Đối thủ tiềm ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ

2.3.3.5. Đối thủ tiềm ẩn

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp đều phải chấp nhận. Mỗi công ty phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau và Vinamilk cũng không là một ngoại lệ. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Sức hấp dẫn của ngành: Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỷ suất

sinh lợi và tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường có lợi nhuận biên hấp dẫn trong tương lai. Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa Việt Nam vẫn còn rất lớn do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với các nước khu vực và thế giới, hiện tại chỉ mới khoảng 22,7 lít/người/năm, dự kiến tăng khoảng 27-28 lít/người/năm vào năm 2020.

- Những rào cản gia nhập ngành:

+ Về kỹ thuật: Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra

là hết sức quan trọng, việc pha chế các sản phẩm từ sữa trong quá trình chế biến rất phức tạp vì các vitamin, chất dinh dưỡng phải được pha trộn theo đúng hàm lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sữa cũng phải sử dụng vỏ hộp, bao bì đạt tiêu chuẩn quốc tế mới có thể cạnh tranh với các hãng sữa hiện tại và để dễ dàng vận chuyển, bảo quản thành phẩm.

+ Về vốn: Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục

tỷ, đó là một khoản đầu tư không nhỏ, chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, nhân công, nguyên liệu,…

+ Về các yếu tố thương mại: Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia, từ chăn ni, chế biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng,... Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, cũng như chưa có tiếng nói thống nhất giữa các Bộ ngành dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn. Điều này tạo nên khó khăn rất lớn

cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập, bởi hiện nay sức ép của khách hàng về chất lượng và giá cả là rất lớn. Các công ty mới gia nhập sẽ gặp nhiều trở ngại lớn từ các nhà sản xuất lâu năm như Vinamilk, Dutch Lady trong việc tạo lập thương hiệu. Ngoài ra, việc tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao hay vấn đề lương bổng cũng là một rào cản không nhỏ đối với các công ty mới.

Như vậy, ngành sữa Việt Nam hiện nay vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, các rào cản của ngành cũng là không nhỏ đối với các công ty mới. Trong tương lai, Vinamilk sẽ có thể đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng mới, đặc biệt là các đối thủ đến từ nước ngồi có sự vượt trội về kỹ thuật, nhân lực, vốn và nguồn nguyên liệu đầu vào.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng theo lý thuyết ở phần 1.4.3. Qua việc xem xét các điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh cùng nhận định của chuyên gia, ma trận hình ảnh cạnh tranh được thiết lập như sau: (Xem thêm Phụ lục 4, Bảng 3A: Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố theo ý kiến của các chuyên gia, Bảng 3B, 3C, 3D: Điểm phân loại các yếu tố theo ý kiến của các chuyên gia đối với Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady; Bảng 3E: Ma trận các yếu tố bên trong)

Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh STT Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng

Vinamilk TH True Milk Dutch Lady

Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Khả năng tài chính 0,08 3,7 0,3 2 0,16 3,1 0,25 2 Uy tín thương hiệu 0,09 3,5 0,31 3,2 0,29 3,5 0,32 3 Hiệu quả quảng cáo,

khuyến mãi

0,07 1,9 0,13 2 0,14 1,6 0,11

4 Dịch vụ khách hàng 0,07 3 0,21 3,1 0,22 3 0,21 5 Chất lượng sản phẩm 0,09 2,3 0,21 2,3 0,21 2,5 0,23

6 Khả năng cạnh tranh về giá 0,09 3,7 0,33 2,7 0,24 2,6 0,23 7 Đa dạng hóa sản phẩm 0,09 3,7 0,33 2 0,18 2,5 0,23 8 Nghiên cứu và phát triển 0,07 1,8 0,13 1,7 0,12 1,6 0,11 9 Hệ thống phân phối và thị trường mục tiêu 0,08 3,6 0,29 2,1 0,17 2,5 0,2 10 Trình độ và kinh

nghiệm nguồn nhân lực 0,09 3,2 0,29 1,7 0,15 1,6 0,14 11 Nguồn nguyên liệu 0,09 2,1 0,19 1,6 0,14 1,5 0,14 12 Chiến lược kinh doanh 0,09 3,5 0,32 2,5 0,23 2,7 0,24

Tổng cộng 1,00 3,04 2,25 2,41

Nguồn: Tác giả tự khảo sát, phụ lục 4

Dựa vào tổng điểm quan trọng, ta có thể xếp hạng các đối thủ cạnh tranh như sau: Đứng thứ nhất là Vinamilk với 3,04 điểm, kế tiếp là Dutch Lady với 2,41 điểm, sau đó là TH True Milk với 2,25 điểm. Hầu như Vinamilk đều mạnh hơn các đối thủ trên hầu hết các yếu tố. Vinamilk cần duy trì và phát huy các điểm mạnh của mình để giữ vững vị trí đứng đầu thị trường sữa Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)