CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
3.2.1.2. Đưa ra chính sách giá cả hợp lý
Kết quả khảo sát cho thấy, giá cả là yếu tố quan trọng thứ hai sau chất lượng có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Mặt khác, theo đánh giá của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm của Vinamilk chỉ ngang bằng với những thương hiệu khác. Vì thế, nếu giá tăng mà chất lượng không thay đổi, họ sẽ
chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hoặc sẽ mua sản phẩm của Vinamilk với số lượng ít hơn. Hơn nữa, việc định giá và điều chỉnh giá của Vinamilk cịn gặp khơng ít trở ngại như giá nguyên liệu đầu vào tăng, nguồn nguyên liệu còn phải nhập khẩu,… Để đối mặt với những khó khăn trên, Vinamilk nên lập kế hoạch xây dựng chiến lược định giá cho từng nhóm sản phẩm.
- Đối với những sản phẩm phổ biến và được người tiêu dùng tin dùng:
Vinamilk không nên tăng giá các sản phẩm thuộc nhóm này trong giai đoạn hiện nay. Do đa phần các sản phẩm này có chất lượng khơng khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ nên việc tăng giá sẽ làm họ thay đổi sản phẩm. Hơn nữa, họ chỉ chấp nhận mức giá cao khi và chỉ khi chất lượng thực sự tốt và mức giá phải tương xứng với chất lượng, vì thế, Cơng ty cần chú trọng cải tiến chất lượng sản phẩm trước khi tăng giá.
Bên cạnh đó, Vinamilk nên sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất. Bởi vì, thứ nhất, việc này sẽ làm giảm bớt chi phí nhập khẩu và dễ dàng kiểm tra được chất lượng nguyên liệu; thứ hai, nếu Công ty tạo dựng được quan hệ tốt với các hộ chăn ni, có sự quan tâm thích đáng đến đời sống của họ cũng như có những chính sách hỗ trợ họ trong việc chăn ni bị sữa thì việc thương lượng nhằm điều chỉnh giá thu mua là có thể thực hiện được. Vì thế, việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ giúp Cơng ty giảm được nhiều chi phí, từ đó sẽ dễ dàng giữ cho giá sữa không tăng lên.
- Đối với các sản phẩm chưa phổ biến: Những sản phẩm thuộc nhóm này
chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến, đo đó độ tin cậy đối với chất lượng sản phẩm là chưa cao. Vì thế, việc định giá quá cao sẽ khiến nhiều người không thể mua được và họ sẽ khơng có cơ hội trải nghiệm dùng thử sản phẩm. Trong khi đó, nếu Cơng ty định giá thấp hơn sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ hoài nghi về chất lượng sản phẩm. Do đó, đối với nhóm sản phẩm này, Cơng ty nên định giá ở mức trung bình, ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh.
Để người tiêu dùng thực sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, Cơng ty nên tổ chức các chương trình giới thiệu, dùng thử sản phẩm hoặc tặng kèm những sản
phẩm trong nhóm này với các sản phẩm trong nhóm trên để người tiêu dùng biết đến và có cơ hội dùng thử sản phẩm nhằm thuyết phục họ về chất lượng sản phẩm và chứng tỏ rằng mức giá Công ty định ra là tương xứng với chất lượng sản phẩm.
- Đối với những sản phẩm mới hoặc sản phẩm sắp ra mắt trên thị trường:
Chiến lược định giá cho những sản phẩm này phụ thuộc vào phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu mà Công ty hướng đến. Do những sản phẩm mới thường có chất lượng cao hơn hẳn những sản phẩm hiện tại nên giá thường sẽ cao hơn. Trong trường hợp này, muốn định giá cao cho sản phẩm, Vinamilk cần kết hợp chiến lược định giá với chiến lược xúc tiến để thuyết phục người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cũng như lợi ích, cơng dụng mà sản phẩm mang lại.
Ngoài ra, với vị thế là một “ơng lớn” có lợi thế về uy tín, thương hiệu, tài chính, hệ thống kênh phân phối,… Vinamilk có thể khéo léo gây áp lực với nhà cung cấp bột sữa ở nước ngoài nhờ vào đơn hàng lớn của mình. Từ đó, Vinamilk tiếp tục giữ vững được mức giá hợp lý đối với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, hoặc duy trì mức tăng giá ổn định nhằm không làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Vinamilk khơng nên chạy theo các sản phẩm có chất lượng cực cao với mức giá thành cũng cao vì đa phần người dân Việt Nam có thu nhập trung bình và thấp.