Các nhân tố thuộc môi trường ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngành

Michael Porter đã cung cấp một mơ hình phân tích cạnh tranh, theo đó doanh nghiệp khi kinh doanh trong một ngành chịu ảnh hưởng bởi 5 lực lượng cơ bản và mơ hình đó được gọi là mơ hình 5 áp lực cạnh tranh. Ngoài các doanh nghiệp cạnh tranh trong nội bộ ngành, các nhân tố khác như khách hàng, hệ thống cung cấp, các sản phẩm thay thế hay các đối thủ cạnh tranh tiềm năng tạo nên môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành

Trong 5 lực lượng cấu thành nên môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp thì sự cạnh tranh của những nhà sản xuất hiện tại về vị trí, ưu thế và người mua tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau về giá, chất lượng, mẫu mã sản phẩm hay các dịch vụ liên quan đến chăm sóc khách hàng. Trong lĩnh vực xuất khẩu, mức độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt hơn khi doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước lẫn các nhà xuất khẩu nước ngoài và các nhà sản xuất ngay tại thị trường nội địa nước nhập khẩu.

Nguy cơ của sản phẩm thay thế

Các doanh nghiệp trong một ngành thường chịu sức ép cạnh tranh của những nhà sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thay thế. Áp lực này phụ thuộc vào các nhân tố như: số lượng sản phẩm thay thế, sự sẵn có của những sản phẩm thay thế, mức độ ưa thích tương đối của khách hàng đối với sản phẩm thay thế, chi phí và độ thuận tiện đối với nhà nhập khẩu trong việc chuyển đổi mặt hàng.

Quyền lực khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Áp lực cạnh tranh của khách hàng đối với doanh nghiệp thể hiện rõ ràng hơn đối với sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, có thương hiệu chưa mạnh. Khách hàng bao gồm người tiêu dùng và các nhà phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, họ luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ kèm theo của doanh nghiệp. Cũng chính họ là người điều khiển áp lực cạnh tranh trong ngành bởi quyết định mua hàng và tạo ra áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp qua quy mô khách hàng, vị thế đàm phán giá cả, sự khác biệt hóa và khả năng thay thế của sản phẩm. Ngồi ra, nhu cầu thơng tin về sản phẩm, chi phí chuyển đổi khách hàng, tính nhạy cảm đối với giá của khách hàng là một trong những áp lực cạnh tranh thật sự đối với các doanh nghiệp trong ngành mà khách hàng tạo ra. Đặc biệt, doanh nghiệp cần quan tâm đến áp lực cạnh tranh của các nhà phân phối, nhất là các nhà phân phối có quy mơ lớn trên thị trường bởi quyền lực đàm phán của họ rất mạnh, có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đơi khi, có một số trường hợp họ trực tiếp can thiệp vào nội bộ của các doanh nghiệp.

Quyền lực nhà cung cấp

Sức ép cạnh tranh của các nhà cung cấp thể hiện ở nhiều đặc điểm, trong đó có các đặc trưng cơ bản như mức độ tập trung của nhà cung cấp, thể hiện ở quy mô và số lượng các nhà cung cấp. Số lượng nhà cung cấp quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nếu thị trường có một vài nhà cung cấp lớn thì họ sẽ tạo nên áp lực cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)