Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 70 - 71)

D. Phát triển chiến lược bán hàng và marketing quan hệ khách hàng

E. Phát triển chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chiến lược kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

thương mại của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

M. Porter: “Bản chất chính yếu của việc hình thành CL cạnh tranh

là gắn kết công ty vào mơi trường của nó”.

Dệt may nói chung và ngành may nói riêng có lịch sử phát triển lâu đời tại Việt Nam, tuy nhiên nó mới chỉ trở thành một ngành quan trọng hơn thập kỷ nay và sự hòa nhập với thị trường thế giới cũng chậm hơn các nước khác trong khu vực khoảng từ 15 đến 20 năm trở lại đây. May mặc được coi là một trong các ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi sử dụng nhiều lao động, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước (khoảng 15% tổng kim ngạch XK của Việt Nam). Phát triển tốt ngành may đồng nghĩa với việc hội nhập vào khu vực và thế giới một cách hiệu quả hơn bởi chính những đặc điểm “tồn cầu” của nó. Đó là ngành có sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại và nhu cầu liên tục tăng lên cùng với xu thế tăng trưởng kinh tế. Mức sống càng cao địi hỏi phải ăn mặc càng đẹp, đó là tất yếu. Hơn thế nữa, sản phẩm lại gọn, nhẹ, mỗi nước có những sở thích thị hiếu ăn mặc khác nhau, nên có thể thâm nhập và khai thác đặc điểm của mỗi đoạn thị trường, giúp cho các mặt hàng này ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

Mặc dù có những thuận lợi như trên nhưng trên thực tế, ngành may hiện nay ở nước ta nói chung vẫn là ngành hoạt động hiệu quả kinh tế chưa cao, sản xuất & thương mại theo phương thức gia cơng là chính, cơng nghệ cịn lạc hậu, mẫu mã chưa phong phú, phát triển chưa đồng bộ

nhập nhiều nguyên phụ liệu (NPL), quản lý còn chồng chéo, sự liên kết, hợp tác chưa cao... Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2006 trở lại đây, mơi trường KD sản phẩm may đã có những thay đổi, biến động ở cường độ lớn và phạm vi rộng như những tác động do thực hiện cam kết gia nhập WTO, tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, cạnh tranh quốc tế, thắt chặt tín dụng trong nước, lãi suất tăng cao, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Những thay đổi & tác động của các lực lượng môi trường này dẫn đến những thay đổi, biến động trong cầu các thị trường ngành và DN may thế giới và Việt Nam.

Để phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển CLKDTM địi hỏi các DN nói chung và DNNNCP ngành may Việt Nam nói riêng cần phải tập trung nhận dạng, phân tích tác động của những thay đổi có tính CL trong môi trường KD thời gian qua và hiện nay.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 70 - 71)