Tổng quan thị trường sữa Việt Nam và Công ty cổ phần sữa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.1. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam và Công ty cổ phần sữa Việt Nam

2.1.1. Khái quát thị trường sữa Việt Nam

Được hình thành từ những năm 1960 nhưng ngành sản phẩm sữa Việt Nam chỉ thực sự phát triển từ năm 1986 khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới. Hiện nay, thu nhập bình quân của người Việt Nam bắt đầu tăng lên, dẫn đến nhu cầu sử dụng sữa của họ cũng gia tăng mạnh mẽ, do đó khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research dự báo giai đoạn 2017 - 2019 ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kép là 10,9%/năm, trong đó, tăng trưởng của ngành sữa được dự báo khoảng 10%. Theo hãng nghiên cứu The Neilsen năm 2016, mặt hàng sữa chiếm 32% trong tổng ngân sách người tiêu dùng chi cho các mặt hàng tiêu dùng ở khu vực thành thị.

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 Nguồn: Cafebiz.vn 12.6 12.7 16.7 20.6 22.7 0 5 10 15 20 25 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, trong thời gian qua, thị trường sữa tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân đạt khoảng 17%/năm giai đoạn 2011 - 2015, dự báo tiếp tục tăng trưởng 9%/năm trong những năm tới và đạt mức 27 – 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020. Tuy nhiên, sản lượng sữa tươi nguyên liệu nội địa hiện nay mới đáp ứng gần 50% nhu cầu sản xuất trong nước, còn lại phải nhập khẩu (Nguyễn Quỳnh, 2017).

Mức tiêu thụ sữa bình quân hiện nay của nước ta đạt 22,7 lít/người/năm, rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Cụ thể, theo Báo cáo của Nielsen năm 2017, đối với Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm, Trung Quốc là 36,3 lít/người/năm, Ấn Độ là trên 100 lít/người/năm, tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Tây Ban Nha, Úc, con số này dao động ở mức từ 80 - 120 lít/người/năm và mức trung bình của thế giới là 103,4 lít/người/năm (Vĩnh Xuân, 2017). Điều này cho thấy ngành sữa Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Không chỉ phát triển về quy mô, các cơng ty sữa ngày càng đa dạng hóa danh mục sản phẩm về các mặt hàng sữa nước, sữa bột, sữa chua,... và đã có các dịng chuyên biệt dành cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người bệnh, người có nhu cầu ăn kiêng, làm đẹp,… Mặt khác, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm hiện nay là yếu tố quan trọng trên hết, đòi hỏi các nhà sản xuất phải có quy trình kiểm sốt chất lượng chặt chẽ hơn, cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Hơn nữa, các nhà sản xuất hiện nay đang chú trọng đến xu hướng cải thiện yếu tố môi trường và bền vững trong sản xuất qua việc tối ưu hóa tiêu thụ nguyên liệu, nguồn năng lượng, thiết kế bao bì bằng những vật liệu có thể tái chế được.

2.1.2. Công ty cổ phần sữa Việt Nam

2.1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Giới thiệu chung Giới thiệu chung

Công ty cổ phần sữa Việt Nam, tên gọi tắt là Vinamilk, tên tiếng Anh và

tên giao dịch Quốc tế là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company. Trụ sở

Thành lập năm 1976, tiền thân của Vinamilk là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm, với hai đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ.

Năm 1992, Xí nghiệp liên hợp sữa cà phê và bánh kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam.

Năm 2003, Cơng ty chính thức chuyển đổi thành Cơng ty cổ phần vào tháng 11 và đổi tên thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).

Năm 2006, Vinamilk chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2010 đến năm 2012, Vinamilk tiến hành đầu tư ra nước ngoài bằng việc xây dựng nhà máy chế biến sữa tại New Zealand.

Cuối 2013, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp giấy phép chứng nhận cho Vinamilk mua cổ phần chi phối 70% tại Driftwood Dairy Holding Corporation tại bang California, Mỹ.

Năm 2014, Vinamilk đầu tư xây dựng trang trại bò sữa Như Thanh tại Thanh Hóa, trang trại bị sữa Nghệ An - đây là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á và là 1 trong 3 trang trại tại châu Á được chứng nhận đạt chuẩn Global G.A.P.

Năm 2015, Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Thống Nhất - Thanh Hóa. Năm 2016, sau 40 năm thành lập, Vinamilk đã để lại dấu ấn trong ngành sữa Việt Nam khi trở thành công ty tiên phong sản xuất sản phẩm Sữa tươi Organic cao cấp theo tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Đồng thời, nâng sở hữu tại Driftwood lên 100% và chính thức giới thiệu sang thị trường Mỹ hai sản phẩm sữa đặc và creamer đặc mang thương hiệu Driftwood; đầu tư và khánh thành nhà máy sữa Angkormilk – nhà náy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia tính đến thời điểm hiện tại; chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại thị trường Myanmar, Thái Lan và mở rộng kinh doanh ở khu vực ASEAN.

