CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.1. Những cơ sở đề ra giải pháp
3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường
Năm 2017, ngành hàng tiêu dùng tại cả khu vực thành thị và nông thôn được dự báo tăng trưởng với tốc độ khoảng 5%. Theo thống kê năm 2016, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng là 90 điểm, cao hơn năm 2015 (85 điểm), điều này cho thấy họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Chỉ số niềm tin năm 2017 được dự báo ổn định ở mức 89 điểm. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến an tồn thực phẩm và ơ nhiễm mơi trường trong thời gian gần đây khiến người tiêu dùng cảm thấy lo lắng và quan tâm nhiều hơn đến hai vấn đế này. Thống kê khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam xem vấn đề an toàn thực phẩm là quan trọng nhất, được xếp trên cả cơng việc, chi phí sinh hoạt, và thiên tai. Chính vì thế, doanh thu của những thương hiệu vướng phải sự cố về an toàn thực phẩm giảm mạnh khoảng 30 - 60% (Đức Tâm, 2016).
Về xu hướng mua sắm trong tương lai của người Việt Nam, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của Internet và thương mại điện tử. Hiện nay, dân số Việt Nam dưới 35 tuổi chiếm trên 60%, họ là thế hệ trẻ có thói quen sử dụng cơng nghệ và Internet để thu thập thông tin cho quyết định mua sắm. Bên cạnh đó, xu hướng phụ nữ đi làm việc ngày càng tăng khiến nhu cầu mua hàng tiêu dùng qua kênh thương mại điện tử cũng gia tăng (Đức Tâm, 2016).
Về thị hiếu thương hiệu, đối với những mặt hàng có giá trị cao như xe máy, ô tô, hàng điện tử, đồ điện gia dụng, mỹ phẩm thì người tiêu dùng tín nhiệm các thương hiệu quốc tế. Còn đối với các mặt hàng như thực phẩm, nước giải khát, rượu bia, quần áo, sản phẩm vệ sinh, họ được đánh giá là chuộng thương hiệu Việt hơn những thương hiệu nước ngồi vì giá cả phù hợp túi tiền (Đức Tâm, 2016).
Theo Báo cáo của Nielsen, cửa hàng tiện lợi đang là xu hướng bùng nổ tại Việt Nam trong vòng 3 năm qua. Tốc độ xuất hiện của cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đã tăng tới 200%/năm. Từ các chuỗi hoạt động 24/24 của nước ngoài như
Circle K, MiniStop, Shop&Go, B’s mart, FamilyMart,... đến các thương hiệu trong nước như Co.op Food, Satra Foods, Vinmart+,... Mỗi chuỗi kinh doanh đều đã phát triển đến con số hàng trăm cửa hàng và đang tiếp tục được mở rộng (Ngô Minh, 2017). Cửa hàng tiện lợi cung cấp tất cả những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống cá nhân hằng ngày, thậm chí khách hàng cịn có thể thanh tốn hóa đơn điện, nước, điện thoại; rút tiền, đặt vé, mua thức ăn nhanh và nước phục vụ tại chỗ, có kết nối wifi. Điều này mang đến sự tiện lợi cho nhiều bạn trẻ và dân văn phịng bởi sự đa dạng về hàng hóa, dịch vụ, sự tiện lợi, nhanh chóng thay vì chờ đợi xếp hàng thanh toán tại siêu thị. Hơn nữa, mọi người có thể đến mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi 24/24 bất cứ lúc nào trong khi các siêu thị hoạt động trong khung giờ nhất định.