6. Bố cục luận án
3.2. Giới thiệu nội dung Hồ Thượng thư gia lễ
3.2.1.1. Mục đích “báo hiếu” và “cho kẻ hậu học dễ xem”
“Báo hiếu” và “cho kẻ hậu học dễ xem” xuất hiện trong “Quốc ngữ giải”. Hai cụm từ này khái quát mục đích cơ bản của việc biên soạn Gia lễ Quốc ngữ, trong đó “báo hiếu” là mục đích đáp ứng nguyện vọng cá nhân của tác giả, hay trách nhiệm gia đình dịng họ của tác giả, “cho kẻ hậu học dễ xem” là mục đích thực hiện chức năng xã hội, hay trách nhiệm xã hội của tác giả.
Thư tịch gia lễ Việt Nam chủ yếu hướng dẫn hoặc khảo luận nghi tiết tang lễ. So với những nghi lễ thành phần khác, tang lễ được nhà Nho Việt chú ý hơn do nhiều nguyên nhân như quan niệm, đời sống xã hội, giá trị xã hội, tư tưởng của nhà Nho truyền thống,… Với nhà Nho Việt, tang lễ có vị trí quan trọng trong ngũ lễ, đó là nhận định của Chu Bá Đang khi khắc in Hồ Thượng thư gia lễ: “Ngũ lễ chi trung tang tế vi
đại” / 五禮之中喪祭為大 / “Trong ngũ lễ, tang tế là lớn nhất”78 .
Đọc hoặc soạn thư tịch gia lễ hay tang lễ nhằm mục đích “báo hiếu” là tư tưởng chung của nhà Nho. Thiên Khúc lễ hạ 曲禮下 sách Lễ kí 禮記 viết: “Cư tang vị táng
độc táng lễ, kí táng độc tế lễ” / 居喪未葬讀葬禮既葬讀祭禮 / “Người cư tang khi
78
chưa mai táng cha mẹ thì đọc táng lễ, khi đã mai táng thì đọc tế lễ”. Tư tưởng này cũng được thể hiện trong trường hợp nhà Nho Việt. Theo Hồ Sĩ Dương, tinh thần “hiếu” ở góc nhìn lễ nghi được thể hiện qua đọc sách lễ để hiểu và thực hành tang lễ chu toàn. Trong khi sĩ phu đương thời khơng đọc sách lễ vì sợ tiếng bất hiếu (“Còn
cha mẹ chẳng dám đọc lễ”79), thì theo Hồ Sĩ Dương, đọc sách lễ là biểu hiện của “báo hiếu”: “Kẻ làm con người, dẫu sang khó cũng phải xem lễ để mà báo hiếu phụ mẫu80”, “Khuyên người ta xem đấy mà báo hiếu”81.
Với mục đích báo hiếu, nhà Nho Việt nghiên cứu và biên soạn gia lễ thường gắn với sự kiện tang lễ trong gia đình, như Hồ Sĩ Dương nghiên cứu gia lễ sau khi thân phụ của ơng là Hồ Hồng qua đời năm Mậu Dần (1638): “Năm Mậu Dần đúng lúc tang cha, tình sâu thương nhớ, nhân thế suy cứu”82.
Sau này, Chí Đình Nguyễn Văn Lí (1795 - 1868) thường xuyên khảo cứu Văn
Công gia lễ sau khi tang thân mẫu vào năm Mậu Dần (1818), trong lời tựa sách Tứ lễ trích tập, ơng viết: “Năm Mậu Dần, tơi có tang mẹ, vẫn thường mang theo bên mình
sách lễ của Chu Văn Công. Đến khi hỏi Bùi Tiên sinh ở Thịnh Liệt [Bùi Huy Bích (1744 - 1802)], mới ghi chép thơ phác ý lễ được một hai phần”83.
