CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
2.3.3. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường ngành
2.3.3.1. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành
Nếu trước những năm 90 chỉ có 1 đến 2 nhà sản xuất, phân phối sữa thì hiện nay, thị trường sữa Việt Nam đã có khoảng 20 nhãn hiệu nội địa và một số nhãn hiệu ngoại chia nhau một thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân.
- Cơ cấu cạnh tranh của ngành sữa: Vinamilk hiện là công ty sữa lớn nhất cả
nước, chiếm hơn 50% thị phần trên phân khúc sữa nước, 85% thị phần phân khúc sữa chua ăn, 40% thị phần sữa bột. Thị phần cịn lại thuộc về khoảng hơn 20 cơng ty sữa nội địa như Dutch Lady, TH True Milk, Long Thành, Nutifood, Ba Vì, Mộc Châu,… và các hãng sữa ngoại nhập như Abbott, Mead John, Nestlé,… Các hãng nước ngoài này nắm thị phần chủ yếu ở phân khúc sữa bột. Hiện nay, các hãng sữa nội đang đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn bởi sữa ngoại do việc cắt giảm thuế quan khi Việt Nam tham gia và ký kết các FTAs gần đây và thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN, cam kết với WTO trước đó.
- Cấu trúc cạnh tranh của ngành: Ngành sữa Việt Nam là một ngành phân
tán do có khá nhiều nhà sản xuất nội địa lẫn nước ngoài tham gia chia sẻ thị trường. Mặc dù các công ty như Vinamilk, Friesland Campina tuy có thị phần lớn nhưng
vẫn không đủ sức chi phối ngành mà ngày càng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng sữa khác.
- Các rào cản rút lui khỏi ngành: Rào cản về vốn và công nghệ là một khó
khăn lớn đối với các doanh nghiệp vì chi phí đầu tư ban đầu của ngành sữa rất cao, nếu cơng ty muốn rút khỏi ngành thì sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư cho các máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… Ngồi ra cịn có các rào cản như ràng buộc với người lao động, ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan, các ràng buộc về chiến lược, kế hoạch.
2.3.3.2. Nguy cơ của sản phẩm thay thế
Ngày nay, khi cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể là điều tất yếu. Mặt khác, khoa học cũng đã chứng minh rằng sữa là thức uống thiết yếu, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, có khơng ít người “bị dị ứng” với sữa, cũng như không thể dung nạp lactose từ sữa bị. Bên cạnh đó, cịn có các ngun nhân như ăn kiêng (người ăn kiêng thường tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa cholesterol và chất béo), niềm tin tôn giáo (theo Phật giáo, những người ăn chay không được ăn bất cứ loại thịt nào; cịn những người theo Ấn Độ giáo khơng được ăn các sản phẩm chế biến từ thịt bị), chủ nghĩa mơi trường (cứu vãn hành tinh) và sự lựa chọn cá nhân (có những người khơng có sở thích đối với các sản phẩm sữa hay lo ngại những bệnh truyền từ sữa), lý do y học (có những người khơng dung nạp sữa, gluten). Chính nhiều nguyên nhân khác nhau kể trên mà nhiều thành phần người tiêu dùng không thể sử dụng các sản phẩm sữa, điều này làm tăng thêm sự quan tâm của họ đối với các loại thức uống thay thế sữa. Vì thế, sự ra đời của các sản phẩm thay thế sữa là điều khách quan trong xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm thay thế sữa một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vì sữa là một loại thực phẩm mang tính đặc trưng, thiết yếu đối với sức khỏe nên đến nay cũng khơng có nhiều sản phẩm có khả năng thay thế sữa. Một số sản phẩm thay thế sữa có thể kể đến như sữa được chế biến từ những loại ngũ cốc như đậu nành, gạo, nếp, ngô; nước ép trái cây; nước
uống chống lão hóa; nước diệp lục tố kích thích ăn uống hoặc hỗ trợ tiêu hóa,… Như vậy, áp lực từ các sản phẩm thay thế đối với các sản phẩm sữa của Vinamilk là không nhiều. Tuy nhiên, đặc điểm từ các sản phẩm thay thế là bất ngờ, không thể dự báo trước được nên Vinamilk cần phải tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu và phát triển để sản phẩm sữa của Công ty có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.3.3.3. Quyền lực khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà công ty hướng đến, họ mua sản phẩm của công ty và cũng chính là yếu tố quyết định sự thành cơng hay thất bại của công ty. Với danh mục sản phẩm đa dạng, khách hàng của Vinamilk gồm nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn đến người già, người bệnh, phụ nữ mang thai và cho con bú, người có nhu cầu làm đẹp, người ăn kiêng. Khách hàng tiêu thụ các sản phẩm sữa nước chủ yếu là trẻ em trong khi các sản phẩm sữa bột hướng đến đối tượng là người trưởng thành. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 4% khách hàng vẫn trung thành với thương hiệu Vinamilk mặc dù Công ty tăng giá sản phẩm, và có đến 54% khách hàng đánh giá chất lượng của Vinamilk chỉ tương đương với các thương hiệu khác (Biểu đồ 2.18).
