tục lại thông hành từ rất lâu rồi, như vậy nên làm như thế
14b 58b 59b
63
nào?
36. Hỏi rằng: Chủ phụ do vợ của người mất hay vợ của chủ nhân làm? 16b 59b 60b
37. Hỏi rằng: “Sung huyền tửu bình” 充玄酒瓶, như thế nào gọi là
“huyền tửu” 玄酒 mà phải thêm huyền tửu, dùng để làm gì?
17a 60a 61a
38. Hỏi rằng: Nghi tiết “đề chủ” chính là bản ý chế lễ của Văn Công, một số nghi tiết khác là do hậu Nho bổ sung nên trong nghi tiết chỉ thấy nói một chiếc “trác tử” [một chiếc bàn], không thấy ghi “hương án”, như vậy “phần hương” [đốt hương] ở đâu. Chỉ thấy chủ nhân đứng riêng mà khơng có nghi tiết “tự lập”, như vậy người trong họ đứng ở đâu. Huống hồ khi đọc chúc, từ chủ nhân trở xuống đều phải quỳ, khơng có “tự lập” mà lại có “giai quỵ” là sao, người trong họ quỳ ở đâu? Đọc chúc xong, không thấy “phủ phục” mà duy chỉ thấy “hưng”, như vậy là mang ý nghĩa gì. Với lại chủ nhân không xuất nhập thăng giáng mà lại “phục vị”, như vậy “phục vị” về vị trí nào?
17b 60b 61b
39. Hỏi rằng: Lễ đề chủ, chúc văn phải giữ lại, không được đốt nghĩa là sao?
18b 61b 62b
40. Hỏi rằng: Tế tự đều được cử hành vào lúc “chất minh” 質明 [sáng sớm], đến nghi lễ tế ngu thì lại tế vào lúc “nhật trung”, “nhật trung” nghĩa là giữa ngày có phải không.
18b 61b 62b
41. Hỏi rằng: Lúc phát dẫn, đầu linh cữu hay chân linh cữu đi trước? 19a 62a 63a
42. Hỏi rằng: Mục “phát dẫn cữu hành” có dạy rằng từ chủ nhân trở xuồng đi bộ theo sau linh cữu, khi đề chủ xong thì bưng thần chủ lên xe. Duy chỉ thấy nói “tọai hành” 遂行 [bèn đi theo] mà không hướng dẫn người đi trước người đi sau như thế nào, như vậy, chủ nhân đi trước hay đi sau?
19b 62b 63b
43. Hỏi rằng: Phụ nhân lui tránh đi chỗ khác, chủ nhân cầm gậy, đó là nói khi người dịch phu đi vào, vừa là để giám sát việc của dịch phu vừa là để tiện cho dịch phu thi hành công việc có phải khơng.
20a 63a 64a
Nễ nghi tiết 伱儀節
Kị nghi tiết 騎儀節 23a 66a 67a
Tiến soạn 薦饌 24a 67a 68a
Kị tiết trần khí 忌節陳器 25a 68a 69a
Đề chủ nghi tiết 題主儀節 26a 69a 70a
TIỂU KẾT
Hồ Sĩ Dương (1622 - 1682) đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi Nhâm Thìn (1652), làm quan đến Thượng thư Bộ Công. Tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ được Hồ Sĩ Dương sơ thảo vào sau năm 1638 và hoàn thành sau năm năm 1676, trước tiên đáp ứng nguyện vọng cá nhân tác giả, tiếp đó là thực hiện chức năng xã hội khắc phục hạn chế về tư liệu gia lễ và đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội. Tác phẩm được Chu Bá Đang khắc in năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739) và đặt nhan đề Hồ Thượng thư gia lễ để chỉ sách gia lễ của Thượng thư Hồ Sĩ Dương.
