CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Trong khi mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter tập trung phân tích các yếu tố trong mơi trường ngành thì việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mơ thơng qua phân tích PEST là một cơng cụ hữu ích giúp các nhà kinh doanh nắm được tồn cảnh về mơi trường công ty đang hoạt động. Từ đó có thể nhận định và nắm bắt được những cơ hội, đối mặt với các thách thức và né tránh những mối đe dọa tìm ẩn. Các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mô gồm Yếu tố kinh tế; yếu tố chính trị - pháp lý; yếu tố văn hóa, xã hội và yếu tố cơng nghệ.
Yếu tố chính trị - pháp lý
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ bởi mơi trường chính trị. Mơi trường này bao gồm: luật pháp, chính sách và cơ chế của Nhà nước đối với ngành kinh doanh. Doanh nghiệp phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đốn những thay đổi quan trọng về chính trị trong nước, khu vực và thế giới để có những quyết sách đúng đắn trong kinh doanh.
Các chủ trương về chính trị và hợp tác kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các thị trường trên thế giới. Các hiệp định song phương và đa phương, cũng như việc gia nhập WTO chính là bệ phóng giúp các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu gia nhập một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngược lại, khi mối quan hệ với các quốc gia khác trở nên xấu đi, kim ngạch
và sản lượng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hàng rào thương mại và phi thương mại mà các nước nhập khẩu đặt ra.
Bên cạnh đó, mơi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống quy phạm pháp luật là yếu tố gián tiếp điều tiết các quyết định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý bao gồm các chính sách của nước doanh nghiệp đặt trụ sở hay nước xuất khẩu cũng như chính sách của nước nhập khẩu. Các chính sách này bao gồm thuế, thủ tục hành chính, các quy định về chất lượng, nhãn dán mà thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngồi địi hỏi.
Yếu tố kinh tế
Kinh tế ln có mối quan hệ mật thiết và chi phối một cách đồng bộ đến hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, môi trường kinh tế khơng chỉ gói gọn trong phạm vi trong nước mà cịn bao gồm nhu cầu của thị trường nước ngồi, hệ thống phân phối và cạnh tranh tại các thị trường mà doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Yếu tố văn hóa, xã hội
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tốxã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra để dự báo tác động của nó và đề ra chiến lược tương ứng. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi, chúng có thể tác động đến doanh nghiệp, như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh. Các yếu tố xã hội học trên thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đơi khi khó có thể nhận biết. Các thay đổi khác diễn ra nhanh hơn nếu chúng gây ra bởi sự gián đoạn bên ngồi nào đó trong hành vi chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Trong mơi trường văn hóa, các nhân tố giữ vai trò quan trọng là tập quán, lối sống và tôn giáo, thường được gọi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương mại. Tập quán hay thị hiếu của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng dân tộc cũng như phản ánh yếu tố văn hóa, lịch sử, tơn giáo của từng địa phương, quốc gia, do đó ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong
trường hợp hàng hóa thực sự có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó có thể được họ chấp nhận.
Yếu tố công nghệ
Sự thay đổi và ngày càng tiên tiến về cơng nghệ là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến mọi khía cạnh kinh doanh của các công ty hiện nay. Chẳng hạn, đầu tư vào trang thiết bị tiên tiến với công nghệ hiện đại sẽ giúp công ty tăng doanh số và uy tín với khách hàng thông qua việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và giảm chi phí. Bên cạnh đó, sự phát triển của Internet cũng có ảnh hưởng đến cách khách hàng biết và tìm đến doanh nghiệp, điều này góp phần giúp làm giảm chi phí marketing. Ngoài ra, Internet giúp tạo ra một mạng lưới kết nối giúp công ty và khách hàng hay các khách hàng với nhau trở nên gần gũi thông qua việc chia sẻ thông tin dễ dàng hơn.