Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu định lượng và định tính. Các chỉ tiêu định lượng bao gồm thị phần và giá cả, các chỉ tiêu định tính gồm chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng và sức mạnh gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

1.2.1. Thị phần

Thị phần được định nghĩa là tỉ lệ phần trăm thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được:

Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp/ Tổng doanh số của thị trường, hoặc Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Thị phần càng lớn thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Thông qua chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh để mở rộng thị trường mới hay tăng thị phần ở thị trường hiện tại.

1.2.2. Giá cả

Giá cả cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong cơ chế cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cả thấp hơn không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh cao hơn và ngược lại. Trong nhiều trường hợp, giá cao chính là thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt đối với một số mặt hàng lương thực, trong đó có sữa, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm uy tín và có chất lượng cao.

1.2.3. Chất lượng sản phẩm

Giá cả đi đôi với chất lượng là tiêu chí mà các nhà nhập khẩu luôn đặt lên hàng đầu khi tìm kiếm nguồn hàng. Một sản phẩm có thể có giá cả cạnh tranh song chưa chắc đó là sản phẩm được lựa chọn, nhất là đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như các sản phẩm từ sữa thì tiêu chuẩn chất lượng là một nhân tố quyết định thành công giữa các nhà xuất khẩu.

Hiện nay, trong ngành sữa nói riêng và ngành thực phẩm nói chung có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn như: Global GAP, ISO 9001:2008, HACCP, IFS,…

1.2.4. Khả năng gia nhập thị trường

Ngày nay, những hạn chế trong giai đoạn sản xuất đã được khắc phục do sự phát triển của khoa học công nghệ, tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp phải khó khăn trong q trình tiêu thụ sản phẩm bởi mơi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, doanh nghiệp nào gia nhập thị trường tốt hơn sẽ có cơ hội tồn tại cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp thường được đánh giá căn cứ vào các kênh quảng cáo và phân phối mà doanh nghiệp lựa chọn để tiếp cận thị trường. Quảng cáo nhằm cung cấp các thông tin về sản phẩm cho khách hàng cũng như xây dựng thiện cảm và lịng tin của họ về sản phẩm. Từ đó, khuyến khích khách hàng hành động mua hàng của doanh nghiệp. Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất thơng qua hệ thống kênh phân phối của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)