Hồ Thượng thư gia lễ hay còn được gọi là Thượng thư gia lễ, Hồ Thượng thư
lễ…, vốn có nhan đề là Hồ Thượng thư gia lễ Quốc ngữ vấn đáp, gồm hai quyển thành
phần: Gia lễ Quốc ngữ viết bằng chữ Nôm, hướng dẫn thực hành nghi tiết trong tang lễ; Gia lễ vấn đáp viết bằng chữ Hán, luận giải 43 vấn đề liên quan đến nghi tiết tang lễ, tế lễ bằng hình thức vấn đáp. Tác phẩm hiện còn hai văn bản khắc in lưu trữ tại VNCHN (một bản niên đại Vĩnh Hựu 1739 kí hiệu AB.592, một bản niên đại Cảnh Hưng 1767 kí hiệu AB.175) và một bản khắc in niên đại Vĩnh Hựu 1739 lưu trữ tại nhà ông Hồ Sĩ Yên (hậu duệ của Hồ Sĩ Dương, xã Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An). Bản ở Quỳnh Đôi chưa đáp ứng được yêu cầu văn bản học, bản Cảnh Hưng được khắc in lại theo mẫu ván in thời Vĩnh Hựu, nên đã khắc phục được số ít khiếm khuyết trên bản Vĩnh Hựu, nhưng đồng thời lại xuất hiện thêm một số sai dị, vì vậy bản khắc in thời Vĩnh Hựu AB.592 được chúng tôi chọn làm thiện bản trong quá trình nghiên cứu tác phẩm.
Thế kỷ XVIII là một trong những thời kỳ chính sách quản lý khắc in khá chặt chẽ, nhưng Hồ Thượng thư gia lễ là tác phẩm có mục đích nâng cao phong hóa nên được cho phép ấn hành và nhanh chóng được xã hội tiếp nhận. Bản in Hồ Thượng thư gia lễ do tư nhân khắc in nên hình thức văn bản khá giản dị, cỡ chữ to, không phân biệt chính văn cước chú. Việc tư nhân khắc in Hồ Thượng thư gia lễ vào đầu và cuối thế kỷ XVIII, mặc dù mục đích là chung tay cùng chính quyền nhà nước phong kiến khắc phục hạn chế về phong hóa, những cũng đã cho thấy chính sách khắc in trong giai đoạn này đã có những thay đổi, đồng thời còn cho thấy xã hội hóa khắc in cần được phát triển trước nhu cầu cấp thiết của tồn xã hội. Việc này khơng những có ý nghĩa đối với phát triển đời sống gia lễ đương thời mà còn tạo cơ sở cho việc nới lỏng chính sách khắc in, chứng minh tính đúng đắn của việc xã hội hóa khắc in, tạo tiền đề và động lực thúc đẩy sự phát triển gia lễ sau này.
Chương III
HỒ THƯỢNG THƯ GIA LỄ
TRONG SỰ HÌNH THÀNH THƯ TỊCH GIA LỄ VIỆT NAM
Gia lễ bao gồm bốn loại nghi lễ thành phần, nhưng mỗi nghi lễ thành phần đều có tính độc lập tương đối. Trên cơ sở lý luận như vậy, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội, thư tịch gia lễ Việt Nam có đặc điểm không đầy đủ bốn loại nghi lễ thành phần và chủ yếu có nội dung tang tế. Là một trong những tác phẩm gia lễ Việt Nam đầu tiên, nội dung Hồ Thượng thư gia lễ có vị trí kế thừa di sản lễ học đời trước và khởi phát thư tịch gia lễ đời sau, đóng vai trị nịng cốt trong việc hình thành hệ thống các tác phẩm gia lễ Việt Nam lịch đại. Trong chương này, trên cơ sở phân tích kết cấu nội dung tác phẩm Hồ Thượng thư gia lễ trong mối quan hệ với hệ thống thư tịch gia lễ
lịch đại, chúng tơi tiến hành phân tích tính kế thừa và khởi phát của tác phẩm trong hệ thống thư tịch gia lễ Việt Nam.