Nhóm nhân tố môi trường quốc gia.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 71 - 74)

D. Phát triển chiến lược bán hàng và marketing quan hệ khách hàng

E. Phát triển chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam

1.3.1. Nhóm nhân tố môi trường quốc gia.

1.3.1.1. Các chính sách vĩ mơ liên quan đến phát triển ngành may

Với Quyết định 55/2001/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt CL phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may VN từ nay đến năm 2010. Tuy nhiên trong phiên đàm phán cuối cùng với Mỹ về việc gia nhập WTO hồi đầu tháng 5/2006, phía Mỹ đã đưa ra dẫn chứng là QĐ55 và cho rằng Việt Nam hỗ trợ cho phát triển dệt may và yêu cầu bãi bỏ điều này. Để đạt được mục tiêu sớm kết thúc đàm phán gia nhập WTO, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 126/2006/QĐ-TTg về việc chấm dứt hiệu lực Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg và tiếp đó ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg về phê duyệt CL phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020 và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện CL. Qua đó đảm bảo định hướng phát triển trong dài hạn của ngành, trong đó mục tiêu tổng quát là phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về XK tăng trưởng hàng năm từ 15 - 20%, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. (Xem phụ lục 1).

Những điều chỉnh về chính sách trên đây của Chính phủ là phù hợp với yêu cầu đang đặt ra trong bối cảnh mới đối với ngành dệt may Việt Nam và tuy nhiên việc minh bạch hóa chính sách và hủy bỏ các ưu đãi liên quan đến QĐ/55 cũng đặt ra cho các DNNN ngành may nhiều thách thức phải chủ động quản lý sự thay đổi và có giải pháp thích nghi với bối cảnh mới để hướng tới mục tiêu XK 10,5 tỷ USD năm 2010 và 16-18 tỷ năm 2015.

Ngành dệt may Việt Nam phát triển trên diện rộng và thuộc nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên, do đặc điểm mỗi ngành mà cơ cấu sở hữu giữa dệt và may có khác nhau. Ở ngành dệt, vai trị chủ đạo vẫn thuộc về các DNNN (đóng góp khoảng hơn 60% (tổng sản lượng tồn ngành), thứ nhì thuộc về các DN tư nhân (25%) và cuối cùng là các DN có vốn đầu tư nước ngồi (khoảng 15%). Trong khi đó ở ngành may thì các DN tư nhân có vị trí quan trọng hơn, rồi mới đến DNNN và cuối cùng là các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi. Tỷ trọng của mỗi hình thức sở hữu trên trong cơ cấu giá trị sản lượng lần lượt là 49%; 36% và 15% (Tài liệu xúc tiến đầu tư, Vinatex, 2007). Trong tổng số trên 2000 DN dệt may với 76% DN Việt Nam và 24% DN FDI thì các DN may chiếm khoảng 64%. Với quy mô và khả năng chủ động được nguồn NPL các DNNN ngành may có tỷ lệ tăng trưởng sản xuất hàng FOB trung bình khoảng 7-30%, trong khi đó do thiếu vốn và hạn chế về quy mô và năng lực sản xuất các DN tư nhân có tỷ lệ thấp hơn khoảng 2-10% (Số liệu năm 2007, Vinatex). Tuy nhiên xu thế này từ 2008 có nhiều thay đổi trong đó nổi bật là tỷ trọng XK FOB của toàn ngành đã tăng từ 47% năm 2007 lên 56% năm 2008, trong đó các DN tư nhân và FDI ngày càng tăng cường được khả năng sản xuất và XK FOB (Báo cáo DN tiêu biểu ngành dệt may năm 2009).

1.3.1.2. Chính sách đầu tư vốn kinh doanh

So với nhiều ngành khác, vốn đầu tư để đổi mới thiết bị trong ngành dệt may nói chung tăng khá nhanh, đặc biệt là đối với ngành may. Hiện nay, tổng số vốn đầu tư của Vinatex đạt gần 4.000 tỷ đồng (2007). Tuy nhiên so với u cầu thì cịn rất thấp. Trong 10 năm tới, theo tính tốn

của các nhà kinh tế thì đầu tư cho ngành dệt may VN phải ở mức 2 - 4 tỷ USD mới đạt được mục tiêu tăng tốc mà Chính phủ đã đặt ra. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ nếu không có một cơ chế thúc đẩy từ phía các cơ quản quản lý Nhà nước.

Bảng 1.1: Tổng vốn đầu tư 2005 - 2010 (Triệu USD)

Việt Nam Vinatex

Năm 2005 2010 2005 2010

Các dự án mở rộng 1600 1380 300 125

Các dự án mới, nâng cấp 900 700 500 500

Tổng 2500 2080 800 625

Nguồn: Vitas, 2007 Do đặc điểm của ngành may là không cần suất đầu tư lớn để đổi mới công nghệ mà chỉ tập trung đổi mới trang thiết bị, nên ngành này địi hỏi vốn ít hơn so với ngành dệt. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thì đầu tư vào các DN may vẫn cịn thấp, phần lớn có số vốn dưới 5 tỷ đồng. Do vậy, để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may, nhằm không ngừng đổi mới mẫu mã và phát triển những sản phẩm may cao cấp, các DN may rất cần phải đầu tư thêm vốn.

Xét về cơ cấu nguồn vốn đầu tư cũng có sự khác nhau giữa các loại hình DN. Đối với các DNNN, vốn vay ở ngân hàng là chủ yếu (khoảng 60%), còn các DN tư nhân, các hợp tác xã, các cơng ty có vốn nước ngồi thì chủ yếu là dựa vào nguồn vốn tự có, thậm chí có hợp tác xã chưa hề vay nợ. Điều này cho thấy vì những lý do khác nhau mà tín dụng chưa đến tay được người sản xuất. Đây là một trong những vấn đề cần tính đến khi xem xét khả năng mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới trang thiết bị của loại hình DN này trong tương lai.

Trong đầu tư cho ngành may hiện nay có một xu thế đáng lưu ý là có tình trạng đầu tư khơng hợp lý, thiếu đồng bộ, nơi nhiều, nơi ít dẫn đến có địa phương khơng sử dụng hết cơng suất, có nơi lại khơng được đầu tư. Bên cạnh đó, xu hướng chung là các DN chỉ muốn đầu tư máy móc để sản xuất những mặt hàng quen thuộc, tiêu thụ nhanh như áo sơ mi,

jacket, bộ pyjamas,... mà không chịu đầu tư vào những mặt hàng cao cấp hơn như bộ veston. Chính điều này dẫn đến là có DN khơng sử dụng hết bộ hàng mẫu mà bạn hàng giao cho, cịn sản phẩm thì lại đơn điệu. Bên cạnh đó, nhiều DN chỉ lo đầu tư những thiết bị hiện đại đắt tiền mà thiếu một trình độ quản lý và sử dụng nó dẫn đến lãng phí, khơng sử dụng hết công suất.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh và hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngành may Việt Nam: Phần 1 (Trang 71 - 74)