Biểu đồ 2.18: Phản ứng của người tiêu dùng nếu giá các sản phẩm từ sữa của Vinamilk tăng lên ngang bằng hoặc cao hơn so với giá các sản phẩm cùng
loại của thương hiệu khác
Đơn vị: %
Nguồn: Tác giả tự khảo sát
25
52 4
19
0 10 20 30 40 50 60
Chuyển sang sử dụng sản phẩm của thương hiệu khác
Mua sản phẩm của Vinamilk với số lượng ít hơn
Vẫn tiếp tục mua sản phẩm của Vinamilk
Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều mặt hàng khác nhau được sản xuất phục vụ đời sống người dân, họ sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm,… Trong khi đó, mức thu nhập của người tiêu dùng là có hạn, vì thế, họ ln muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là thấp nhất nên giá cả của hàng hóa ln là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Trước khi mua sắm, họ luôn so sánh giá cả giữa các sản phẩm cùng loại của các công ty khác nhau, hơn nữa, họ luôn muốn mua sản phẩm với giá cả cạnh tranh nhưng chất lượng phải thực sự tốt.
Vì thế, trên thị trường hiện nay, cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đều có vị thế cao trong q trình điều khiển cạnh tranh từ quyết định mua hàng của họ. Tuy nhiên, Vinamilk đã hạn chế được áp lực này bằng việc định giá hợp lý các dòng sản phẩm, đưa ra các thơng tin chính xác và tạo sự khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ. Vinamilk luôn liên tục đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tạo ra sản phẩm với chất lượng cao nhất và giá thành tốt nhất. Điển hình gần đây nhất đó là Vinamilk đã tiên phong cho ra đời dòng sữa tươi 100% Organic tiêu chuẩn USDA Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam cuối năm 2016.
2.3.3.4. Quyền lực nhà cung cấp Số lượng và quy mô nhà cung cấp Số lượng và quy mô nhà cung cấp
Một số nhà cung cấp lớn của Vinamilk là công ty Miraka Limited ở New Zealand chuyên cung cấp bột sữa, công ty Combibloc của Đứcvà công ty Tetra Pak của Thụy Điển cung cấp bao bì chất lượng quốc tế. Cơng ty Miraka hiện có 2 dây chuyền chế biến bột sữa và sữa tươi tiệt trùng, là một trong những nhà cung cấp lớn bột sữa cho Vinamilk. Năm 2015, Vinamilk đã tăng tỷ lệ sở hữu tại Miraka từ 19,3% lên 22,81%. Để đảm bảo hàng chục triệu hộp sữa đến tay người tiêu dùng mỗi ngày mà vẫn giữ được sự tươi ngon thuần khiết, Vinamilk đã hợp tác với hai nhà cung cấp bao bì hàng đầu thế giới là công Combibloc của Đức và công ty Tetra Pak của Thụy Điển. Hiện nay, đối thủ Dutch Lady và TH True Milk cũng đang sử dụng bao bì của hai nhà cung cấp này cho dòng sản phẩm sữa nước của mình.
Để phát triển bền vững, Vinamilk luôn chủ động nguồn cung sữa nguyên liệu. Hiện nay, tổng đàn bò từ các trang trại của Vinamilk và bà con nơng dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 120.000 con, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3 triệu ly sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, nguồn cung sữa tươi nguyên chất trong nước chỉ mới đáp ứng được gần một nửa nhu cầu thị trường. Vinamilk đang có kế hoạch phát triển các trang trại mới, đưa tổng số đàn bò lên khoảng 200.000 con vào năm 2020. Vinamilk hiện đang hoạt động với hệ thống 10 trang trại quy mô lớn trải dài khắp Việt Nam với tồn bộ bị giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand, là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P, trong đó có trang trại bị sữa Organic đầu tiên ở Việt Nam tại Đà Lạt, đạt tiêu chuẩn Organic Châu Âu.
Hợp tác cùng phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp và đối tác là một trong những mục tiêu chính của Vinamilk. Tất cả đối tác, nhà cung cấp của Vinamilk đều được đánh giá kỹ càng và lựa chọn minh bạch. Mặc dù chú trọng vấn đề chất lượng và tính kinh tế nhưng Vinamilk luôn tôn trọng và đảm bảo quyền và lợi ích của các đối tác. Đồng thời, Vinamilk luôn thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương từ việc thu mua sữa tươi nguyên liệu của các hộ nông dân địa phương và đầu tư các trang trại bò sữa của Vinamilk tại địa phương, góp phần phát triển ngành chăn ni bị sữa trên cả nước. Năm 2016, lượng sữa thu mua từ các hộ nông dân chiếm 83% tổng lượng sữa.