Đỗ Huy Uyển (1815 - 1882) khảo cứu lễ học sau khi thân phụ của ông là Đỗ Công Thiêm và thân mẫu của ông là Nguyễn Thị Chinh qua đời năm 1850, xuất phát từ việc tự trách bản thân chưa kịp báo hiếu cha mẹ, trong lời tựa sách Văn Công gia lễ
tồn chân, ông viết: “Năm xưa, tôi làm quan xa, nghe tin buồn về chịu tang, thuốc thang muốn nếm, khâm liệm muốn làm, nhưng đều không kịp, kêu trời đập đất, thơi chỉ cịn cách đọc lễ [để báo hiếu] mà thôi. Tôi bèn chọn Lễ kinh, cùng các sách gia lễ xưa nay, sớm tối nghiên cứu sâu xa”84.
79
Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 1b, nguyên văn chữ Nôm: 群吒媄庄敢讀禮. 80
Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 2a. Nguyên văn chữ Nôm: 仉濫 油 庫拱沛 礼底麻報孝父母.
81 Hồ Thượng thư gia lễ, “Quốc ngữ giải”, tờ 2a. Nguyên văn chữ Nôm: 勸 些帝麻報孝. 82
Hồ Thượng thư gia lễ, “Gia lễ vấn đáp quyển chi hạ”, tờ 11b. Nguyên văn chữ Hán: 戊寅年
偶值父喪情深哀戚因而推究. 83
Tứ lễ lược tập, A.1016, “Tứ lễ trích tập tự”. Nguyên văn chữ Hán: 予於戊寅丁艱常袖周禮問
于盛烈裴先生粗誌禮意一二. 84
Văn Cồng gia lễ tồn chân, VHv.272, “Văn Công gia lễ tồn chân tự”, Nguyên văn chữ Hán: 予
Theo đó, tư tưởng hiếu của nhà Nho Việt là một trong những tác động khiến thư tịch gia lễ Việt Nam có nội dung chủ yếu là tang lễ. Trong khi đó, tế lễ cũng là biểu hiện của báo hiếu và thờ cúng tổ tiên nên thư tịch gia lễ Việt Nam thường lồng ghép tang lễ và tế lễ. Trong hệ thống thư tịch gia lễ Việt Nam, ngoài sách chuyên biệt một loại nghi lễ (như Gia lễ lược biên có nội dung tế lễ tổ tiên), hoặc cùng một tác phẩm nhưng chia các nghi lễ thành những quyển/mục riêng (như Tam lễ tập yếu có ba phần: hơn lễ, tang lễ, tế lễ; Tứ lễ lược tập có bốn phần: quan lễ, hơn lễ, tang lễ, tế lễ), thì Hồ
Thượng thư gia lễ và đa phần sách gia lễ Việt Nam đều lồng ghép tang lễ và tế lễ trong
cùng một tư liệu, không tách biệt mà gọi chung là tang tế. Tuy rằng nhan là “gia lễ” và mở đầu mỗi sách không đề cập đến việc lồng ghép tang và tế, nhưng kết cấu nội dung và câu kết mỗi sách lại cho thấy việc lồng ghép như vậy, ví dụ câu kết sách Gia lễ tiệp
kính: “Gia lễ tang tế tiệp kính quyển chung” / 家禮喪祭捷徑卷終, câu kết Thọ Mai gia lễ: “Gia lễ tế nghi tập hoàn” / 家禮祭儀集完.