Hiện nay, Vinamilk đang dần lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam.

Danh mục sản phẩm của Vianmilk

Hiện nay, danh mục sản phẩm của Vinamilk khá đa dạng và phong phú, với hơn 250 sản phẩm với các ngành hàng chính gồm:

- Sữa nước, gồm Sữa tươi Organic, Sữa tươi tiệt trùng, Sữa tươi thanh trùng, Sữa tiệt trùng

- Sữa chua, gồm Sữa chua uống tiệt trùng, Sữa chua uống men sống, Sữa chua ăn

- Sữa bột, gồm Sữa cho bà mẹ mang thai và cho con bú, Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

- Bột ăn dặm

- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn

- Sữa đặc, gồm Creamer đặc có đường ngơi sao Phương Nam, Sữa đặc có đường Ơng Thọ

- Nước giải khát, gồm Nước Trái Cây, Nước Nha Đam, Nước Đóng Chai, Nước Chanh Muối, Trà

- Kem ăn, gồm Kem Vinamilk, Kem Twin Cows - Phô mai Vinamilk

- Các loại sữa đậu nành, gồm Sữa đậu nành GoldSoy Giàu Đạm, Sữa đậu nành GoldSoy Canxi-D, Sữa đậu nành Nha Đam, Sữa đậu nành GoldSoy Canxi-D Hương Bắp, Sữa đậu nành Vinamilk

Vinamilk luôn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng, đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi, mọi đối tượng với danh mục các sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì đa dạng và phong phú.

Một số thành tích đã đạt được

- Năm 2013, Vinamilk đứng đầu danh sách 50 công ty tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, đứng thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

- Năm 2014, Vinamilk đoạt giải thưởng công nghiệp Thực Phẩm toàn cầu IUFoST 2014 tại Canada.

- Năm 2015, Vinamilk đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

- Năm 2016, tròn 40 năm thành lập, Vinamilk đạt được những thành tích ấn tượng như: Đứng thứ 4 trong Top 1.000 Thương hiệu hàng đầu châu Á, Top 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top 5 Cơng ty có hoạt động quan hệ nhà đầu tư được bình chọn cao nhất, Top 5 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất, Top 50 Doanh nghiệp sữa có doanh thu lớn nhất thế giới.

2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 đoạn 2012 - 2016

Vinamilk hiện là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với khoảng 50% thị phần. Công ty không ngừng nỗ lực nâng cao thị phần với mạng lưới phân phối bao phủ rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Hiện nay các sản phẩm của Vinamilk được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, trong đó có Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, Châu Phi, Đông Nam Á và đang vươn ra một số thị trường khác.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Vinamilk giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng doanh thu 27.102 31.586 35.187 40.223 46.965

Lợi nhuận trước thuế 6.930 8.010 7.613 9.367 11.238

Lợi nhuận sau thuế 5.819 6.534 6.068 7.770 9.364

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Cơng ty Vinamilk 2012 - 2016

Từ năm 2012 đến năm 2016, mức tăng doanh số bình quân hàng năm của Vinamilk đạt 14,7%. Vinamilk là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao, thường xuyên vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Mức tăng trưởng doanh thu của Vinamilk gấp 2,5 lần mức tăng trưởng trung bình ngành. Doanh thu của Vinamilk liên tục tăng qua các năm, cao nhất là năm 2016 đạt 46.965 tỷ đồng, chạm mốc 2 tỷ

USD (trong đó xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu) do tăng trưởng tốt ở mảng nội địa, trong khi mảng quốc tế có sự sụt giảm. Doanh thu năm 2016 tăng khoảng 16,8% so với năm 2015, hoàn thành 105% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 9.364 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch. Các sản phẩm của Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa, doanh thu tại thị tường này thường chiếm khoảng 80% đến 90% tổng doanh thu.

Tính đến cuối năm 2016, Vinamilk niêm yết hơn 1.451 triệu cổ phiếu, đồng thời là cơng ty có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam với trên 182.303 tỷ đồng. Xét về thị phần, từ năm 2012 đến năm 2016, ngành hàng sữa nước tăng thị phần từ 45,9% lên 54,5%, sữa bột trẻ em tăng từ 21,7% lên 25,1% ở 6 thành phố lớn và đạt 40,6% thị phần trên toàn quốc năm 2016, sữa chua uống tăng từ 24,4% lên 33,9%, sữa đặc đã tăng từ 79,4% lên 79,7% (Báo cáo Phát triển Bền vững - Vinamilk, 2016). Đặc biệt, năm 2016, Vinamilk tiên phong đưa ra thị trường dòng sản phẩm Sữa tươi 100% Organic, đánh dấu cột mốc quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)