Bảng 2.7: Sản lượng sữa tươi Vinamilk thu mua năm 2016
Số lượng sữa tươi Kg %
Từ hộ nông dân 194.873.998 83%
Từ trang trại Vinamilk 39.178.937 17%
Tổng cộng 234.052.935 100%
Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững Công ty Vinamilk, 2016
Ngành sữa Việt Nam có điều kiện phát triển thuận lợi một phần nhờ vào điều kiện tự nhiên là có những vùng địa hình đồi núi cao, khí hậu nhiệt đới xen với vành đai ôn đới mát mẻ rất thích hợp cho việc chăn nuôi và phát triển đàn bò sữa. Ở
những nơi có khí hậu ơn đới như Lào Cai, Đà Lạt,… và nơi có khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La, Bình Dương,… rất thích hợp cho việc trồng cỏ, do đó có thể cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và điều kiện sinh trưởng tốt cho bị sữa. Tuy nhiên, cơng tác chăn ni hiện nay gặp khơng ít khó khăn do những hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm, quy mô nhỏ lẻ, giá nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng và phần lớn thức ăn cho bò phải nhập khẩu. Do loại cỏ trong nước chủ yếu là cỏ voi không đủ điều kiện để bò cho lượng sữa cao và khơng đủ điều kiện ni bị sữa cao sản. Tuy nhiên, Vinamilk đã luôn chú trọng xây dựng quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thơng qua chính sách hỗ trợ tài chính giúp nơng dân mua bị sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao. Ngồi việc cam kết đảm bảo đầu ra cho các hộ dân, Vinamilk cịn có đội ngũ chun gia về chăn ni, thú y, kỹ thuật, dinh dưỡng,... trực tiếp tư vấn, trao đổi với người nông dân, chuyển giao tiến bộ khoa học về chăn nuôi, hỗ trợ con giống, trang thiết bị để công tác chăn nuôi ngày một hiệu quả.
Vinamilk hiện đang hoạt động với hệ thống 13 nhà máy, các nhà máy được đặt tại các vị trí chiến lược gần các nơng trại, cho phép Cơng ty duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp. Đồng thời, Công ty cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt. Việc duy trì nguồn cung sữa nguyên liệu ổn định là vô cùng quan trọng đối với việc kinh doanh của Vinamilk, giúp Cơng ty duy trì và gia tăng sản lượng. Do đó, Vinamilk ln đảm bảo là một đối tác uy tín, đồng hành cùng các nhà cung cấp trên cơ sở đơi bên cùng có lợi, cơng bằng, minh bạch và có trách nhiệm với xã hội.
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp
Như đã phân tích ở trên, Vinamilk hiện nay đã chủ động hơn trong việc khai thác nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật nên hơn 50% sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk vẫn phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. Ngoài ra, khả năng thay thế nhà cung cấp của Vinamilk cũng khá thấp do chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp khác chưa thể thay thế được chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp hiện tại. Tuy nhiên, Vinamilk đã hạn chế được áp lực từ phía nhà cung cấp, đồng thời đảm bảo tính cạnh
tranh cơng bằng cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ nhưng sản phẩm có chất lượng cao. Hơn nữa, Cơng ty cũng đã tạo áp lực cho phía nhà cung cấp về chất lượng và giá cả nguyên liệu để sản phẩm tạo ra đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.3.3.5. Đối thủ tiềm ẩn
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp đều phải chấp nhận. Mỗi công ty phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác nhau và Vinamilk cũng không là một ngoại lệ. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Sức hấp dẫn của ngành: Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỷ suất
sinh lợi và tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường có lợi nhuận biên hấp dẫn trong tương lai. Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa Việt Nam vẫn còn rất lớn do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với các nước khu vực và thế giới, hiện tại chỉ mới khoảng 22,7 lít/người/năm, dự kiến tăng khoảng 27-28 lít/người/năm vào năm 2020.
- Những rào cản gia nhập ngành:
+ Về kỹ thuật: Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra
là hết sức quan trọng, việc pha chế các sản phẩm từ sữa trong quá trình chế biến rất phức tạp vì các vitamin, chất dinh dưỡng phải được pha trộn theo đúng hàm lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sữa cũng phải sử dụng vỏ hộp, bao bì đạt tiêu chuẩn quốc tế mới có thể cạnh tranh với các hãng sữa hiện tại và để dễ dàng vận chuyển, bảo quản thành phẩm.
+ Về vốn: Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục
tỷ, đó là một khoản đầu tư không nhỏ, chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, nhân công, nguyên liệu,…
+ Về các yếu tố thương mại: Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia, từ chăn ni, chế biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng,... Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, cũng như chưa có tiếng nói thống nhất giữa các Bộ ngành dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn. Điều này tạo nên khó khăn rất lớn
cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập, bởi hiện nay sức ép của khách hàng về chất lượng và giá cả là rất lớn. Các công ty mới gia nhập sẽ gặp nhiều trở ngại lớn từ các nhà sản xuất lâu năm như Vinamilk, Dutch Lady trong việc tạo lập thương hiệu. Ngoài ra, việc tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao hay vấn đề lương bổng cũng là một rào cản không nhỏ đối với các công ty mới.
Như vậy, ngành sữa Việt Nam hiện nay vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, các rào cản của ngành cũng là không nhỏ đối với các công ty