Trong nội hàm bản nguyên gia lễ, tế lễ chỉ hoạt động tế tự ở từ đường và là nghi lễ độc lập so với nghi lễ thành phần còn lại, nhưng trong thực tiễn lễ nghi Việt Nam, mỗi nghi lễ đều có tế lễ trong đó và đương nhiên tang lễ cũng có tế trong tang lễ. Hơn nữa, đối với người Việt, tang lễ và tế lễ đều thuộc phạm vi thờ cùng tổ tiên nên việc lồng ghép tang tế là phù hợp với thực tiễn phong tục Việt Nam. Như trường hợp Đỗ Huy Uyển tìm “tồn chân” Văn Cơng gia lễ nên “sai người con trai tên Liêu trích biên
hai lễ tang tế trong Văn Công gia lễ”85, nhưng khi hồn thành tác phẩm, tác giả khơng tách biệt mà lồng ghép tế lễ trong tang lễ, cụ thể: nếu ở Văn Công gia lễ, từ mục “Kị nhật” 忌日 trở đi thuộc về tế lễ, thì ở Văn Công gia lễ tồn chân, những nghi tiết tế lễ đó thuộc về tang lễ. Hay trường hợp sách Tang tế khảo nghi (đời Nguyễn) là tư liệu tập hợp luận giải nghi tiết tang lễ và tế lễ, nhưng trong nội dung tác phẩm, tang và tế cũng không tách biệt rõ ràng mà đan xen vấn đề vấn đáp tang lễ với vấn đáp tế lễ.
Theo “Quốc ngữ giải”, văn hóa gia lễ đương thời còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, thư tịch gia lễ có nội dung phức tạp. Hạn chế này thể hiện ở hai khía cạnh, nội dung rườm rà bất nhất và ngơn ngữ văn tự khó hiểu gây khó khăn cho tầng lớp thứ dân tiếp
85 Văn Cồng gia lễ tồn chân, VHv.272, “Văn Công gia lễ tồn chân tự”. Nguyên văn chữ Hán:
cận văn hóa gia lễ: “Xem sách gia lễ, thấy nhiều họ nói sự đa đoan, chẳng có một phép.
Vả lại lai láng, kẻ thứ dân khó xem. Bằng đấng hiền nhân, cùng người thức giả xem sách cái gia lễ mới thông. Bằng kẻ thứ dân cùng kẻ hậu học tuy có xem sách cũng
chưa được tường”86. Thứ hai, quan niệm xã hội thường ngại đọc sách tang tế khi cha mẹ còn sống, dẫn đến việc thư tịch gia lễ ít được quan tâm. Theo Hồ Sĩ Dương, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng văn hóa gia lễ tang tế ngày càng xuống cấp: “Lại thấy rằng “phụ mẫu tại bất khả quan lễ”. Song le lại có chữ rằng bất quan lễ bất
tri.... Song lại có kẻ cớ rằng cịn cha mẹ chẳng nên xem lễ. Ấy vậy ai những khi vội
vàng lại thêm việc thương khó. Bấy giờ mới xem làm sao được tường, vậy nên lỗi lễ, thế gian cười rằng bất hiếu”87. Văn hóa gia lễ là một mặt biểu hiện của đạo đức xã hội, văn hóa gia lễ hạn chế sẽ kéo theo hạn chế đạo đức xã hội. Vì vậy với tâm thái của một nhà Nho quan chức, thực trạng đó ít nhiều thơi thúc Hồ Sĩ Dương đi tìm hướng khắc phục, trước nhất là đả phá quan niệm xã hội ngại đọc sách gia lễ, thứ hai là đưa lễ nghi vào thực tiễn bằng cách “Làm lời nôm ra cho kẻ hậu học dễ xem”88. Sách gia lễ chữ Nơm chí ít có thể giúp người đời sau và tầng lớp sĩ thứ dễ dàng tiếp cận văn hóa tang tế, lấy đó làm phương tiện báo hiếu phụ mẫu, thơng qua đó ít nhiều phá vỡ quan niệm ngại đọc sách lễ nghi của người đương thời.
Vì vậy có thể nói, diễn Nơm gia lễ trước nhất là đáp ứng nguyện vọng báo hiếu của tác giả và tiếp theo là thực hiện chức năng xã hội, đó là phát huy tinh thần báo hiếu trong tồn xã hội, qua đó nâng cao đạo đức xã hội, củng cố địa vị Nho giáo.