Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ

2.3.2.2. Yếu tố kinh tế

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (GDP)

Trong giai đoạn 2012 - 2016, GDP của Việt Nam tăng ở mức ổn định. Năm 2016, GDP đã tăng 6,21% so với năm 2015, mặc dù không đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng là 6,7% nhưng mức tăng trưởng 6,21% có thể được xem là một thành cơng khi nền kinh tế Việt Nam trong năm qua phải đối mặt với hàng loạt vấn đề phức tạp như tình trạng hạn hán, lũ lụt và sự cố mơi trường biển tại các tỉnh miền Trung.

Biểu đồ 2.16: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: %

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, 2016

Kinh tế tăng trưởng ổn định đồng nghĩa với sự tăng trưởng của ngành thực phẩm và đồ uống. Hiện tại, ngành này đang chiếm khoảng 15% tổng GDP với quy mô khoảng 30 tỷ USD năm 2016 và đang trên đà tăng trưởng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, thu nhập bình qn của người Việt Nam, tính đến cuối năm 2016, đạt khoảng 2.125 USD, tăng 106 USD so với năm 2015. Điều này ảnh hưởng tích cực đến việc tiêu thụ sữa của Vinamilk do tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân đang ngày một cao.

Tỷ lệ lạm phát

Năm 2008, Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến lạm phát tăng cao, khó kiểm soát. Những năm tiếp theo, Nhà nước đã triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, đến năm 2013, tình hình kinh tế của Việt Nam được nhận định là tăng trưởng, đồng thời lạm phát vẫn được kiểm soát tốt. Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát năm 2016 tăng cao hơn năm 2015 nhưng vẫn nằm trong giới hạn 5% mà Quốc hội đề ra và vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân những năm gần đây. Lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 1,52% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn so với mức kế hoạch.

Lạm phát là yếu tố làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào của Vinamilk. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm giá sản phẩm tăng, đồng thời doanh thu

5.03 5.42 5.89 6.68 6.21 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2012 2013 2014 2015 2016

và lợi nhuận của Công ty cũng bị ảnh hưởng lớn. Trong nửa đầu năm 2017, giá sữa nguyên liệu tăng khoảng 11% làm cho tỷ suất lãi gộp giảm, đồng thời chi phí bán hàng tăng cao khiến cho tăng tưởng lợi nhuận của Vinamilk giảm 12% (Website chính thức Vinamilk, 2017). Hơn nữa, lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, từ đó tác động đến chi tiêu của người lao động, lúc này họ sẽ lo nghĩ đến những thứ căn bản tiêu dùng hằng ngày hơn là các thực phẩm và thức uống bổ sung từ sữa.

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2012 - 2016 có xu hướng tăng chậm. Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cả về số lượng và tỷ lệ, trong đó đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp cao là thanh niên, chiếm gần 8%.

Biểu đồ 2.17: Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự báo năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp vẫn khơng có xu hướng giảm do chưa có sự cân bằng trong cơ cấu lao động và các doanh nghiệp hiện nay đang tiếp tục đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất kinh doanh. Khi thất nghiệp tăng, thu nhập khơng ổn định, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của các ngành hàng nói chung và ngành sữa nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề thất nghiệp tăng trong thời gian qua vẫn không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình sản xuất kinh doanh của Vinamilk, minh chứng là doanh thu của Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng cao qua các năm. 1.96 2.2 2.1 2.31 2.3 1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2012 2013 2014 2015 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)