CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.5. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty sữa Việt
Nam
1.5.1. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa tại Việt Nam
Theo dự báo của Eurominonitor International, các sản phẩm từ sữa là mặt hàng còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong ngành hàng FMCG với mức tăng 3,2%/năm. Do Việt Nam là quốc gia đông dân với hơn 92 triệu người (năm 2016),
tốc độ tăng dân số 1,03%/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, thể hiện qua tỷ lệ tăng GDP trên 6%. Điều này khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng lớn ở thành thị lẫn nông thôn và sẽ còn tăng trong tương lai. Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, dự báo ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 9%. Đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ sữa dự kiến sẽ tăng khoảng 27-28 lít/người/năm. Tuy nhiên, sữa nội mới chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Riêng đối với sữa bột, lượng nhập khẩu khoảng 60% (Nguyễn Quỳnh, 2017).
Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm hơn 6% dân số, hàng năm có thêm khoảng 1,5 triệu trẻ sơ sinh ra đời, đây cũng sẽ là một thị trường rất lớn đối với ngành sữa. Mặt khác, để có tầm vóc và thể lực khỏe mạnh khi trưởng thành, ngoài việc phải được bú mẹ đầy đủ từ năm đầu tiên, trẻ em Việt Nam rất cần được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác từ sữa. Với thị trường tiềm năng này, các công ty sữa Việt Nam còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong dài hạn.
1.5.2. Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt bởi sự gia nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Mặt khác, từ khi gia nhập WTO và ký kết nhiều FTAs trong những năm gần đây, cam kết của Việt Nam về cắt giảm thuế quan cho sữa ngoại nhập làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, và sữa cũng là một trong những mặt hàng mà nước ngồi địi hỏi chúng ta phải mở cửa thơng thống hơn.
Đặc biệt, cạnh tranh sẽ tăng mạnh trong phân khúc sữa bột khi thuế suất nhập khẩu giảm dần theo các FTAs, do sữa bột nhập khẩu chiếm khoảng 60% thị phần, hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngồi có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước về cơng nghệ, nguồn ngun liệu và chi phí sản xuất thấp. Do đó, sữa bột nội địa sẽ bị cạnh tranh mạnh bởi sữa bột từ các nhà sản xuất ở các nước xuất khẩu sữa bột chủ yếu vào Việt Nam như New Zealand, Mỹ, Úc. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, có thể các FTAs không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp nội địa. Bởi vì ngay cả khi thuế suất giảm về 0%, sữa nước nội địa (chiếm 85% thị phần
bởi các doanh nghiệp trong nước) cũng sẽ ít bị cạnh tranh do các chi phí như vận chuyển, phân phối, bảo quản,... của sữa nước nhập khẩu khá lớn, nên giá bán sẽ không thấp hơn nhiểu so với giá sản phẩm trong nước (Hải Anh, 2016).
1.5.3. Góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế đất nước
Các doanh nghiệp sữa hằng năm góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước thông qua ngân sách thu được từ việc đóng thuế. Riêng doanh nghiệp lớn nhất ngành sữa – Vinamilk đóng góp ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Cụ thể, năm 2016, Vinamilk đóng thuế 4.358 tỷ đồng (Báo cáo Phát triển Bền vững, 2016).
Không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng quý báu tới người tiêu dùng, việc phát triển ngành cơng nghiệp sữa của Vinamilk có tác động tích cực đến việc phát triển một số ngành khác như ngành chăn ni bị sữa, ngành công nghiệp đường, ngành công nghiệp dầu luyện. Những ngành công nghiệp phụ trợ này phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất hàng thực phẩm tiêu dùng khác phát triển.
Ngồi ra, ngành sữa cịn tạo cơng ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động trên cả nước, đặc biệt là bà con nơng dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn.